Dựa vào kết quả thực nghiệm của nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng đến CTV của các DN ngành thép tại VN trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2018, tác giả đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của việc sử dụng đòn bẩy tài chính. Các khuyến nghị này nhằm tăng CTV để tối đa hóa lợi ích của lá chắn thuế nhƣng vẫn đảm bảo rủi ro trả nợ của DN bằng cách điều chỉnh các nhân tố có
ảnh hƣởng đến CTV của DN theo kết quả nghiên cứu trên. Cụ thể, nhân tố quy mô DN và tốc độ tăng trƣởng có tác động cùng chiều đến CTV của doanh nghiêp, do đó tác giả sẽ đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả của việc sử dụng đòn bẩy tài chính liên quan đến việc tăng quy mô DN và tốc độ tăng trƣởng của DN. Còn đối với yếu tố độ tuổi của DN, do đây là biến cố định không thay đổi đƣợc nên trong phần này tác giả sẽ không đề xuất các khuyến nghị liên quan đến yếu tố độ tuổi của DN.
Trong nghiên cứu này, yếu tố quy mô DN đƣợc đo lƣờng bằng quy mô của tổng tài sản DN. Tƣơng tự, yếu tố tốc độ tăng trƣởng của DN cũng đƣợc đo lƣờng bằng tỷ lệ tăng trƣởng của tổng tài sản DN. Do cả hai nhân tố trên đều đƣợc ƣớc lƣơng dựa trên giá trị của tổng tài sản nên để tăng mô DN và tốc độ tăng trƣởng của DN, từ đó nâng cao hiệu quả của việc sử dụng đòn bẩy tài chính thì tác giả sẽ đề xuất một số giải pháp làm tăng tổng tài sản của DN.
Trên thực tế, có rất nhiều biện pháp làm tăng tổng tài sản của DN nhƣ sử dụng các thủ thuật kế toán hoặc làm tăng lợi nhuận DN, nhƣ vậy lƣợng tiền và các khoản phải thu của DN tăng nên sẽ làm tăng tổng tài sản của DN. Mục tiêu của chƣơng này nhằm đƣa ra các khuyến nghị thiết thực cho các DN ngành thép tại VN, nhất là trong giai đoạn ngành này đang gặp khó khăn nhƣ hiện nay nên tác giả sẽ chỉ tập trung vào biện pháp làm tổng tài sản nhờ vào tăng trƣởng lợi nhuận của DN.
Để có thể tiếp tục tăng trƣởng về lợi nhuận và tổng tài sản trong giai đoạn khó khăn nhƣ hiện nay, các DN ngành thép cần phải:
Thứ nhất, các DN cần nghiên cứu kỹ về thị trƣờng trong nƣớc cũng nhƣ các thị trƣờng xuất khẩu để có chính sách xuất khẩu hợp lý trƣớc làn sóng bảo hộ thƣơng mại của các nƣớc trên thế giới.
Ngành thép đang chịu nhiều áp lực do tình hình bảo hộ thƣơng mại đang diễn ra ngày càng nhiều trên thế giới. Chi tiết các biện pháp bảo hộ thƣơng mại của các quốc gia đƣợc tóm tắt qua bảng 5.1.
Bảng 5.1. Các biện pháp bảo hộ thƣơng mại ngành thép của một số quốc gia trên thế giới
Quốc gia Biện pháp Chi tiết
Mỹ Thuế nhập khẩu/hạn ngạch các mặt hàng thép
•Hiệu lực từ 1/6/2018, Mỹ áp dụng mức thuế nhập khẩu 25% cho các sản phẩm thép. Chỉ có 4 quốc gia đƣợc miễn thuế là: Argentina, Úc, Brazil, và Hàn Quốc, nhƣng vẫn phải chịu hạn ngạch nhập khẩu nhất định. •Hàng rào thuế quan và hạn ngạch sẽ có thể dẫn đến
những biện pháp bảo hộ của các quốc gia khác, khiến mức chênh lệch về giá thép của từng quốc gia/khu vực tăng lên. EU Các biện pháp phòng vệ ngành thép
• Để ngăn ngừa lƣợng thép xuất khẩu sang Mỹ chuyển hƣớng sang khu vực EU, EU đã đƣa ra những biện pháp phòng vệ thƣơng mại, dự kiến sẽ áp mức thuế nhập khẩu bổ sung 25% đối với 23 sản phẩm thép nếu lƣợng nhập khẩu các mặt hàng này vào thị trƣờng EU vƣợt hạn ngạch trung bình của 3 năm gần nhất.
