Phương tiện vận chuyển

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE Ở TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 35 - 36)

CHƯƠNG 2- THỰC TRẠNG DU LỊCH MICE TẠI TP .HCM

2.4. Điều kiện để TP.HCM phát triển du lịch MICE

2.4.2. Phương tiện vận chuyển

Với quy mô đô thị lớn, thành phố Hồ Chí Minh sở hữu đa dạng phương tiện vận chuyển phục vụ người dân và du khách:

Chỉ cách 8km tính từ trung tâm thành phố, sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất là cảng hàng không có sản lượng vận chuyển hành khách, hàng hóa cao nhất cả nước, trở thành một nhân tố quan trọng thu hút đầu tư, du lịch và các hoạt động thương mại, văn hoá giữa Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng với thế giới. Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất có vị trí rất thuận tiện cho hoạt động hàng không dân dụng vì nằm trên các trục giao thông hàng không đông đúc Đông – Tây và Nam – Bắc của khu vực, là cửa ngõ giao thương của thành phố Hồ Chí Minh với các nền kinh tế khác trên thế giới, là điểm dừng thuận lợi và lý tưởng trong mạng đường bay từ Châu Âu, Nam Á sang Đông Nam Á, Đông Bắc, Bắc Á và Châu Á – Thái Bình Dương. Là sân bay nhộn nhịp nhất cả nước, Cảng HKQT Tân Sơn Nhất thu hút nhiều sự tham gia hoạt động của hơn 40 hãng hàng không nổi tiếng, uy tín trong và ngoài nước như Vietnam Airlines, Bamboo Airways, Pacific Airlines, Vietravel Airlines, Singapore Airlines, Garuda Indonesia, Eva Air, Air France, Cathay Pacific Airlines,… hay các hãng hàng không giá rẻ như Vietjet Air, Scoot,…

Với sự phát triển của giao thông đường bộ, thành phố Hồ Chí Minh có 2 bến xe liên tỉnh là bến xe Miền Đông và bến xe Miền Tây phục vụ nhu cầu vận chuyển, kết nối với các tỉnh thành khắp cả nước cùng hệ thông xe khách hiện đại, đa dạng nhiều thương hiệu vận chuyển, ngoài ra còn có vài bến xe phụ trợ khác như bến xe An Sương, bến xe Ngã tư Ga. Ngoài ra thành phố cũng đã khánh thành giai đoạn 1 bến xe Miền Đông mới, tương lai sẽ trở thành bến xe lớn nhất cả nước. Hệ thống taxi ở TP.HCM tương đối lớn, nổi tiếng với các hãng như Vinasun, Mai Linh,… ngoài ra taxi công nghệ và xe ôm công nghệ cũng cực kỳ phát triển và được sử dụng rất nhiều, tiêu biểu như Grab, Gojek,… TP.HCM vẫn đang phát triển hệ thống phương tiện công cộng hiện đại, tiện nghi phục vụ cho người dân và du khách: thành phố hiện nay có 127 tuyến xe buýt hoạt động với đội ngũ xe hiện đại, thân thiện với môi trường. Ngoài ra TP.HCM đã và đang xây dựng hệ thống metro nhằm tăng thêm lựa chọn cũng như giảm tải lượng khách cho xe buýt, hiện tuyến metro số 1 đã hoàn thành được 89% khối lượng công việc và được mong chờ sẽ hoàn thành vào năm sau.

Ga Sài Gòn tại TP.HCM là điểm cuối của tuyến đường sắt Bắc Nam, có thể di chuyển đến các tỉnh miền Trung và miền Bắc, đi qua 21 tỉnh thành và kéo dài đến tận thủ đô Hà Nội. Những năm gần đây chất lượng toa tàu đã được ngành đường sắt Việt Nam nâng cao chất lượng phục vụ, toa tàu được thiết kế lại với không gian ngồi thoải mái, nội thất ngoại nhấp chất lượng cao, buồng vệ sinh hiện đại, các thiết bị tiện nghi được trang bị như ổ sạc điện thoại, đèn đọc sách, hệ thống tv hiện đại… giúp tăng thêm trải nghiệm cho người dân và du khách.

TP.HCM có các bến tàu phục vụ du lịch ngay trung tâm thành phố như:

_ Bến Bạch Đằng chuyên phục vụ các tuyến du lịch đường sông, tàu nhà hàng, tuyến buýt đường sông Saigon Water Bus mới lạ, người đi được vi vu ngắm nhìn toàn cảnh thành phố từ giữa lòng sông Sài Gòn.

_Bến tàu cảng Sài Gòn chuyên phục vụ cho các tàu nhà hàng cao cấp, nổi tiếng như tàu Princess, Indochina Queen.

Tuy nhiên, vận tải hành khách đường thủy vẫn ở TP.HCM vẫn còn nhiều hạn chế khi các cảng biển ở TP.HCM bận rộn với mảng kinh doanh chính là đón tàu hàng nên không còn chỗ cho tàu du lịch, làm cho thành phố bỏ lỡ cơ hội tiếp đón các đoàn tàu lớn, nổi tiếng trên thế giới.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE Ở TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)