CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TÂN SƠN NHẤT (Trang 27 - 31)

trên 100 đồng cho vay. Chỉ tiêu này càng lớn thể hiện chất lượng cho vay càng kém và ngược lại.

2.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG

2.3.1 Các yếu tố bên trong ngân hàng

Ngân hàng là chủ thể đi vay để cho vay lại đối với nền kinh tế. Vì vậy, hoạt động cho vay của ngân hàng ngày càng tăng cường phụ thuộc phần lớn vào các yếu tố tạo nên sức mạnh của ngân hàng và hiệu quả cho vay ngân hàng cũng được quyết định bởi rất nhiều nhân tố riêng lẻ kết hợp một cách đồng bộ một số nhân tố cơ bản như sau:

2.3.1.1. Chính sách cho vay, chiến lƣợc kinh doanh ngân hàng

Theo tác giả J.M. Groeneveld, J.M.Wagemakers (2004), quản trị doanh nghiệp và khả năng huy động vốn của NH có vai trò rất quan trọng trong việc lựa chọn chiến lược kinh doanh ngân hàng phù hợp. Kế hoạch phát triển của ngân hàng không phải lúc nào cũng giống nhau. Tùy vào tình hình nền kinh tế, tình hình hoạt động kinh doanh mà có những chính sách, chủ trương phát triển mạnh sản phẩm, điều hành lãi suất tín dụng, đưa ra các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng phù hợp với thực trạng thị trường và chính sách của NHNN. Vì vậy, chính sách cho vay được xem là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả cho vay của một NHTM, là cơ sở cho CBTD và các nhà quản lý ngân hàng ra quyết định cho vay và danh mục cho vay. Một chính sách cho vay phù hợp sẽ giúp cho hoạt động cho vay của ngân hàng giảm thiểu được rất nhiều rủi ro, nâng cao chất lượng và góp phần nâng cao hiệu quả của các món cho vay.

2.3.1.2. Quy trình cấp tín dụng

Theo tác giả Nguyễn Thị Thu Đông và cộng sự (2012), quy trình tín dụng là tập hợp những nội dung, nghiệp vụ cơ bản: các bước tiến hành trong quá trình cho vay, thu nợ nhằm đảm bảo an toàn vốn tín dụng. Nó gồm các khâu cơ bản từ khâu chuẩn bị cho vay đến thu hồi được nợ. Một quy trình tín dụng hợp lý vừa phải đảm bảo tính an toàn cho hoạt động của NH vừa thỏa mãn được nhu cầu của KH. Đây là điều kiện cần thiết

để ngân hàng nâng cao chất lượng, tạo điều kiện cho ngân hàng được phát triển vững mạnh, an toàn và hiệu quả.

Đồng thời với các bước trong quy trình tín dụng, công tác thu thập thông tin khách hàng đóng vai trò quan trọng việc thành đạt của giai đoạn phân tích tín dụng vì đánh giá được khả năng hiện tại và tiềm tàng của khách hàng về sử dụng vốn tín dụng cũng như khả năng hoàn trả vốn vay ngân hàng. Thông tin càng nhanh, càng chính xác và toàn diện thì khả năng phòng chống rủi ro tín dụng càng tốt. Thông tin tín dụng được thu thập qua nhiều nguồn thông tin khách nhau: hồ sơ đề nghị cấp tín dụng của khách hàng, hồ sơ lưu trữ tại ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác, đặc biệt từ trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC), trực tiếp phỏng vấn, viếng thăm cơ sở sản xuất kinh doanh của khách hàng….

2.3.1.3. Chất lƣợng cán bộ tín dụng

Theo Chen and Yeh (1998), nhân tố con người là nhân tố trung tâm, là chủ thể của mọi hành động quyết định đến hiệu quả kinh doanh của mọi loại hình doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Do đó, chất lượng đội ngũ CBTD ngân hàng là nhân tố quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và trong hoạt động tín dụng nói riêng. Đây là những người tham gia trực tiếp vào mọi khâu của quy trình tín dụng, từ bước đầu tiên đến bước cuối cùng. Vì vậy, việc bảm đảm an toàn và tính sinh lời cho mỗi khoản tín dụng phụ thuộc vào đạo đức nghề nghiệp và trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Bên cạnh đó, CBTD cần có sự hiểu biết rộng về pháp luật, môi trường kinh tế - xã hội, sự thay đổi thị trường… để dự đoán trước được những biến động có thể xảy ra, từ đó tư vấn lại cho khách hàng xây đựng lại phương án kinh doanh cho phù hợp.

2.3.1.4. Công tác tổ chức và quản lý

Theo tác giả Nguyễn Thị Thu Đông và cộng sự (2012), tổ chức và quản lý là khâu quan trọng trong mọi hoạt động nói chung. Với hoạt động tín dụng của ngân hàng, công tác tổ chức cần phải sắp xếp một cách khoa học, đảm bảo sự chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các phòng quan với nhau trong toàn hệ thống cũng như với các cơ quan liên quan khác. Qua đó, sẽ tạo điều kiện đáp ứng kịp thời các yêu cầu của khách hàng, quản

lý có hiệu quả các khoản vốn tín dụng, phát hiện và giải quyết kịp thời các khoản tín dụng có vấn đề, góp phần làm giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả.

