Lý thuyết đại diện đƣợc phát triển bởi Jensen và Meckling trong một công bố năm 1976. Lý thuyết này đề cập đến mâu thuẫn lợi ích giữa cổ đông, nhà quản lý và các chủ nợ. Giữa họ có sự khác nhau về lợi ích và cách tiếp cận nợ nên có thể xuất hiện các mâu thuẫn làm tăng chi phí đại diện.
VL = VU + TCD – Các chi phí phát sinh liên quan Trong đó
VL = Giá trị của công ty khi có vay nợ
VU = Giá trị công ty trong trƣờng hợp không vay nợ hay đƣợc tài trợ bằng 100% vốn chủ sở hữu
TC = Thuế suất
D = Giá trị của nợ hay trái phiếu của công ty phát hành
Các chi phí phát sinh liên quan gồm chi phí khốn khó tài chính và chi phí đại diện.
Có thể làm giảm chi phí đại diện nếu thực hiện tốt việc quản trị công ty. Ví dụ nhƣ để làm giảm mâu thuẫn giữa nhà quản lý và cổ đông, có thể sử dụng những hợp đồng giữa các cổ đông và nhà quản lý theo hƣớng khuyến khích nhà quản lý tối đa hóa giá trị thị trƣờng của công ty và tối đa hóa lợi nhuận công ty. Phần lớn các kế hoạch khen thƣởng này dựa trên các con số kế toán, do đó nhà quản lý sẽ tìm cách tác động vào báo cáo tài chính thông qua vận dụng chính sách kế toán để đạt đƣợc mục đích đƣợc hƣởng lợi cá nhân của mình. Còn đối với xung đột giữa cổ đông và chủ nợ, có thể đƣa vào hợp đồng các điều khoản hạn chế nhƣ: kiểm soát việc chia cổ tức, kiểm soát hoạt động đầu tƣ, yêu cầu thông tin để giám sát tình hình hoạt động DN. Việc sử dụng các điều khoản hạn chế nói trên phải dựa trên số liệu
kế toán của DN.