Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn thị trấn phong châu, huyện phù ninh, tỉnh phú thọ (Trang 27)

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Hình 4.1: Bản đồ thị trấn Phong Châu

Phong Châu là thị trấn nằm phía nam huyện Phù Ninh - tỉnh Phú Thọ, thuộc vùng Đông Bắc Bộ của Việt Nam. Phong Châu có tổng diện tích là 9,38km2, tổng dân số là 17.000 người (số liệu năm 2013) và mật độ dân số tương ứng là 1.812 người/km2 [11].

Vị trí địa lý của Phong Châu [11]: - Phía bắc giáp xã Phú Nham.

- Phía tây bắc giáp xã Phú Lộc. - Phía đông nam giáp xã Phù Ninh. - Phía nam giáp huyện Lâm Thao.

Phong Châu nằm ở trong khu vực giữa 3 trung tâm kinh tế của tỉnh Phú Thọ (thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và huyện Lâm Thao).

4.1.1.2. Địa hình

Phong Châu nằm trên vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi nên địa hình có sự xen kẽ giữa các đồi gò thấp và các dải ruộng, tuy nhiên địa hình lại không phức tạp [13].

4.1.1.3. Khí hậu

Phong Châu nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm. Một năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa (tháng 04 – tháng 10) và mùa khô (tháng 11 đến tháng 03 năm sau). Mùa mưa do ảnh hưởng của gió mùa Đông Nam làm cho nhiệt độ không khí nóng và mưa nhiều. Mùa khô do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc làm cho nhiệt độ không khí lạnh, thiếu ánh sáng, mưa phùn và ẩm ướt [12].

Nhiệt độ trung bình năm là 230C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 290C (tháng 06), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 150C (tháng 01), biên độ dao động nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 140C, nhiệt độ cao tuyệt đối là 40,20C, nhiệt độ thấp tuyệt đối là 2,90C [12].

Độ ẩm không khí tương đối cao và không ổn định. Độ ẩm trung bình là 83%. Độ ẩm không khí cao nhất là 92%, độ ẩm không khí thấp nhất là 24% [12].

4.1.1.4. Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt: nguồn nước tương đối dồi dào, hàng năm được bổ sung thường xuyên từ lượng mưa.

Nguồn nước ngầm: nguồn nước ngầm trên địa bàn thị trấn có trữ lượng lớn, ít bị ô nhiễm và dễ dàng khai thác.

4.1.1.5. Tài nguyên đất

Tài nguyên đất có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Qua quá trình thu thập số liệu thứ cấp, ta có:

Bảng 4.1: Phân bổ các loại đất giai đoạn 2019-2020,

kế hoạch sử dụng đất năm 2021 trên địa bàn thị trấn Phong Châu

Đơn vị tính: ha STT Chỉ tiêu sử dụng đất Hiện trạng sử dụng đất Kế hoạch sử dụng đất Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Tổng diện tích đất tự nhiên 922,69 922,69 922,69 1 Đất nông nghiệp NNP 598,50 597,04 558,82 1.1 Đất trồng lúa LUA 147,44 149,48 121,10 Tr.đó: đất chuyên trồng lúa nước LUC 116,29 119,00 91,87 1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 108,59 103,60 99,18

1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 239,71 237,41 233,32

1.4 Đất rừng phòng hộ RPH 14,73 14,73 14,73 1.5 Đất rừng đặc dụng RDD - -- - 1.6 Đất rừng sản xuất RSX 74,43 69,30 69,27 1.7 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 10,50 12,00 10,69 1.8 Đất làm muối LMU - -- - 1.9 Đất nông nghiệp khác NKH 3,10 10,52 10,52

2 Đất phi nông nghiệp PNN 322,71 323,87 362,36

2.1 Đất quốc phòng CQP 4,48 6,28 8,51

2.2 Đất an ninh CAN 1,50 1,50 1,50

2.3 Đất khu công nghiệp SKK - - -

2.5 Đất cụm công nghiệp SKN - - - 2.6 Đất thương mại, dịch vụ TMD 1,15 0,88 0,88 2.7 Đất cơ sở sản xuất phi nông

nghiệp SKC 95,82 96,88 96,88 2.8 Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản SKS - - - 2.9 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã DHT 118,93 120,19 126,75 2.10 Đất có di tích lịch sử văn hóa DDT - - - 2.11 Đất danh lam thắng cảnh DDL - - - 2.12 Đất bãi thải, đất xử lý chất thải DRA - - -

