MÔ HÌNH ĐỀ XUẤT NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TÂN SƠN NHẤT (Trang 32 - 34)

rủi ro cho vay tác động tích cực (cùng chiều) và có mối quan hệ quan trọng với lợi nhuận NH.

o Nguyễn Thị Như Thủy (2015) “Hiệu quả cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng nam” đã nghiên cứu về những vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả cho vay của NHNN&PTNT tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2009 – 2013. Tác giả đã hệ thống hóa được các chỉ tiêu đo lường hiệu quả cho vay là nhóm nhân tố chung bao gồm quy mô cho vay, tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay và nhân tố đánh giá trực tiếp bao gồm tỷ lệ nợ xấu (NPL), hiệu quả sử dụng vốn (EUC), hệ số rủi ro cho vay (CRF), hệ số thu nợ (ROD) và vòng quay cho vay (TOC). Tác giả đã sử dụng mô hình hồi quy với biến phụ thuộc là tốc độ tăng trưởng LNCV (PG) để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả hoạt động cho vay.

2.5 MÔ HÌNH ĐỀ XUẤT NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊNCỨU CỨU

2.5.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Dựa vào nền tảng, tổng quan các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay từ các nghiên cứu trước đây cho thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay của NH. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả tập trung vào

các yếu tố liên quan đến các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay của NH để đánh giá. Bài khóa luận thống nhất được các yếu tố đo lường hiệu quả hoạt động cho vay bao gồm:

Bảng 2.1. Các yếu tố đo lƣờng hiệu quả hoạt động cho vay

Tên yếu tố Tác động Tên tác giả

Hệ số rủi ro cho vay (CRF) Ngược chiều Nguyễn Thị Như Thủy (2015) Hiệu quả sử dụng vốn (EUC) Cùng chiều Nguyễn Thị Như Thủy (2015) Tỷ lệ nợ xấu (NPL) Ngược chiều N. Grace (2012); Samuel

Hymore Boahene, Julius Dasah, Samuel Kwaku Agyei (2012). Hệ số thu nợ (ROD) Cùng chiều Nguyễn Thị Như Thủy (2015). Vòng

(TOC)

quay vốn cho vay Cùng chiều Nguyễn Thị Như Thủy (2015).

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ các nghiên cứu trước

Từ bảng 2.1, hiệu quả hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Tân Sơn Nhất được chính tác giả đánh giá theo quan niệm về hiệu quả là kết quả so sánh giữa lợi ích mà NH thu được từ hoạt động cho vay và chi phí NH bỏ ra để thực hiện hoạt động cho vay có tính đến các yếu tố rủi ro và thời gian thu hồi vốn đã được tác giả đề cập ở mục 2.2.2.1 ở chương 2 đề tài. Vì vậy, biến phụ thuộc được tác giả sử dụng để đánh giá ở đây là EOL (hiệu quả cho vay tổng thể) nhằm xem xét mối tương quan, xu hướng và mức độ tác động của các chỉ số CRF, EUC, NPL, ROD và TOC tới EOL.

CRF EOL ROC ROD NPL EUC

Sơ đồ 2.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Nguồn: tổng hợp của tác giả từ các nghiên cứu trước

Từ mô hình nghiên cứu, phương trình hồi quy đa biến có dạng như sau:

EOL= β0 + β1CRF +β2EUC + β3NPL + β4ROD + β5TOC + ut.

Trong đó: EOL: hiệu quả cho vay tổng thể. CRF: hệ số rủi ro cho vay.

EUC: hiệu quả sử dụng vốn. NPL: tỷ lệ nợ xấu.

ROD: hệ số thu nợ.

TOC: vòng quay vốn cho vay.

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TÂN SƠN NHẤT (Trang 32 - 34)