Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng giai đoạn 2016-2020

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐẮK NÔNG (Trang 52)

6. Kết cấu luận văn

2.1.2.Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng giai đoạn 2016-2020

2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn

Bảng 2.1.Tình hình huy động vốn xét theo kỳ hạn giai đoạn 2016-2020 tại BIDV Chi nhánh Đắk Nông

Đơn vị: tỷ đồng

Năm

2016 2017 2018 2019 2020

Số

tiền Tỷ lệ(%) tiềnSố Tỷ lệ(%) tiềnSố Tỷ lệ(%) tiềnSố Tỷ lệ(%) tiềnSố Tỷ lệ(%) Vốn huy động ngắn hạn 733 55 791 56 864 58 957 56 1058 55 Vốn huy động trung, dài hạn 579 45 624 44 619 42 746 44 855 45 Tổng Vốn huy động 1321 100 1415 100 1483 100 1703 100 1913 100

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2016-2020)

Nhìn vào bảng 2.1 và biểu 2.1 cho thấy hoạt động huy động vốn trong các năm tăng ở mức rất cao. Năm 2014, khi vừa chính thức mở rộng thêm BIDV Chi nhánh Đăk Nông đã thu hút được nguồn vốn tương đối, nguồn vốn huy động được đến cuối năm 2016 huy động vốn đạt 1.321 tỷ đồng, năm 2017 là 1.415 tỷ đồng, năm 2018 nguồn vốn huy động được là 1.483 tỷ đồng, năm 2019 huy động vốn đạt

1.703 tỷ đồng, đến cuối năm 2020 tổng vốn huy động đạt 1.913 tỷ đồng tăng về số tuyệt đối là 592 tỷ đồng so với năm 2016. Nguồn vốn huy động trong các năm đều tăng mạnh là do Chi nhánh đã có chính sách huy động vốn phù hợp, áp dụng nhiều chính sách khuyến mại về lãi suất, dự thưởng đối với khách hàng gửi tiền tại Chi nhánh được quan tâm và đặt ra đúng thời điểm. Tuy nhiên, chỉ đạt 98% kế hoạch Trung ương giao năm 2020 do ảnh hương chung của dịch Covid-19. Ngoài ra, sự cạnh tranh quyết liệt giữa các ngân hàng trên địa bàn tỉnh, Ngân hàng nhà nước điều chỉnh giảm lãi suất đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác huy động vốn tại chi nhánh, Tuy nhiên, nhờ có chính sách huy động hợp lý, hấp dẫn, thu hút được nhiều khách hàng nên thị phần huy động vốn của Ban lãnh đạo và cán bộ tại Chi nhánh có sự tăng trưởng liên tục, chỉ đứng sau NHNo (Agribank) trên cùng địa bàn.

Biểu đồ 2.1. Tình hình huy động vốn theo kỳ hạn giai đoạn 2016-2020 tại BIDV Chi nhánh Đắk Nông

Vốn huy động ngắn hạn tăng trưởng rất mạnh trong giai đoạn 2016-2020. Nếu như năm 2016 nguồn vốn huy động ngắn hạn đạt 733 tỷ đồng, đến năm 2017 nguồn vốn này đạt 791 tỷ đồng, năm 2018 đạt 864 tỷ đồng, năm 2019, nguồn vốn huy động ngắn hạn đạt 957 tỷ đồng, và đến cuối năm 2020, nguồn vốn này đạt

1.058 tỷ đồng, tăng 325 tỷ đồng so với năm 2016 (+44,3%). Xét về số tương đối thì tỷ trọng nguồn vốn này đều tăng đều trong các năm 2016-2018 tương ứng mới tỷ

trọng 55%, 56%, 58% và giảm nhẹ xuống 56% ở năm 2019 nhưng đến năm 2020 giảm nhẹ còn 55%.

