6. Kết cấu luận văn
1.4. Kinh nghiệm về phát triển dịchvụ ngân hàng bán lẻ
1.4.1. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ NHBL ở một số nước
- Ở Trung Quốc
Trung Quốc hiện nay được xếp hạng thứ ba thế giới về độ giàu mạnh và phát triển, chỉ sau Mỹ và Nhật Bản. Tính đến năm 2008, Trung Quốc có hơn 35 triệu DNVVN. Trên thực tế, 99% các công ty Trung Quốc là DNVVN, các công ty này chiếm 60% GDP của Trung Quốc, đóng góp 50% thuế và 70% giá trị xuất khẩu, cung cấp 80% cơ hội việc làm cho thị trường. Số dân Trung Quốc hiện đã lên đến 1,3 tỉ người trên tổng số dân toàn thế giới là 6,4 tỉ. Năm 2007, thu nhập bình quân đầu người ở Trung Quốc đạt 2.360 USD. Do đó, Trung Quốc có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển dịch vụ NHBL.
Với số dân đông đảo, đối tượng khách hàng chủ yếu mà các dịch vụ NHBL Trung Quốc hướng tới là cá nhân, đặc biệt là ở độ tuổi 18-45 với thu nhập một năm là 2000 USD. Trong những năm gần đây, việc cho vay cầm cố thế chấp đã trở thành hình thức phổ biến nhất trong cho vay tiêu dùng, chiếm 75% trong tổng doanh số cho vay tiêu dùng. Tỷ trọng sử dụng thẻ trong nền kinh tế tăng lên đáng kể, doanh số thanh toán bằng thẻ tăng nhanh qua các năm. Số lượng thẻ tín dụng
được các ngân hàng Trung Quốc phát hành trong năm 2008 lên tới 142 triệu chiếc, nhiều gấp 3 so với năm 2006. Tổng giá trị giao dịch thẻ tín dụng lên tới 3,5 nghìn tỷ nhân dân tệ. Để tăng tiện ích cho thẻ, Trung Quốc còn nhanh chóng hình thành liên minh thẻ quốc gia dưới hình thức một công ty hợp tác chuyên doanh thẻ: China Unionpad, do các NHTM là cổ đông.
- Ở Singapore
Các ngân hàng ở Singapore từng bước xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ NHBL. Một trong những ngân hàng thành công về kinh doanh dịch vụ NHBL tại Singapore là ngân hàng Standard Chartered. Các ngân hàng ở Singapore đã khai thác sự phát triển của công nghệ trong việc triển khai dịch vụ ngân hàng bán lẻ, theo thống kê đến nay có hơn 60% giao dịch của ngân hàng được thực hiện qua các kênh tự động. Những bài học kinh nghiệm trong việc kinh doanh dịch vụ NHBL đó là:
- Hệ thống chi nhánh rộng lớn tạo điều kiện cho việc quản lý vốn hiệu quả, giúp cho các ngân hàng thành lập nên những quỹ tiền tệ cung cấp cho khách hàng, điều này đã làm tăng thị phần của các ngân hàng ở Singapore.
- Những sáng kiến quản lý tiền tệ đã cung cấp các dịch vụ giúp khách hàng quản lý tốt tài chính của họ.
- Thành lập mạng lưới kênh phân phối dịch vụ tự động như: máy nhận tiền gửi, Internet banking, Phone banking, Home banking, ... để phục vụ cho khách hàng. Việc sử dụng các kênh tự động đã mang lại hiệu quả và tiện ích cho khách hàng.
- Ở Nhật Bản
Các chuyên gia về ngân hàng đã đánh giá hệ thống ngân hàng của Nhật Bản là hệ thống ngân hàng cồng kềnh, đôi khi còn lệ thuộc vào hệ thống chính trị. Vì vậy các ngân hàng nước ngoài rất khó khăn khi tiếp cận với môi trường tài chính tại nước này. Tuy nhiên Citibank chi nhánh ở Nhật Bản đã có cách tiếp cận riêng về lĩnh vực phát triển dịch vụ ngân hàng, các kế hoạch đa dạng, những sản phẩm tốt và
số lượng người tham gia đông đảo đã làm cho Citibank trở nên thành công trong kinh doanh. Cách tiếp cận độc đáo của Citibank đó chính là hình thức kinh doanh ngân hàng đơn lẻ, đây là điểm khác biệt hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Những bài học kinh nghiệm về kinh doanh dịch vụ NHBL tại các ngân hàng ở Nhật Bản đó là:
- Chiến lược tiếp thị năng nổ kết hợp với tiềm lực tài chính vững mạnh. - Vị trí các điểm giao dịch thuận lợi, gần nơi đông dân cư tạo điều kiện cho người dân tiếp cận nhanh với các sản phẩm, dịch vụ NHBL.
