- Đơn xin vay Hồ sơ pháp lý
1. Hướng dẫn khách hàng và tiếp nhận hồ sơ
Lập hồ sơ tín dụng là khâu căn bản đầu tiên của quy trình tín dụng, nó được thực hiện ngay sau khi cán bộ tín dụng tiếp xúc với khách hàng có nhu cầu vay vốn.
Lập hồ sơ là khâu quan trọng vì nó là khâu thu thập thông tin làm cơ sở để thực hiện các khâu sau, đặc biệt là khâu phân tích và ra quyết định vay.
Tùy theo quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng, loại tín dụng yêu cầu và quy mô tín dụng, cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ với những thông tin, yêu cầu khác nhau. Nhìn chung một bộ hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cần thu thập từ khách hàng những thông tin sau:
- Thông tin về năng lực pháp lý và năng lực hành vi của khách hàng - Thông tin về khả năng sử dụng và hoàn trả vốn của khách hàng - Thông tin về bảo đảm tín dụng
Để thu thập được những thông tin căn bản như trên, ngân hàng thường yêu cầu khách hàng phải lập và nộp cho ngân hàng các loại giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị cấp tín dụng - Phương án sử dụng vốn
- Hồ sơ pháp lý: giấy phép thành lập, giấy phép đăn ký sản suất kinh doanh,quyết định bổ nhiệm giám đốc, điều lệ hoạt động…
- Hồ sơ tài chính: bản cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ của thời kỳ gần nhất
- Hồ sơ về phương án sản xuất kinh doanh và phương án trả nợ
- Hồ sơ về tài sản đảm bảo: các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh nợ vay
- Các giấy tờ khác theo yêu cầu của ngân hàng
2. Thẩm định hồ sơ vay và lập tờ trình
Thẩm định là việc thu thập và xử lý những thông tin liên quan đến khách hàng, phương án vay vốn, tài sản đảm bảo nợ vay… để làm cơ sở ra quyết định cho vay
➢ Thông tin sử dụng trong công tác thẩm định: - Thông tin do khách hàng cung cấp
- Thông tin đã được lưu trữ tại ngân hàng - Thông tin từ các đối tượng khác cung cấp ➢ Thẩm định khách hàng
Kiểm tra tư cách pháp lý Đánh giá khả năng tài chính
➢ Thẩm định phương án vay vốn Đánh giá tính khả thi
Đánh giá khả năng tài trợ
➢ Thẩm định tài sản đảm bảo nợ vay Kiểm tra tính hợp lệ của tài sản đảm bảo Xác định giá trị còn lại của tài sản đảm bảo ➢ Lập tờ trình
Tờ trình thẩm định là báo cáo kết quả công tác thẩm định và ý kiến đề xuất của nhân viên thẩm định