2.3.1.5. Công nghệ thông tin

Theo kết quả phỏng vấn khách hàng từ công ty Delotte, Retail Lending 3.0, Boosting productivity and improving the customer experience tại Mỹ cho thấy ngày nay, công nghệ ngày càng phát triển và phục vụ đắc lực trong mọi hoạt động của nền kinh tế - xã hội. Đối với ngân hàng, công nghệ thông tin là công cụ đắc lực trong công tác quản trị rủi ro và phát triển hoạt động tín dụng. Sử dụng công nghệ hiện đại vừa thể hiện mức độ hiện đại hóa của ngân hàng vừa giúp phục vụ khách hàng tốt hơn đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh và khả năng quản trị, đặc biệt là quản trị rủi ro của NHTM.

2.3.1.6. Kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Theo Edward I. Altman (1980), đối với NH, không chỉ kinh doanh tiền tệ là lĩnh vực chịu nhiều rủi ro đối với hệ thống ngân hàng mà hoạt động cho vay cũng chứa nhiều những rủi ro tiềm ẩn mà chúng ta không thể kiểm tra thường xuyên và phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật có ảnh hưởng đến hoạt động cho vay. Do đó, nhằm giảm thiểu rủi ro xảy ra, mỗi NHTM đều phải xây dựng bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Đây cũng là biện pháp giúp Ban lãnh đạo NH phát hiện kịp những sai sót và nắm bắt được tình hình kinh doanh của đơn vị nhằm đưa ra các chiến lược để duy trì hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm phát hiện ra những cán bộ tham ô, có những phẩm chất tiêu cực gây thất thoát tài sản làm mất uy tín của ngân hàng.

2.3.2 Các yếu tố bên ngoài ngân hàng

2.3.2.1 Chính sách cho vay, chiến lƣợc kinh doanh ngân hàng

Theo Timothy Clark (2007, tr.52), đây là nhân tố luôn ảnh hưởng đến khả năng tài chính của người vay hay môt nền kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các khoản vay có chất lượng cao và mở rộng khoản vay. Ngược lại, nên kinh tế không ổn định hoặc có sự biến động đột ngột bởi tác nhân tự nhiên nào đó xảy ra sẽ làm cho hoạt

động kinh doanh của khách hàng gặp nhiều khó khăn và vô tình tác động đến hiệu quả kinh doanh của NHTM. Khi khách hàng lâm vào tình trạng khó khăn, thất thoát tài sản thì khả năng khách hàng trả nợ gốc và lãi cho NHTM là không đủ, dẫn đến rủi ro tín dụng của NHTM là điều không tránh khỏi.

2.3.2.2 Môi trƣờng pháp lý

Pháp lý là bộ phận không thể thiếu được của nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước vì môi trường pháp lý bao gồm hệ thống các chính sách pháp luật được ban hành nhằm tạo khung pháp lý cho việc quản lý hoạt động của các tổ chức. Ngân hàng là một doanh nghiệp luôn phải hoạt động trong hành lang pháp lý hẹp hơn bất kỳ một DN sản xuất hay thương mại nào. Do đó, nhân tố pháp lý có vị trí hết sức quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng nói chung và đảm bảo hiệu quả cho vay nói riêng. Một hệ thống pháp lý càng hoàn chỉnh, đồng bộ thì sẽ càng đem lại hiệu quả hoạt động của ngân hàng bao gồm hiệu quả cho vay.

2.3.2.3 Đối thủ cạnh tranh

Trong hoạt động kinh doanh ở mọi lĩnh vực thì luôn có sự cạnh tranh của các đối thủ về thị phần, khách hàng và hoạt động cho vay của ngân hàng cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Đối thủ cạnh tranh có nhiều thế mạnh, nhiều sản phẩm sẽ thu hút nhiều khách hàng cũng như thị phần. Do đó, để mở rộng hoạt động cho vay thì việc nghiên cứu tìm hiểu kỹ đối thủ cạnh tranh để ngàng càng chiếm ưu thế hơn là vô cùng quan trọng.

2.3.2.4 Khách hàng

Khách hàng chính là đối tác hay là con nợ của ngân hàng trong mọi hoạt động cho vay. Do vây, ảnh hưởng của khách hàng có thể xét trên hai khía cạnh chính là khả năng trả nợ của khách hàng và thiện chí trả nợ của khách hàng. Cụ thể:

− Xét về khả năng trả nợ khách hàng: nếu khách hàng có năng lực quản lý kinh doanh, trình độ quản lý còn nhiều hạn chế về học vấn, kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế, không thể dự đoán được những biến động của thị trường có thể dẫn

đến tình trạng không thu hồi hết được vốn và làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách hàng, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng. Do đó, năng lực sản xuất kinh doanh và trình độ quản lý của khách hàng là điều kiện cần để ngân hàng xem xét cho khách hàng vay hay không.

− Xét về thiện chí trả nợ: ngân hàng chỉ quyết định cho vay sau khi đã phân tích kỹ các yếu tố có liên quan đến khả năng của người vay trong việc hoàn trả nợ và cách thức xử dụng vốn vay. Nhưng thông tin này có thể bị thay đổi sau khi NH giải ngân cho khách hàng và khách hàng nhận được khoản tiền vay. Thực tế, hiều khách hàng đã sử dụng vốn vay không hợp lý đã dẫn đến không đạt được hiệu quả SXKD và kết quả là hiệu quả sử dụng vốn vay của NH kém thậm chí NH không thu hồi được nợ. Vì vậy đạo đức của người đi vay, tính chính xác, trung thực của những thông tin mà khách hàng cung cấp cho ngân hàng và công tác kiểm tra, giám sát của NH là rất quan trọng.

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TÂN SƠN NHẤT (Trang 27 - 31)