• Hạn ngạch đƣợc áp dụng trên cơ sở thứ tự của sản lƣợng nhập khẩu, không áp dụng theo từng quốc gia. Các biện pháp này đƣợc áp dụng ở tất cả các quốc gia, ngoại trừ một số nƣớc đang phát triển có xuất khẩu hạn chế sang EU.
Ấn Độ Thuế tự vệ
• Tháng 11/2015, áp thuế tự vệ tạm thời 10% lên thép tấm cán nóng và tôn.
• Áp thuế nhập khẩu 12,5%.
trong vòng 5 năm.
• Malaysia áp dụng thuế mặt hàng thép cuộn cán nguội, cán nóng.
• Indonesia áp dụng thuế chống bán phá giá mặt hàng: tôn màu, HRC, CRC.
ASEAN
Thuế chống bán phá giá
• Thái lan áp dụng thuế chống bán phá giá mặt hàng: ống thép.
• VN áp dụng thuế tự vệ mặt hàng: phôi thép, thép dài, và tôn màu.
• Tiếp tục điều tra chống bán phá giá các mặt hàng thép khác.
Nguồn: Cập nhật ngành thép tháng 9/2018 – FPTS Bảng 5.1 cho thấy hầu hết các thị trƣờng nhập khẩu lớn nhƣ Mỹ, EU đều khởi xƣớng điều tra, áp dụng thuế bảo hộ thƣơng mại để bảo vệ thị trƣờng trong nƣớc nên gây nhiều khó khăn cho các DN xuất khẩu, điều này sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến xuất khẩu thép không chỉ ở hiện tại mà còn trong tƣơng lai. Trong khi đó, VN lại là nƣớc có tỷ trọng xuất khẩu thép khá cao. Cụ thể, tỷ trọng xuất khẩu thép và các thị trƣờng xuất khẩu chính đƣợc thể hiện qua hình 5.1 sau:
Từ hình 5.1 có thể thấy trong giai đoạn 2015 tới nay, VN xuất khẩu khoảng 20% lƣợng thép sản xuất nội địa. Trong năm 2017, VN sản xuất đƣợc hơn 22 triệu tấn thép, và xuất khẩu đƣợc 4,7 triệu tấn. Nhƣ vậy, thị trƣờng xuất khẩu chiếm 21,4% tổng sản xuất thép của VN, trong đó thị trƣờng chính là các nƣớc trong khối ASEAN - đặc biệt là Campuchia, Malaysia, Indonesia, và Thái Lan – chiếm hơn 50% tổng lƣợng thép xuất khẩu, Mỹ và EU đứng thứ 2 và 3 với 11% và 9% tổng lƣợng thép xuất khẩu. Nhƣ vậy, việc ba thị trƣờng xuất khẩu lớn nhất của VN áp dụng chính sách bảo hộ thƣơng mại rõ ràng có ảnh hƣởng tiêu cực rất lớn đến việc sản xuất và xuất khẩu của các DN ngành thép tại VN. Để giảm bớt khó khăn trong trƣờng hợp này và tiếp tục duy trì tốc độ tăng trƣởng thì các DN ngành thép tại VN nên chú trọng vào thị trƣờng nội địa, nơi mà vẫn có nhiều triển vọng vì nền kinh tế tiếp tục tăng trƣởng và nhiều hoạt động đầu tƣ đƣợc chú ý triển khai đảm bảo nhu cầu tiêu thụ thép. Các DN ngành thép nên hạ tỷ trọng thép xuất khẩu trong tổng sản lƣợng thép sản xuất và DN trƣớc khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trƣờng Hoa Kỳ cần nghiên cứu kỹ quy định về chống bán phá giá và các quy định về phòng vệ thƣơng mại của Hoa Kỳ. Đồng thời phải làm việc với các đơn vị tƣ vấn của Hoa Kỳ để họ tham vấn ý kiến. Cùng với đó, các DN VN cần thông qua hiệp hội ngành thép (VSA), không nên xuất khẩu ồ ạt vào thị trƣờng Hoa Kỳ và bán với giá thành thấp, bởi ngay lập tức các nhà sản xuất Hoa Kỳ sẽ phản ứng và dùng các lobby chính sách để yêu cầu Chính phủ Hoa Kỳ phải bảo vệ ngành sản xuất trong nƣớc. Việc xuất khẩu có tổ chức nhƣ vậy đảm bảo đƣợc Hoa kỳ không thể vin vào cớ hàng hóa xuất khẩu tăng đột biến để áp dụng biện pháp chống bán phá giá hoặc các biện pháp phòng vệ thƣơng mại khác.
