Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn thị trấn phong châu, huyện phù ninh, tỉnh phú thọ (Trang 33)

PHẦN 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

4.1.2.1. Điều kiện kinh tế

Trong suốt quá trình 40 năm hình thành và phát triển, thị trấn Phong Châu đã khẳng định vai trò trung tâm kinh tế - xã hội của huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ: năm 2018, thị trấn Phong Châu được UBND tỉnh công nhận là đô thị loại V [14].

Về hệ thống giao thông, thị trấn có 52,50km đường giao thông: tổng chiều dài các tuyến giao thông chính là 14,86km, tổng chiều dài đường giao thông nội thị là 15,51km, tổng đường giao thông xương cá và giao thông khác là 22,13km [13]. Tỷ lệ đường giao thông được cứng hóa đạt 91% [17]. Trên địa bàn thị trấn có 02 trục giao thông đường bộ quan trọng chạy qua là tuyến đường quốc lộ II và đường tỉnh 325B [13].

Về cơ sở hạ tầng, sau 20 năm tái thiết lập, hệ thống kết cấu hạ tầng then chốt từng bước được đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại và hiệu quả [15]. Việc huy động vốn đầu tư hạ tầng nông - lâm nghiệp đã đạt kết quả. Các công trình dự án đã và đang được triển khai thực hiện góp phần nâng cao năng lực phục vụ sản xuất [18].

Về chính sách của nhà nước, hiện nay trên địa bàn thị trấn có rất nhiều chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế các ngành. Trong đó, ngành nông nghiệp đặc biệt nhận được quan tâm, hỗ trợ từ chính quyền địa phương.

Về mạng lưới điện, mạng lưới điện đã được sửa chữa nâng cấp để khắc phục được tình trạng thiếu điện và chất lượng điện kém trên địa bàn [19].

Về hạ tầng thông tin và truyền thông, mạng lưới mạng được nâng cao chất lượng, phát triển với tốc độ nhanh và đã phủ sóng 100% khu dân cư [15].

4.1.3. Đánh giá tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội địa bàn nghiên cứu đối với sự phát triển trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn nghiên cứu đối với sự phát triển trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn

4.1.3.1. Thuận lợi

Phong Châu nằm ở trong khu vực trung tâm kinh tế của tỉnh và có hệ thống giao thông phát triển nên rất thuận tiện cho việc thực hiện các hoạt động sản xuất của trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn.

Phong Châu có tiềm năng đất đai lớn và có địa hình không phức tạp nên đây là một yếu tố thuận lợi cho việc mở rộng quy mô trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn.

Trên địa bàn thị trấn không bị thời tiết cực đoan như hạn hán, lũ lụt làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn.

Mạng lưới điện, nước được cung cấp đầy đủ nên đáp ứng được tiêu chuẩn cơ bản về cơ sở vật chất để phục vụ cho hoạt động sản xuất của trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn.

Hạ tầng thông tin và truyền thông đã được phủ sóng 100% trên địa bàn thị trấn nên đây là phương tiện tiện ích cho chủ trang trại tiếp cận thông tin và nguồn kiến thức về phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi lợn trên Internet.

Phong Châu có nguồn vốn đầu tư hạ tầng cho ngành nông - lâm nghiệp để hỗ trợ cho các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn.

Trên địa bàn thị trấn có nhiều chính sách về đất đai như: chính sách khuyến khích việc dồn đổi, tích tụ ruộng đất; chính sách hỗ trợ công tác cho thuê đất, chuyển nhượng đất; chính sách chuyển đổi mục đích sử dụng đất được ban hành để tạo điều kiện cho các trang trại mở rộng quy mô trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn.

Nhiều lớp tập huấn được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh mở ra để truyền đạt kiến thức chăn nuôi cho các chủ trang trại chăn nuôi lợn.

4.1.3.2. Khó khăn

Khí hậu trên địa bàn thị trấn Phong Châu tuy không cực đoan nhưng lại có hai mùa trong năm rất khắc nghiệt và trái ngược nhau, dễ gây ra nhiều bệnh ở lợn.

Khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại chưa được ứng dụng vào thực tiễn. Còn chậm trễ trong việc thực hiện các chính sách về đất đai và chưa có chính sách hỗ trợ vốn cho các chủ trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn.