2.13 Đất ở tại nông thôn ONT 0,06 - -

2.14 Đất ở tại đô thị ODT 85,62 82,70 112,40

2.15 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 2,28 2,28 2,28 2.16 Đất xây dựng trụ sở của tổ

chức sự nghiệp

DTS 0,96 0,96 0,96

2.17 Đất xây dựng cơ sở ngoại giao

DNG - - -

2.18 Đất cơ sở tôn giáo TON 0,57 0,57 0,57

2.19 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa tang

NTD 5,96 6,26 6,26

dựng, làm đồ gốm

2.21 Đất sinh hoạt cộng đồng DSH 1,88 1,88 1,88 2.22 Đất khu vui chơi, giải trí

công cộng

DKV - - -

2.23 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 0,95 0,94 0,94

2.24 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối

SON - - -

2.25 Đất có mặt nước chuyên dung

MNC 2,55 2,55 2,55

2.26 Đất phi nông nghiệp khác PNK - - -

3 Đất chưa sử dụng CSD 1,48 1,78 1,51 4 Đất khu công nghiệp cao* KCN - - -

5 Đất khu kinh tế* KKT - - -

6 Đất đô thị KDT 922,69 9922,69 922,69

(Nguồn: UBND huyện Phù Ninh) Cơ cấu đất đai năm 2020:

Hình 4.2: Biểu đồ cơ cấu diện tích các nhóm đất trên địa bàn thị trấn Phong Châu năm 2020

64,7% 35,1%

0,2%

Dựa vào hình 4.2, có thể thấy:

- Đất nông nghiệp chiếm tỉ lệ cao nhất: đạt 64,7%.

- Đất phi nông nghiệp chiếm tỉ lệ cao thứ hai: đạt 35,1%. - Đất chưa sử dụng chiếm tỉ lệ thấp nhất: đạt 0,2%.

Dự kiến tốc độ tăng trưởng diện tích các nhóm đất giai đoạn 2019-2021:

Hình 4.3: Biểu đồ dự kiến tốc độ tăng trưởng diện tích các nhóm đất trên địa bàn thị trấn Phong Châu giai đoạn 2019-2021

Dựa vào hình 4.3 “Biểu đồ dự kiến tốc độ tăng trưởng diện tích các nhóm đất trên địa bàn thị trấn Phong Châu giai đoạn 2019-2021”, dự kiến trong giai đoạn 2019-2021:

- Diện tích đất nông nghiệp: giảm 6,6%. - Diện tích đất phi nông nghiệp: tăng 12,3%. - Diện tích đất chưa sử dụng: tăng 2,0%.

Kết luận:

Trên địa bàn thị trấn Phong Châu, dự kiến cơ cấu đất đai có sự dịch chuyển trong giai đoạn 2019-2021: giảm diện tích đất nông nghiệp, tăng diện

Năm 2019 (năm gốc) Năm 2020 Năm 2021

Đất nông nghiệp 100 99.8 93.6

Đất phi nông nghiệp 100 100.4 111.9

Đất chưa sử dụng 100 120.3 84.8 0 20 40 60 80 100 120 140 (%)

tích đất phi nông nghiệp và diện tích đất chưa sử dụng tuy tăng trong giai đoạn 2019-2021 nhưng trong năm 2021 thì lại có xu hướng giảm. Nhưng nhìn chung, diện tích đất nông nghiệp vẫn chiếm tỉ lệ lớn nhất trong cơ cấu đất đai, “vượt xa” diện tích đất phi nông nghiệp và diện tích đất chưa sử dụng.

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 4.1.2.1. Điều kiện kinh tế 4.1.2.1. Điều kiện kinh tế

Trong suốt quá trình 40 năm hình thành và phát triển, thị trấn Phong Châu đã khẳng định vai trò trung tâm kinh tế - xã hội của huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ: năm 2018, thị trấn Phong Châu được UBND tỉnh công nhận là đô thị loại V [14].

Về hệ thống giao thông, thị trấn có 52,50km đường giao thông: tổng chiều dài các tuyến giao thông chính là 14,86km, tổng chiều dài đường giao thông nội thị là 15,51km, tổng đường giao thông xương cá và giao thông khác là 22,13km [13]. Tỷ lệ đường giao thông được cứng hóa đạt 91% [17]. Trên địa bàn thị trấn có 02 trục giao thông đường bộ quan trọng chạy qua là tuyến đường quốc lộ II và đường tỉnh 325B [13].

Về cơ sở hạ tầng, sau 20 năm tái thiết lập, hệ thống kết cấu hạ tầng then chốt từng bước được đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại và hiệu quả [15]. Việc huy động vốn đầu tư hạ tầng nông - lâm nghiệp đã đạt kết quả. Các công trình dự án đã và đang được triển khai thực hiện góp phần nâng cao năng lực phục vụ sản xuất [18].