- Có chiến lược đánh bóng thương hiệu và phô trương sức mạnh tài chính bằng cách mua lại cổ phần của các ngân hàng khác để khuếch trương tiềm lực tài chính của mình.
1.4.2. Kinh nghiệm một số ngân hàng trên cùng địa bàn
* Vietinbank – Chi nhánh Đăk Nông
Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank ) đã khẳng định vị trí là ngân hàng thương mại (NHTM) hàng đầu, nắm giữ vai trò chủ đạo, chủ lực của thị trường tiền tệ Việt Nam, NHTM Nhà nước đầu tiên có cổ đông chiến lược nước ngoài IFC.
Hiện nay, VietinBank đứng thứ hai về quy mô tổng tài sản có thị phần hoạt động trong nước chiếm khoảng 15% và là một NHTM có chất lượng tín dụng tốt nhất Việt Nam. Có hệ thống mạng lưới đứng thứ hai trong hệ thống ngân hàng Việt Nam (sau Agribank) trải rộng toàn quốc với 157 sở giao dịch, chi nhánh và trên
1.000 phòng giao dịch/quỹ tiết kiệm.
VietinBank – Chi nhánh Đắk Nông là một trong top ngân hàng có quy mô lớn tại địa bàn tỉnh Đắk Nông, cung cấp song song các dịch vụ ngân hàng bán buôn và ngân hàng bán lẻ, cụ thể bao gồm các hoạt động sau: Huy động vốn, cho vay, đầu tư, bảo lãnh, thanh toán và tài trợ thương mại, ngân quỹ, thẻ và ngân hàng điện tử và các hoạt động khác; Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ; Tư vấn đầu tư và tài chính; Cho thuê tài chính; Môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý
danh mục đầu tư, tư vấn, lưu ký chứng khoán; Tiếp nhận, quản lý và khai thác các tài sản xiết nợ qua Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản.
* Vietcombank – Chi nhánh Đắk Nông
Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại đã trở thành một ngân hàng đa năng hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Thương hiệu và uy tín Vietcombank được minh chứng qua những dịch vụ, tiện ích mà ngân hàng này cung ứng cho khách hàng.
Vietcombank Chi nhánh Đắk Nông đã có những thay đổi cốt lõi như liên tục cho ra mắt và tăng cường các dịch vụ có thu nhập từ phí của một ngân hàng hiện đại thay vì các dịch vụ có thu nhập từ lãi của một ngân hàng truyền thống.
1.4.3. Bài học kinh nghiệm đối với BIDV Chi nhánh Đắk Nông
Để bắt kịp với xu hướng hiện đại hóa của nền kinh tế toàn cầu, phát triển dịch vụ NHBL là xu hướng tất yếu của các NHTM Việt Nam hiện nay. Tỉnh Đắk Nông là một thị trường còn nhiều tiềm năng với số lượng dân cư đông đúc, trong khi thu nhập của người dân tăng nhanh, nền kinh tế tăng trưởng tốt, đây là cơ hội rất lớn cho BIDV phát triển dịch vụ NHBL, nếu BIDV Chi nhánh Đắk Nông không tận dụng ngay cơ hội này để phát triển, mở rộng mạng lưới hoạt động và thị phần khách hàng của mình thì sẽ rất dễ bị các ngân hàng khác trên cùng địa bàn đánh bại. Với kinh nghiệm dày dạn, tiềm lực tài chính lớn mạnh và trình độ công nghệ hiện đại, chắc chắn sẽ có nhiều ngân hàng TMCP khác phát triển không ngừng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Cạnh tranh trong lĩnh vực NHBL tại địa bàn vì thế sẽ trở nên khốc liệt hơn.