4.2. Thực trạng phát triển của các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn thị trấn Phong Châu trấn Phong Châu

Sau khi Nghị quyết 10 của Bộ chính trị (năm 1988) và Luật Đất đai của Quốc hội (năm 1993) được ban hành quy định về việc chính thức giao quyền sử dụng đất sản xuất lâu dài cho hộ nông dân, cùng với nông dân cả nước nông dân thị trấn Phong Châu cũng bắt đầu chạy đua làm giàu từ chăn nuôi lợn. Cơ cấu kinh tế bước đầu đã có sự dịch chuyển ngay trong từng hộ nông dân. Từ đây, nhiều hộ nông dân đã vươn lên thoát khỏi kiểu sản xuất chăn nuôi tự cấp - tự túc và bắt đầu phát triển theo hình thức sản xuất chăn nuôi quy mô trang trại với nhiều cấp độ khác nhau. Năm 2020, thị trấn Phong Châu là một trong 05 xã/thị trấn thuộc vùng tập trung chăn nuôi lợn của huyện Phù Ninh với tổng số 05 trang

trại chăn nuôi lợn được thành lập trên địa bàn, tổng số lượng lợn trên địa bàn thị trấn đạt 7.983 con chiếm 10% tổng số lợn trên địa bàn huyện Phù Ninh [2]. Dưới đây là thông tin của 05 trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn thị trấn Phong Châu năm 2020:

Bảng 4.2: Thông tin trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn thị trấn Phong Châu năm 2020 STT Chủ trang trại Địa chỉ

trang trại Năm thành lập (năm) Quy mô trang trại Diện tích trang trại (ha) Tổng số lượng lợn (con) 1 Trần Xuân Mỹ Khu 1 1994 Lớn 4,00 2.150 2 Đỗ Quốc Dũng

Cơ sở 1 Khu 1 1995 Vừa 1,10 588

3 Cơ sở 2 Khu 2 2013 Vừa 1,30 739

4 Phùng Thị Giang Khu 5 2013 Vừa 1,20 611

5 Triệu Thị Thuỳ Anh Khu 5 2014 Vừa 1,10 595

TỔNG: - - - 8,70 4.683

(Nguồn: tổng hợp số liệu từ điều tra)

4.2.1. Quy mô trang trại

Dựa vào bảng 4.2 “Thông tin trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn thị trấn Phong Châu năm 2020” có thể thấy: hiện nay, trên địa bàn thị trấn có 05 trang trại chăn nuôi lợn với tổng số lợn đạt 4.683 con chiếm 58,7% tổng số đàn lợn trên địa bàn thị trấn Phong Châu; trong 05 trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn có 01 trang trại quy mô lớn và 04 quy mô vừa; số trang trại chăn nuôi quy mô lớn chỉ chiếm 20% và có số lượng lợn chiếm 45,9% tổng số lượng lợn được chăn

nuôi theo hình thức trang trại; số trang trại chăn nuôi quy mô vừa chiếm 80% và có số lượng lợn chiếm 54,1% tổng số lượng lợn được chăn nuôi theo hình thức trang trại. Có thể thấy, hình thức trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn có hiệu quả hơn so với hình thức trang trại chăn nuôi lợn quy mô vừa. Tuy nhiên, số lượng trang trại quy mô vừa lại chiếm đến 80% tổng số các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn thị trấn và theo số liệu bảng 4.3 “Quy mô và diện tích các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn thị trấn Phong Châu giai đoạn 2018-2020” thì trong vòng 03 năm qua quy mô của các trang trại đều không được mở rộng là do các trang trại gặp khó khăn trong việc mở rộng diện tích đất (trung bình một trang trại chỉ tăng 0,07ha/năm). Việc mở rộng diện tích gặp khó khăn là do tiến độ thực hiện chính sách dồn đổi, tích tụ đất trên địa bàn còn chậm trễ.

Bảng 4.3: Quy mô và diện tích các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn thị trấn Phong Châu giai đoạn 2018-2020

(Đơn vị tính: ha)

STT Chủ trang trại Quy mô trang trại Diện tích trang trại Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 1 Trần Xuân Mỹ Lớn Lớn Lớn 3,50 3,70 4,00

2 Đỗ Quốc Dũng Cơ sở 1 Vừa Vừa Vừa 0,95 1,05 1,10

3 Cơ sở 2 Vừa Vừa Vừa 1,10 1,25 1,30

4 Phùng Thị Giang Vừa Vừa Vừa 1,05 1,15 1,20 5 Triệu Thị Thuỳ Anh Vừa Vừa Vừa 1,00 1,05 1,10

TỔNG: - - - 7,60 8,20 8,70

(Nguồn: tổng hợp số liệu từ điều tra)

Nhìn chung, cơ sở vật chất của các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn đều đạt tiêu chuẩn cơ bản, vừa đủ đáp ứng hoạt động sản xuất: chuồng kín đạt tiêu chuẩn, có nguồn điện và nguồn nước đủ để phục vụ sản xuất, có hầm biogas xử lý chất thải chăn nuôi. Ngoài ra, trên địa bàn có 03 trang trại chăn nuôi lợn có cơ sở vật chất tốt hơn mặt bằng chung là trang trại của ông Trần Xuân Mỹ và trang trại của ông Đỗ Quốc Dũng cơ sở 1 và cơ sở 2. 03 trang trại này được trang bị thêm hệ thống máng nước tự động và riêng 02 trang trại của ông Dũng có thêm hệ thống quạt công nghiệp kết hợp tấm làm mát (dùng cho mùa hè) và hệ thống đèn sưởi hồng ngoại, quạt hút công nghiệp (dùng cho mùa đông).

