Giải pháp xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch MICE:

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE Ở TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 59 - 61)

CHƯƠNG 2- THỰC TRẠNG DU LỊCH MICE TẠI TP .HCM

4.3. Về đầu tư

4.3.1. Giải pháp xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch MICE:

Xây dựng, hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật được ví như việc “mở đường” để đón làn sóng đầu tư vào du lịch. Đồng thời, góp phần kết nối các khu, điểm, tour, tuyến du lịch nội và ngoại tỉnh một cách hiệu quả.

Đối với nhiệm vụ xây dựng hạ tầng kỹ thuật du lịch, giải pháp khả thi nhất vẫn là ưu tiên nguồn lực đầu tư, nâng cấp, mở rộng các tuyến đường giao thông quan trọng, có tính chiến lược. Qua đó, nâng cao khả năng kết nối đến các khu du lịch trọng

điểm và hoàn thành các công trình hạ tầng thiết yếu tại các khu, điểm du lịch. Đồng thời, chú trọng phát triển giao thông hàng không, hệ thống cảng biển và đường sông phục vụ phát triển du lịch. Rõ ràng là, du lịch sẽ rất khó hoàn thành các mục tiêu đề ra, nếu chỉ trông chờ vào vốn ngân sách. Để gỡ nút thắt vốn, cần có các giải pháp, cơ chế để thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Đặc biệt là chính sách khuyến khích các nhà đầu tư chiến lược đầu tư xây dựng các khu dịch vụ du lịch phức hợp, các dự án du lịch quy mô lớn và các trung tâm giải trí chất lượng cao tại các khu du lịch trọng điểm.

Mạng lưới và phương tiện giao thông, thông tin liên lạc là một bộ phận quan trọng. Đảm bảo mạng lưới đường không, đường bộ, đường biển, đường sông tiếp cận thuận lợi đến mọi địa bàn có tiềm năng du lịch

Nâng cấp cải tạo bến tàu, bến xe, cầu cảng, đảm bảo yêu cầu chất lượng phục vụ khách du lịch tạo môi trường giao thông công cộng hiện đại, thuận tiện khi tham gia giao thông du lịch.

Đảm bảo hệ thống viễn thông, thông tin liên lạc đạt tiêu chuẩn quốc tế tới các khu, điểm du lịch.

Áp dụng kỹ thuật hiện đại - hiện đại hoá, tin học hoá vào kinh doanh và phục vụ du lịch, đẩy mạnh việc tham gia hệ thống đặt buồng và thanh toán quốc tế của các cơ sở lưu trú...

Đầu tư xây dựng 1 số trung tâm du lịch dịch vụ chất lượng cao, đảm bảo khả năng cạnh tranh quốc tế tại 1 số đô thị chính.

Quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức đô khai thác tiềm năng du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu của khách du lịch sự kết hợp hài hoà giữa tài nguyên du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch giúp du lịch có hiệu quả.

Hệ thống sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất trở nên quá tải, trong khi hệ thống cầu tàu, bến đỗ đường thủy chưa đầu tư đồng bộ đang tạo rào cản cho sự phát triển của loại hình du lịch tiềm năng này. Thành phố vẫn thiếu các khu du lịch, công viên đạt được tầm vóc và sức thu hút khách quốc tế. Trong khi đó, các điểm biểu diễn nghệ thuật quy mô lớn, đạt chất lượng để thu hút du khách lưu lại thành phố vẫn còn là câu chuyện

của tương lai… Đối với hạ tầng công nghệ thông tin, hiện thành phố vẫn chưa có hệ sinh thái dữ liệu mở do đó thiếu cơ sở dữ liệu dùng chung của ngành du lịch thành phố, chưa liên kết, tích hợp được dữ liệu giữa các ngành với nhau.

Những hạn chế đó đã trở thành điểm nghẽn cần được tháo gỡ để phát triển hạ tầng dịch vụ du lịch của thành phố. Theo đó, việc đầu tư nâng cấp cảng hàng không - sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất phải được đẩy nhanh tiến độ. Thành phố cần tăng tốc trong thực hiện các dự án hạ tầng giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt đô thị để kết nối các điểm du lịch.

Bên cạnh đó, thành phố cũng cần đẩy nhanh việc triển khai xây dựng kho dữ liệu dùng chung để có thể phục vụ cho việc phân tích, đánh giá, dự báo trong phát triển du lịch.

Phát triển cảng hàng không quốc tế tại Long Thành, Đồng Nai. Dự đoán đến năm 2020, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất sẽ quá tải. Do vậy, việc xem xét xây dựng sớm cảng hàng không quốc tế tại Long Thành là cần thiết nhằm đảm bảo phục vụ nhu cầu vận chuyển khách du lịch bằng đường hàng không trong giai đoạn tới.

Xây dựng, hoàn thiện hệ thống giao thông nội thành nhằm giảm tình trạng ùn, tắc giao thông.

Cải tạo nâng cấp bến Bạch Đằng.

Xây dựng lộ trình trong việc chuyển một phần Cảng Sài Gòn thành cảng du lịch tàu biển.

Khuyến khích các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng bến tàu khách, ca nô tại huyện Cần Giờ.

Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển loại hình xe buýt chất lượng cao từ Chợ Bến Thành đến các điểm du lịch trong thành phố và từ trung tâm thành phố đến cửa khẩu Mộc Bài.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE Ở TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)