Về chính sách của nhà nước, hiện nay trên địa bàn thị trấn có rất nhiều chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế các ngành. Trong đó, ngành nông nghiệp đặc biệt nhận được quan tâm, hỗ trợ từ chính quyền địa phương.

Về mạng lưới điện, mạng lưới điện đã được sửa chữa nâng cấp để khắc phục được tình trạng thiếu điện và chất lượng điện kém trên địa bàn [19].

Về hạ tầng thông tin và truyền thông, mạng lưới mạng được nâng cao chất lượng, phát triển với tốc độ nhanh và đã phủ sóng 100% khu dân cư [15].

4.1.3. Đánh giá tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội địa bàn nghiên cứu đối với sự phát triển trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn nghiên cứu đối với sự phát triển trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn

4.1.3.1. Thuận lợi

Phong Châu nằm ở trong khu vực trung tâm kinh tế của tỉnh và có hệ thống giao thông phát triển nên rất thuận tiện cho việc thực hiện các hoạt động sản xuất của trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn.

Phong Châu có tiềm năng đất đai lớn và có địa hình không phức tạp nên đây là một yếu tố thuận lợi cho việc mở rộng quy mô trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn.

Trên địa bàn thị trấn không bị thời tiết cực đoan như hạn hán, lũ lụt làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn.

Mạng lưới điện, nước được cung cấp đầy đủ nên đáp ứng được tiêu chuẩn cơ bản về cơ sở vật chất để phục vụ cho hoạt động sản xuất của trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn.

Hạ tầng thông tin và truyền thông đã được phủ sóng 100% trên địa bàn thị trấn nên đây là phương tiện tiện ích cho chủ trang trại tiếp cận thông tin và nguồn kiến thức về phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi lợn trên Internet.

Phong Châu có nguồn vốn đầu tư hạ tầng cho ngành nông - lâm nghiệp để hỗ trợ cho các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn.

Trên địa bàn thị trấn có nhiều chính sách về đất đai như: chính sách khuyến khích việc dồn đổi, tích tụ ruộng đất; chính sách hỗ trợ công tác cho thuê đất, chuyển nhượng đất; chính sách chuyển đổi mục đích sử dụng đất được ban hành để tạo điều kiện cho các trang trại mở rộng quy mô trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn.

Nhiều lớp tập huấn được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh mở ra để truyền đạt kiến thức chăn nuôi cho các chủ trang trại chăn nuôi lợn.

4.1.3.2. Khó khăn

Khí hậu trên địa bàn thị trấn Phong Châu tuy không cực đoan nhưng lại có hai mùa trong năm rất khắc nghiệt và trái ngược nhau, dễ gây ra nhiều bệnh ở lợn.

Khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại chưa được ứng dụng vào thực tiễn. Còn chậm trễ trong việc thực hiện các chính sách về đất đai và chưa có chính sách hỗ trợ vốn cho các chủ trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn.

4.2. Thực trạng phát triển của các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn thị trấn Phong Châu trấn Phong Châu

Sau khi Nghị quyết 10 của Bộ chính trị (năm 1988) và Luật Đất đai của Quốc hội (năm 1993) được ban hành quy định về việc chính thức giao quyền sử dụng đất sản xuất lâu dài cho hộ nông dân, cùng với nông dân cả nước nông dân thị trấn Phong Châu cũng bắt đầu chạy đua làm giàu từ chăn nuôi lợn. Cơ cấu kinh tế bước đầu đã có sự dịch chuyển ngay trong từng hộ nông dân. Từ đây, nhiều hộ nông dân đã vươn lên thoát khỏi kiểu sản xuất chăn nuôi tự cấp - tự túc và bắt đầu phát triển theo hình thức sản xuất chăn nuôi quy mô trang trại với nhiều cấp độ khác nhau. Năm 2020, thị trấn Phong Châu là một trong 05 xã/thị trấn thuộc vùng tập trung chăn nuôi lợn của huyện Phù Ninh với tổng số 05 trang

trại chăn nuôi lợn được thành lập trên địa bàn, tổng số lượng lợn trên địa bàn thị trấn đạt 7.983 con chiếm 10% tổng số lợn trên địa bàn huyện Phù Ninh [2]. Dưới đây là thông tin của 05 trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn thị trấn Phong Châu năm 2020:

Bảng 4.2: Thông tin trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn thị trấn Phong Châu năm 2020 STT Chủ trang trại Địa chỉ

trang trại Năm thành lập (năm) Quy mô trang trại Diện tích trang trại (ha) Tổng số lượng lợn (con) 1 Trần Xuân Mỹ Khu 1 1994 Lớn 4,00 2.150 2 Đỗ Quốc Dũng

Cơ sở 1 Khu 1 1995 Vừa 1,10 588

3 Cơ sở 2 Khu 2 2013 Vừa 1,30 739

4 Phùng Thị Giang Khu 5 2013 Vừa 1,20 611

5 Triệu Thị Thuỳ Anh Khu 5 2014 Vừa 1,10 595

TỔNG: - - - 8,70 4.683

(Nguồn: tổng hợp số liệu từ điều tra)

4.2.1. Quy mô trang trại

Dựa vào bảng 4.2 “Thông tin trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn thị trấn Phong Châu năm 2020” có thể thấy: hiện nay, trên địa bàn thị trấn có 05 trang trại chăn nuôi lợn với tổng số lợn đạt 4.683 con chiếm 58,7% tổng số đàn lợn trên địa bàn thị trấn Phong Châu; trong 05 trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn có 01 trang trại quy mô lớn và 04 quy mô vừa; số trang trại chăn nuôi quy mô lớn chỉ chiếm 20% và có số lượng lợn chiếm 45,9% tổng số lượng lợn được chăn

nuôi theo hình thức trang trại; số trang trại chăn nuôi quy mô vừa chiếm 80% và có số lượng lợn chiếm 54,1% tổng số lượng lợn được chăn nuôi theo hình thức trang trại. Có thể thấy, hình thức trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn có hiệu quả hơn so với hình thức trang trại chăn nuôi lợn quy mô vừa. Tuy nhiên, số lượng trang trại quy mô vừa lại chiếm đến 80% tổng số các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn thị trấn và theo số liệu bảng 4.3 “Quy mô và diện tích các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn thị trấn Phong Châu giai đoạn 2018-2020” thì trong vòng 03 năm qua quy mô của các trang trại đều không được mở rộng là do các trang trại gặp khó khăn trong việc mở rộng diện tích đất (trung bình một trang trại chỉ tăng 0,07ha/năm). Việc mở rộng diện tích gặp khó khăn là do tiến độ thực hiện chính sách dồn đổi, tích tụ đất trên địa bàn còn chậm trễ.

Bảng 4.3: Quy mô và diện tích các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn thị trấn Phong Châu giai đoạn 2018-2020

(Đơn vị tính: ha)

STT Chủ trang trại Quy mô trang trại Diện tích trang trại Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 1 Trần Xuân Mỹ Lớn Lớn Lớn 3,50 3,70 4,00

2 Đỗ Quốc Dũng Cơ sở 1 Vừa Vừa Vừa 0,95 1,05 1,10

3 Cơ sở 2 Vừa Vừa Vừa 1,10 1,25 1,30

4 Phùng Thị Giang Vừa Vừa Vừa 1,05 1,15 1,20 5 Triệu Thị Thuỳ Anh Vừa Vừa Vừa 1,00 1,05 1,10

TỔNG: - - - 7,60 8,20 8,70

(Nguồn: tổng hợp số liệu từ điều tra)

Nhìn chung, cơ sở vật chất của các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn đều đạt tiêu chuẩn cơ bản, vừa đủ đáp ứng hoạt động sản xuất: chuồng kín đạt tiêu chuẩn, có nguồn điện và nguồn nước đủ để phục vụ sản xuất, có hầm biogas xử lý chất thải chăn nuôi. Ngoài ra, trên địa bàn có 03 trang trại chăn nuôi lợn có cơ sở vật chất tốt hơn mặt bằng chung là trang trại của ông Trần Xuân Mỹ và trang trại của ông Đỗ Quốc Dũng cơ sở 1 và cơ sở 2. 03 trang trại này được trang bị thêm hệ thống máng nước tự động và riêng 02 trang trại của ông Dũng có thêm hệ thống quạt công nghiệp kết hợp tấm làm mát (dùng cho mùa hè) và hệ thống đèn sưởi hồng ngoại, quạt hút công nghiệp (dùng cho mùa đông).

Mặc dù cơ sở vật chất đủ đáp ứng hoạt động sản xuất hiện tại nhưng trong thời đại khoa học công nghệ phát triển nhanh như “vũ bão” thì cơ sở vật chất của

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn thị trấn phong châu, huyện phù ninh, tỉnh phú thọ (Trang 27)