Mặc dù cơ sở vật chất đủ đáp ứng hoạt động sản xuất hiện tại nhưng trong thời đại khoa học công nghệ phát triển nhanh như “vũ bão” thì cơ sở vật chất của các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn thị trấn vẫn bị lạc hậu so với thời đại.

4.2.3. Giống lợn

Hiện nay, trên địa bàn thị trấn có 03 trang trại chăn nuôi lợn chuyên cung cấp thịt và 02 trang trại chăn nuôi lợn chuyên cung cấp lợn giống cho thị trường chăn nuôi trong và ngoài tỉnh.

Trang trại chăn nuôi lợn chuyên cung cấp lợn giống trên địa bàn thị trấn là 02 trang trại của ông Đỗ Quốc Dũng. Hai trang trại của ông Dũng cung cấp các loại giống lợn hậu bị (lợn con nuôi để làm giống) và các loại giống lợn thương phẩm (lợn con nuôi để lấy thịt) có nguồn giống từ các giống lợn ngoại thuần chủng (giống lợn Yorkshire, giống lợn Landrace, giống lợn Duroc, giống Pietrain) và giống lợn nội địa thuần chủng (giống lợn Móng Cái) cho ra các con giống ngoại địa, nội địa thuần chủng và con giống lai thế hệ F1, F2, F3, F4 có đặc tính đáp ứng nhu cầu thị trường.

Trang trại chăn nuôi lợn chuyên cung cấp thịt trên địa bàn đều sử dụng các giống lợn cao sản (giống lợn có sản lượng cao) vào trong chăn nuôi: giống lợn 3 dòng máu và giống lợn 4 dòng máu. Việc sử dụng giống lợn cao sản vào trong chăn nuôi đã giúp các trang trại có được sản lượng và chất lượng thịt lợn hơi cao hơn khi sử dụng giống lợn nội địa thuần chủng. Về sản lượng, trọng lượng lợn hơi xuất chuồng trung bình của giống lợn cao sản cao hơn khoảng 36% và thời gian xuất chuồng nhanh gấp 1,8 lần so với giống lợn nội địa thuần chủng. Về chất lượng, giống lợn cao sản có tỷ lệ nạc cao hơn khoảng 1,8 lần so với giống lợn nội địa thuần chủng. Dưới đây là bảng số liệu đặc điểm chăn nuôi của giống cao sản và giống lợn nội địa thuần chủng (lựa chọn giống lợn Móng Cái đại diện cho giống lợn nội địa thuần chủng là do giống lợn Móng Cái là giống lợn nội địa thuần chủng được nuôi nhiều nhất ở miền Bắc):

Bảng 4.4: Đặc điểm chăn nuôi của giống lợn thuần chủng và giống lợn cao sản Chỉ tiêu Đơn vị Tính Lợn nội địa thuần chủng Lợn cao sản Lợn Móng Cái Lợn 3 dòng máu Lợn 4 dòng máu Trọng lượng lợn hơi xuất chuồng trung bình Kg/con 60 100 85-90

Thời gian xuất chuồng

Tỷ lệ nạc % 34-36 ≥65 60-65 Sức đề kháng Sức đề kháng cao, chống chịu bệnh tốt Sức đề kháng kém, dễ bị stress Sức chống chịu bệnh tốt Nguồn gốc giống

Nội địa thuần chủng Lai từ dòng Landrace, Yorkshine và Duroc Lai từ dòng Landrace, Yorkshine, Duroc và Pietrain

(Nguồn: tổng hợp từ điều tra)

Không kể đến 02 trang trại chăn nuôi lợn chuyên cung cấp lợn giống của ông Dũng thì cả 03 trang trại chăn nuôi lợn chuyên cung cấp thịt còn lại trên địa bàn thị trấn đều chăn nuôi theo quy trình khép kín, tái đàn bằng việc sử dụng nguồn giống vật nuôi có sẵn trong trang trại. Việc này gây khó khăn trong việc cải tạo giống lợn nên đã làm hạn chế sự gia tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm chăn nuôi của trang trại.