Ngoài ra, cần xây dựng đội ngũ chuyên nghiệp về phòng vệ thƣơng mại, có kế hoạch chuẩn hoá, chuẩn bị tốt các số liệu cho các cơ quan điều tra trong và ngoài nƣớc.
Thứ hai, các DN ngành thép cần nghiên cứu và khắc phục các khuyết điểm trong chuỗi giá trị để tạo ra giá trị gia tăng.
Hiện nay, sản xuất trong nƣớc đã đáp ứng đủ nhu cầu thép xây dựng, thép cán nguội, ống thép, tôn mạ kim loại và sơn phủ màu nhƣng VN vẫn đang nhập khẩu rất nhiều thép, chủ yếu là những sản phẩm trong nƣớc chƣa cung ứng đƣợc nhƣ thép cuộn cán nóng (HRC), thép chế tạo… Phần lớn các DN sản xuất thép ở VN hiện nay đều nhập khẩu HRC từ Trung Quốc, ngoại trừ tập đoàn Hòa Phát tự sản xuất HRC đƣợc một phần để sử dụng vào hoạt động sản xuất của DN. Tuy nhiện, chính phủ Trung Quốc đang áp dụng chính sách thuế mới nhằm bảo vệ môi trƣờng đánh vào các DN sản xuất công nghiệp. Cụ thể, các DN phải chịu các mức thuế cho việc gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nƣớc, hoạt động khai thác, chế biến quặng và đặc biệt là sản xuất thép. Các chính sách này khiến cho chi phí sản xuất thép thành phẩm tăng, nguồn cung các thành phẩm nhƣ HRC bị cắt giảm làm cho giá HRC khá cao khi so với các thành phẩm khác. Nhƣ vậy, với mục đích nhằm tăng tổng tài sản của DN, tối ƣu hóa lợi nhuận thì các DN ngành thép khác cần phải tập trung xây dựng nhà máy chế tạo thành phẩm HRC để hạn chế nhập khẩu với mức giá cao từ Trung Quốc, nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định, tránh sự phụ thuộc và biến động về giá thành phẩm từ các nƣớc và tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu.
Nếu các DN làm ống thép có thể tiến tới sản xuất đƣợc HRC, tiềm năng tăng trƣởng sẽ rất rộng mở. Cần khai thác những khâu còn khuyết trong chuỗi giá trị Ngành, đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu tốt và biên lợi nhuận cao nhƣ ống thép, tôn mạ. Song song với đó là tối ƣu hóa quy mô sản xuất với quy trình khép kín, giúp nâng cao hiệu quả, tiết giảm tối đa chi phí sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh về giá, kể cả so với sản phẩm nhập khẩu.
Thứ ba, các DN ngành thép cần quản trị tốt việc đầu tƣ sản xuất kinh doanh.
Trƣớc bối cảnh khó khăn và dƣ thừa nguồn cung nhƣ hiện nay thì thay vì đầu tƣ mới hoặc mở rộng sản xuất, các DN nên chú trọng đầu tƣ vào những sản phẩm mà VN chƣa sản xuất đƣợc, nhƣ phôi thép hoặc sản phẩm thép tấm cán nóng, thép chế tạo... để hình thành dây chuyền sản xuất khép kín. Còn với các sản phẩm tốp cuối nhƣ tôn mạ, thép xây dựng... các DN cần hết sức thận trọng.
Bên cạnh đó, các DN ngành thép cần chú trọng đầu tƣ cải tiến, đổi mới sáng tạo nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm để tăng sức cạnh tranh trên thị trƣờng. Cần chủ động nâng cao nội lực, sản phẩm có tính cạnh tranh cao, từ đó xây dựng ngành thép đồng bộ, hiện đại. Điều này góp phần tạo ra môi trƣờng kinh doanh bình đẳng cho các DN. Ngoài ra, cần chú trọng nâng cao trình độ nhân lực trong các DN, trƣớc hết, là ngƣời đứng đầu DN. Đứng trƣớc những cơ hội thị trƣờng, DN có phát triển đƣợc hay không phần lớn phụ thuộc và nhận thức, trình độ và quyết tâm của những ngƣời lãnh đạo. Vì vậy, để các DN sản xuất kinh doanh thép phát triển tốt, duy trì tỷ lệ tăng trƣởng cao thì những ngƣời đứng đầu DN cần trang bị nhiều kiến thức về kinh doanh, thị trƣờng về lĩnh vực thép, cập nhật tình hình từ thị trƣờng thép trong nƣớc và thế giới. DN cũng nên chú trọng đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức, kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ cho ngƣời lao động, tạo điều kiện cho ngƣời lao động tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn, dài hạn phục vụ công việc.