Giá trị thanhtoán còn lại tại thời điểm quyết toán

Một phần của tài liệu Bài giảng Ngân hàng thương mại (Trang 64 - 65)

- Phê duyệt cho vay và giải ngân.

c. Giá trị thanhtoán còn lại tại thời điểm quyết toán

Khi nhận được thanh toán từ đơn vị mua hàng, Đơn vị bao thanh toán phải thanh toán phần còn lại cho khách hàng.

Số tiền khách hàng nhận

được tại thời điểm quyết toán = Số tiền bao thanh toán -

Trị giá ứng trước (tiền ứng trước)

Ví dụ:

NH ACB chấp nhận hợp đồng bao thanh toán của Công ty Vina bán hàng trả chậm trong thời hạn 6 tháng cho công ty TMDV Hà nội lô hàng mì ăn liền trị giá 1,5 tỷ, trong đó

- ACB ứng trước 85% trị giá hợp đồng bao thanh toán cho bên bán với lãi suất bằng lãi suất cho vay ngắn hạn hiện hành là 0,85%/tháng cộng phí bảo đảm rủi ro tín dụng là 0,5%/năm.

- Phí theo dõi khoản phải thu và hồi nợ là 0,2% trị giá hợp đồng bao thanh toán. Yêu cầu: Xác định số tiền khách hàng nhận được ở hai thời điểm:

Thời điểm xuất trình hóa đơn

Thời điểm quyết toán hợp đồng bao thanh toán

4.3.3.7. Lợi ích của hoạt động bao thanh toán

a.Đối với bên bán hàng:

- Góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trong sản xuất và trao đổi hàng hóa.

- Được tài trợ vốn lưu động trên cơ sở doanh thu bán hàng, góp phần làm cho vòng quay vốn tăng nhanh, phát triển kinh doanh.

- Tiết kiệm thời gian và chi phí trong việc theo dõi để thu hồi các khoản phải thu phát sinh.

- Khắc phục được những khó khăn trong đàm phán giao dịch do bất đồng ngôn ngữ. - Cập nhật được nhiều thông tin chính xác, đầy đủ về người mua.

- Giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh xuất phát từ sự khác nhau về pháp luật và tập quán thanh toán giữa các khu vực, quốc gia

b. Đối với bên mua hàng:

- Tiết kiệm được chi phí, thời gian cho khâu nhập khẩu hàng hóa. - Có nhiều cơ hội được mua hàng trả chậm từ phía đối tác.

4.3.4. CÁC HÌNH THỨC CHO VAY KHÁC: a. Cho vay theo hạn mức thấu chi: a. Cho vay theo hạn mức thấu chi:

Đây là nghiệp vụ mà ngân hàng thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt quá số dư Có trên tài khoản tiền gửi thanh toán với một hạn mức nhất định và trong thời hạn qui định. Đây là hình thức cho vay ứng trước đặc biệt (tiền vay được rút trực tiếp từ tài khoản tiền gửi) nhằm tăng thêm ngân quỹ cho khách hàng (sử dụng cho doanh nghiệp và cá nhân). Nó khác với cho vay theo hạn mức tín dụng, vì các khoản tiền khách hàng rút trên tài khoản có tính chất như những khoản chi tiêu của họ, chỉ khi nào trên tài khoản của khách hàng xuất hiện số dư Nợ thì khoản tiền đó mới là tiền vay. Lãi tiền vay phải trả được tính theo số dư Nợ trên tài khoản khách hàng và khách hàng có thể hoàn trả số tiền vay bất cứ lúc nào đơn giản là bằng gửi tiền vào tài khoản. Những đặc điểm này làm cho việc giám sát và quản lý các khoản thấu chi có khó hơn cho vay theo hạn mức, có nhiều rủi ro hơn so với các hoạt động cho vay thông thường.

Một phần của tài liệu Bài giảng Ngân hàng thương mại (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)