4.2.4. Phòng chống dịch bệnh

Năm 2019, dịch tả lợn châu Phi (ASF) bùng phát trên toàn quốc, dịch lợn tai xanh (PRRS) bùng phát ở một số tỉnh. Tỉnh Phú Thọ cũng bị ảnh hưởng bởi dịch ASF. Nhờ những biện pháp linh hoạt, quyết liệt của chính quyền các cấp tỉnh Phú Thọ, ngành chăn nuôi của tỉnh chỉ bị ảnh hưởng một phần nhỏ (số lượng lợn bị tiêu hủy chỉ là 6,7% ít hơn con số 21% số lượng lợn bình quân bị hủy trên toàn quốc) [16].

Hiện nay, loại dịch bệnh nguy hiểm đối với lợn ASF cơ bản đã được khống chế trên toàn tỉnh. Còn trên địa bàn thị trấn Phong Châu, các trang trại chăn nuôi lợn không bị ảnh hưởng bởi dịch ASF cũng như các loại bệnh dịch khác vì cả 05 trang trại đều chăn nuôi theo quy trình khép kín và có quy trình kiểm soát nguồn ra – vào nghiêm ngặt nên đã tránh được các nguồn lây dịch bệnh từ bên ngoài.

Tuy nhiên, việc chăn nuôi theo quy trình khép kín cũng là “con dao hai lưỡi” bởi trong môi trường này dịch bệnh sẽ lây lan rất nhanh với số lượng lớn nên công tác phòng chống dịch bệnh phải luôn được chú trọng và đưa lên hàng đầu.

4.2.5. Môi trường chăn nuôi

Hiện nay, các trang trại chăn nuôi lợn đều có các biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi để bảo vệ môi trường. Sử dụng hầm biogas để xử lý chất thải chăn nuôi là phương pháp phổ biến nhất hiện nay (trên địa bàn tỉnh có 98% trang trại chăn nuôi lợn sử dụng hầm biogas; trên địa bàn thị trấn Phong Châu 100% trang trại sử dụng hầm biogas).

Cơ chế hoạt động của hầm biogas như sau: chất thải chăn nuôi sẽ được dẫn trực tiếp vào hầm ủ; sau khi vào hầm ủ, chất thải chăn nuôi được ủ ấm và bị phân hủy dưới quá trình hoạt động của vi sinh vật trong hầm ủ (quá trình này tạo ra hỗn hợp khí Metan (60%), Cacbon dioxit (30%), khí khác (10%) – hay còn được gọi chung là khí biogas); sau quá trình phân hủy, hầm ủ sẽ đẩy nước thải và chất thải chăn nuôi đã qua xử lý trong hầm ra ngoài môi trường.

Ưu điểm của phương pháp sử dụng hầm biogas để xử lý chất thải chăn nuôi:

- Hạn chế được mùi hôi của chất thải.

- Giảm thiểu hiệu ứng nhà kính: tạo được nguồn khí đốt tự nhiên cung cấp chất đốt và điện năng thay thế cho nguồn chất đốt truyền thống và nguồn điện truyền thống.

- Tạo ra được lượng khí đốt lớn (khí Metan chiếm 60%): 1kg phân lợn tạo ra 35-45 lít khí đốt.

Nhược điểm của phương pháp sử dụng hầm biogas để xử lý chất thải chăn nuôi:

- Cần sử dụng một diện tích đất lớn để xây hầm ủ: 90m3/100 con (thông số của loại bể biogas HDPE được sử dụng phổ biến trong các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn thị trấn).

- Chi phí xây dựng cao: khoảng 500.000 đồng/m3 (thông số của loại bể biogas HDPE được sử dụng phổ biến trong các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn thị trấn).

- Không xử lý hết được mùi hôi: hầm biogas thường có mùi hôi (mùi trứng thối) của khí H2S – 1 loại khí sinh ra trong quá trình phân hủy chất thải chăn nuôi.

- Sử dụng hầm biogas sẽ phải tiêu tốn một lượng nước rất lớn để dẫn chất thải chăn nuôi từ chuồng vào hầm ủ.

- Không xử lý chất thải chăn nuôi triệt để: hầm biogas vẫn thải nước thải và chất cặn bã ra ngoài môi trường.

- Không thật sự an toàn: hầm biogas chứa lượng khí đốt lớn nên tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao nếu hệ thống biogas không được xây dựng đạt tiêu chuẩn.

Có thể thấy rằng, phương pháp xử lý chất thải chăn nuôi mà các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn thị trấn sử dụng là hầm biogas chưa giải quyết triệt để chất

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn thị trấn phong châu, huyện phù ninh, tỉnh phú thọ (Trang 33)