Từ các bài học kinh nghiệm trong phát triển dịch vụ NHBL của các nước như trên và bài học của các NHTM trên cùng địa bàn, tuy điều kiện kinh tế, môi trường kinh doanh, pháp lý và chính trị không giống nhau nhưng qua đó BIDV Chi nhánh Đắk Nông cũng phần nào rút ra được các bài học cho mình:
Một là, BIDV Chi nhánh Đắk Nông cần đa dạng hoá danh mục dịch vụ NHBL cung ứng trên cơ sở áp dụng công nghệ hiện đại để đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, luôn coi trọng việc xác định nhu cầu của khách hàng và cung ứng danh mục dịch vụ NHBL một cách chính xác và kịp thời, là yếu tố quyết định sự thành công của một NHTM
Hai là, BIDV Chi nhánh Đắk Nông cần tập trung khai thác và hướng tới đối tượng khách hàng cá nhân, phát triển mạnh dịch vụ cho vay tiêu dùng cá nhân trên địa bàn. Ngày nay, tại địa bàn tỉnh Đắk Nông, hệ thống thông tin về khách hàng là cá nhân rất đầy đủ và cập nhật. Điều này tạo ra sự thuận lợi cho các ngân hàng trong quá trình xét duyệt hạn mức và lãi suất cho vay đối với khách hàng cá nhân. Dịch vụ tư vấn tài chính cũng đặc biệt được quan tâm vì đây là một trong những loại hình dịch vụ thu hút nhiều khách hàng tiềm năng cho ngân hàng. Nó làm tăng sự hiểu biết của khách hàng về tiết kiệm, đầu tư, ... qua đó, họ sẽ quan tâm hơn nữa đến các dịch vụ khác của ngân hàng. Ở Đắk Nông, điều kiện này cũng đang hình thành vì thế các NHTM trên địa bàn nói chung và BIDV Chi nhánh Đắk Nông nói riêng nên chớp lấy cơ hội trước để nắm bắt được thị trường cho vay tiêu dùng cánhân.
Hướng phát triển đa dạng dịch vụ NHBL của các ngân hàng trên địa bàn cũng là một xu thế khách quan xuất phát từ chính nhu cầu của thị trường. Muốn đứng vững và phát triển trong cạnh tranh, được dự báo là hết sức quyết liệt sắp tới, BIDV Chi nhánh Đắk Nông cần có chiến lược phát triển theo hướng đa dạng hoá dịch vụngân hàng. Ngoài các dịch vụ đã cung ứng, BIDV Chi nhánh Đắk Nông cần sớm đưa vào ứng dụng và phát triển nhiều loại hình dịch vụ mới.
Dịch vụ cho vay tiêu dùng cá nhân là loại hình dịch vụ quan trọng cần được quan tâm phát triển hơn nữa, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang phát triển rất nhanh, thu nhập của người tiêu dùng tăng và tâm lý tiêu dùng có nhiều thay đổi theo hướng tích cực hơn, đồng thời kéo theo sự tiến bộ về trình độ nhận thức của người dân về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Để hỗ trợ các chi nhánh của BIDV phát triển dịch vụ này, BIDV Hội sở cần xây dựng một hệ thống thông tin chính xác và cập nhật thường xuyên về khách hàng, coi đó là nhiệm vụ quan trọng tạo nền tảng
cho mọi quan hệ của ngân hàng với khách hàng, đặc biệt là khi ngân hàng muốn cấp tín dụng cho họ.
Dịch vụ tư vấn tài chính cho khách hàng cũng là một loại hình dịch vụ NHBL mà BIDV còn chưa quan tâm phát triển. Kinh nghiệm của các NHTM khác cho thấy đây là nền tảng cho việc thu hút các khách hàng tiềm năng qua việc nâng cao hiệu biết của khách hàng về cách quản lý và sử dụng vốn, ...
Ba là, xây dựng thương hiệu của ngân hàng là vấn đề mấu chốt trong việc thu hút khách hàng. Một thương hiệu tốt đồng nghĩa với uy tín của ngân hàng được nâng cao đối với khách hàng và đối tác. Tuy nhiên, việc xây dựng thương hiệu cần có một quá trình lâu dài và nó phụ thuộc nhiều vào quy mô của chính ngân hàng.
Bốn là, đầu tư cho công nghệ là yếu tố dẫn đến sự thành công của nhiều NHTM bởi công nghệ liên quan chặt chẽ tới chất lượng dịch vụ của ngân hàng. Vì vậy BIDV nói chung và BIDV Chi nhánh Đắk Nông nói riêng cần đẩy mạnh đầu tư và áp dụng công nghệ hiện đại vào phát triển dịch vụ theo một quá trình liên tục nhằm tăng hiệu quả hoạt động nâng cao sức cạnh tranh phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Trong chương này, luận văn tập trung nghiên cứu các cơ sở lý thuyết liên quan đến dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại các ngân hàng thương mại, đặc điểm, vai trò và một số loại hình dịch vụ ngân hàng bán lẻ đang triển khai tại các ngân hàng thương mại. Phân tích các nội dung phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ như khái niệm, các chỉ tiêu đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Khái quát một số mô hình triển khai dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại một số nước trên thế giới và Việt Nam để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho BIDV – Chi nhánh Đắk Nông, đồng thời kết quả nghiên cứu chương 1 là cơ sở phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại BIDV – Chi nhánh Đắk Nông.
