- Đơn xin vay Hồ sơ pháp lý
4. Ký hợp đồng
Sau khi ra quyết định tín dụng, kết quả có thể là chấp thuận hoặc từ chối cho vay, tùy vào kết quả phân tích và thẩm định ở khâu trước. Nếu chấp thuận cho vay, cán bộ tín dụng sẽ hướng dẫn khách hàng ký kết hợp đồng tín dụng và làm tiếp các bước tiếp theo. Nếu từ chối vay, ngân hàng sẽ có văn bản trả lời và giải thích lý do cho khách hàng được rõ.
Hợp đồng tín dụng
Hợp đồng thế chấp, cầm cố và các hợp đồng khác
Thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch đảm bảo và quản lý tài sảm đảm bảo nợ vay
5. Giải ngân
Giải ngân là khâu tiếp tiếp theo sau khi hợp đồng tín dụng đã được ký kết. Giải ngân là phát tiền vay cho khách hàng trên cơ sở mức tín dụng đã cam kết trong hợp đồng. Tuy là
khâu tiếp theo sau của quyết định tín dụng, nhưng giải ngân cũng là khâu quan trọng vì nó có thể góp phần phát hiện và chấn chỉnh kịp thời nếu có sai sót ở các khâu trước. Ngoài ra, cách thức giải ngân còn góp phần kiểm tra và kiểm soát xem vốn tín dụng có được sử dụng đúng mục đích cam kết hay không. Nguyên tắc giải ngân là luôn luôn gắn liền vận động tiền tệ với vận động hàng hóa hoặc dịch vụ đối ứng nhằm đảm bảo khả năng thu hồi nợ sau này. Tuy vậy, giải ngân cũng phải tuân thủ nguyên tắc đảm bảo thuận lợi, tránh gây khó khăn và phiền hà cho khách hàng.
➢ Căn cứ giải ngân cho khách hàng - Hồ sơ do khách hàng cung cấp - Báo cáo thẩm định
- Hợp đồng tín dụng
- Hợp đồng đảm bảo nợ vay
- Chứng từ pháp lý của tài sản đảm bảo
- Chứng từ chứng minh nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng ➢ Tổ chức Giải ngân
Bộ phận tín dụng tiến hành lập đề nghị giải ngân cho khách hàng
Bộ phận kế toán kiểm tra, xử lý chứng từ giải ngân và mở tài khoản cho vay để theo dõi nợ vay
Bộ phận ngân quỹ phát tiền cho khách hàng trên cơ sở chứng từ do bộ phận kế toán cung cấp ➢ Hình thức giải ngân
Tiền mặt Chuyển khoản