VHĐ trung, dài hạn của Chi nhánh xét về tốc độ tăng trưởng tuyệt đối và tương đối vẫn thấp hơn nhiều so với nguồn vốn ngắn hạn nhưng cũng đạt được những kết quả nhất định. Năm 2016 nguồn vốn này đạt 579 tỷ đồng, năm 2017 tăng thêm 45 tỷ đồng đạt 624 tỷ đồng, năm 2018 giảm nhẹ 5 tỷ đồng còn 619 tỷ đồng, đến cuối năm 2019, nguồn vốn này đạt 746 tỷ đồng. Năm 2020, nguồn vốn huy động trung dài hạn tại chi nhánh đạt 855 tỷ đồng, tăng 276 tỷ đồng so với năm 2016 (+47.6%). Tuy nhiên, tỷ trọng của nguồn vốn này trong tổng nguồn vốn huy động có chiều hướng giảm từ 45% năm 2016 xuống còn 42% năm 2018 và đạt 44% năm 2019, đến cuối năm 2019 tỷ trọng nguồn vốn này tăng nhẹ và đạt 45%. Có hai nguyên nhân chính ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng nguồn vốn trung dài hạn. Thứ nhất là sự ổn định của loại hình tiền gửi này cao hơn so với tiền gửi ngắn hạn. Trong điều kiện lãi suất có chiều hướng biến động lớn thì cơ hội để thay đổi thu nhập từ nguồn tiền gửi này sẽ ít hơn. Thứ hai là lãi suất đối với loại hình tiền gửi này trong thời điểm năm 2020 giảm sâu do sự điều chỉnh giảm lãi suất từ NHNN và BIDV, cùng với đó là ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên tâm lý khách hàng không muốn gửi kỳ hạn dài.

2.1.2.2. Hoạt động tín dụng

Chi nhánh đã chấp hành nghiêm túc chỉ đạo của Ngân hàng nhà nước, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam về định hướng hoạt động tín dụng trong giai đoạn 2016-2020: Kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng tín dụng trong giới hạn được giao; Thường xuyên thực hiện kiểm tra, đánh giá lại giá trị tài sản đảm bảo; Thường xuyên kiểm tra sau cho vay; Rà soát phân loại nợ và trích lập DPRR; Đánh giá xếp loại định hạng tín dụng các doanh nghiệp theo đúng quy định…

Bảng 2.2. Hoạt động tín dụng trong giai đoạn 2016-2020 tại BIDV Chi nhánh Đắk Nông

Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2016 2017 2018 2019 2020 nợ Tỷ lệ (%) nợ Tỷ lệ (%) nợ Tỷ lệ (%) nợ Tỷ lệ (%) nợ Tỷ lệ (%) CV ngắn hạn 564 59 712 60 813 59 945 61 1587 72 CV trung, dài hạn 398 41 469 40 576 41 602 39 615 28 Tổng dƣ nợ 962 100 1181 100 1389 100 1547 100 2202 100 Tỷ lệ nợ xấu (%) 1,5 1,4 1,2 1,1 1.3

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2016-2020)

Biểu đồ 2.2: Hoạt động tín dụng trong giai đoạn 2016-2020 tại BIDV Chi nhánh Đắk Nông

Đơn vị: Tỷ đồng

Với mục tiêu mở rộng thị phần trên địa bàn ở mọi hoạt động, đáp ứng cao nhất trong khả năng nhu cầu về vốn cho các đối tượng, dư nợ cho vay của Chi nhánh liên tục tăng qua các năm. Bảng 2.2 và biểu đồ 2.2 cho thấy: năm 2016 dư nợ cho vay mới chỉ là đạt 962 tỷ đồng, năm 2017 dư nợ tăng lên và đạt 1.181 tỷ đồng.

Năm 2018, tổng dư nợ cho vay đạt 1.389 tỷ đồng, đến năm 2019, dư nợ đã tăng thêm 158 tỷ, đạt 1.547 tỷ đồng. và đến cuối năm 2020, tổng dư nợ tại BIDV Đắk Nông tăng thêm 655 tỷ đồng, đạt 2.202 tỷ đồng.