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG BIDV- CHI NHÁNH ĐẮK NÔNG
2.1. Giới thiệu về Ngân hàng BIDV và Ngân hàng BIDV- chi nhánh Đắk Nông.
2.1.1. Giới thiệu chung
BIDV chi nhánh Đắk Nông được thành lập ngày 01/01/2004 với 1 Hội sở và 5 Phòng giao dịch.Từ khi thành lập đến nay, BIDV Chi nhánh Đắk Nông đã không ngừng phát triển về số lượng và chất lượng. Là một đơn vị thành viên (chi nhánh cấp I) của BIDV, BIDV chi nhánh Đắk Nông từ chỗ đơn thuần cho vay đến nay đã đa dạng hóa các hoạt động và sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Trong những năm đầu thành lập, trong điều kiện khó khăn cả về cơ sở vất chất và phương tiện làm việc, môi trường hoạt động kinh doanh, tuy nhiên BIDV Chi nhánh Đắk Nông vẫn hoàn thành nhiệm vụ phục vụ đầu tư phát triển, cùng các doanh nghiệp góp phần xây dựng cơ sở, nền móng ban đầu cho sự phát triển kinh tế - xã hội sau này của tỉnh Đắk Nông.
Đắk Nông là một tỉnh nằm trọn trên cao nguyên M’Nông, mật độ dân cư ngày càng đông, trên địa bàn tỉnh có tới hơn 600 nghìn người, kinh tế tại tỉnh ngày càng phát triển, vì vậy nhu cầu về các dịch vụ ngân hàng bán lẻ của người dân ngày càng cao. Đắk Nông là một tỉnh tiềm năng để phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ khi chưa có nhiều sự cạnh tranh của các NHTM khác trên cùng địa bàn. Với phương châm hoạt động hiệu quả, BIDV Chi nhánh Đắk Nông đã tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến – chức năng, nhằm đảm bảo mọi hoạt động trong chi nhánh được thực hiện nhanh chóng, kịp thời, bộ máy linh hoạt, góp phần tiết kiệm được chi phí hoạt động từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh. Cơ cấu tổ chức bộ máy quả lý của chi nhánh được thể hiện ở sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu bộ máy của BIDV chi nhánh Đắk Nông
2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng giai đoạn 2016-2020
2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn
Bảng 2.1.Tình hình huy động vốn xét theo kỳ hạn giai đoạn 2016-2020 tại BIDV Chi nhánh Đắk Nông
Đơn vị: tỷ đồng
Năm
2016 2017 2018 2019 2020
Số
tiền Tỷ lệ(%) tiềnSố Tỷ lệ(%) tiềnSố Tỷ lệ(%) tiềnSố Tỷ lệ(%) tiềnSố Tỷ lệ(%) Vốn huy động ngắn hạn 733 55 791 56 864 58 957 56 1058 55 Vốn huy động trung, dài hạn 579 45 624 44 619 42 746 44 855 45 Tổng Vốn huy động 1321 100 1415 100 1483 100 1703 100 1913 100
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2016-2020)
Nhìn vào bảng 2.1 và biểu 2.1 cho thấy hoạt động huy động vốn trong các năm tăng ở mức rất cao. Năm 2014, khi vừa chính thức mở rộng thêm BIDV Chi nhánh Đăk Nông đã thu hút được nguồn vốn tương đối, nguồn vốn huy động được đến cuối năm 2016 huy động vốn đạt 1.321 tỷ đồng, năm 2017 là 1.415 tỷ đồng, năm 2018 nguồn vốn huy động được là 1.483 tỷ đồng, năm 2019 huy động vốn đạt
1.703 tỷ đồng, đến cuối năm 2020 tổng vốn huy động đạt 1.913 tỷ đồng tăng về số tuyệt đối là 592 tỷ đồng so với năm 2016. Nguồn vốn huy động trong các năm đều tăng mạnh là do Chi nhánh đã có chính sách huy động vốn phù hợp, áp dụng nhiều chính sách khuyến mại về lãi suất, dự thưởng đối với khách hàng gửi tiền tại Chi nhánh được quan tâm và đặt ra đúng thời điểm. Tuy nhiên, chỉ đạt 98% kế hoạch Trung ương giao năm 2020 do ảnh hương chung của dịch Covid-19. Ngoài ra, sự cạnh tranh quyết liệt giữa các ngân hàng trên địa bàn tỉnh, Ngân hàng nhà nước điều chỉnh giảm lãi suất đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác huy động vốn tại chi nhánh, Tuy nhiên, nhờ có chính sách huy