Cho vay ngắn hạn trong giai đoạn 2016-2020 đều tăng qua các năm về số tuyệt đối. Nếu như năm 2016 dư nợ cho vay ngắn hạn 564 tỷ đồng, năm 2017 dư nợ cho vay ngắn hạn tăng lên 712 tỷ đồng, tăng về số tuyệt đối là 148 tỷ đồng, năm 2018 dư nợ này đạt 813 tỷ, và đến năm 2019, dư nợ cho vay ngắn hạn tăng thêm 132 tỷ đồng, đạt 945 tỷ đồng, cuối năm 2020, dư nợ này đạt 1.587 tỷ đồng. Nhìn chung dư nợ cho vay ngắn hạn tăng ổn định qua các năm cả về số tuyệt đối và tương đối. Nếu như năm 2016 tỷ trọng loại hình cho vay này trên tổng dư nợ cho vay là 59%, năm 2017 là 60%, 2018 còn 59% và năm 2019 tăng lên 61%, năm 2020 tăng mạnh lên 72%. Nguyên nhân chính dẫn đến những biến động của dư nợ cho vay ngắn hạn trong giai đoạn này là do ảnh hưởng của tình hình kinh tế trong nước nói chung và tình hình kinh tế trên địa bàn tỉnh nói riêng đã làm cho nhiều tổ chức, cá nhân gặp khó khăn trong thanh toán, nhu cầu vốn ngắn hạn cũng vì vậy mà tăng lên. Hơn nữa, do Chi nhánh huy động được nguồn vốn ngắn hạn, đáp ứng nhu cầu vay ngắn hạn.

Dư nợ cho vay trung, dài hạn có tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2016- 2020. Tuy nhiên, về mặt tỷ trọng trong tổng dư nợ cho vay thì loại hình cho vay này giảm. Dư nợ cho vay từ 398 tỷ đồng chiếm 41% trên tổng dư nợ cho vay năm 2016 tăng lên 615 tỷ năm 2020 (tăng 217 tỷ đồng) chiếm 28% tổng dư nợ. Nguyên nhân chính của những biến động này là do sự cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên cùng địa bàn, đồng thời nếu nâng cao tỷ trọng cho vay trung, dài hạn trên tổng dư nợ cũng làm cho Chi nhánh phải đối mặt với mức rủi ro cao hơn so với việc đáp ứng các nhu cầu vay ngắn hạn.

Ngân hàng kiểm soát khá tốt chất lượng tín dụng. Tỷ lệ nợ xấu không còn ở mức cao như năm 2016 (1.5%), tỷ lệ này cũng giảm qua các năm và luôn duy trì tỷ lệ nợ xấu hoàn thành vượt chỉ tiêu do BIDV Trung ương giao. Tuy vậy trong bối cảnh cạnh tranh và nhiều khó khăn của nền kinh tế đã tác động mạnh tới hoạt động

của ngân hàng.

2.1.2.3. Hoạt động dịch vụ

Bảng 2.3. Các hoạt động khác trong giai đoạn 2016-2020 tại BIDV Chi nhánh Đắk Nông

Đơn vị: triệu USD (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu Thực hiện 2016 2017 2018 2019 2020 Thực hiện So với 2016 Thực hiện So với 2017 Thực hiện So với 2018 Thực hiện So với2019 1. Số thẻ ATM luỹ kế phát hành (chiếc) 7,548 9,124 1,576 10,717 1,593 18,743 8,026 21,190 2,447 2. Số dư bảo lãnh (tỷ đồng) 180 177 -3 200 23 125.7 -74.3 361 235.3 3. Doanh số mua ngoại tệ 49.5 50.4 0.9 52.3 2 52.2 -0.1 60.8 8.6 4. Doanh số bán ngoại tệ 49.9 50.1 0.2 52.4 2 52.1 -0.3 60.7 8.6 5. Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu 58.4 60.8 2.4 66.7 6 65.9 -0.8 96.7 30.8 6. Chi trả kiều hối 3.1 4.2 1.1 3.5 -0.7 6.4 2.9 9 2.6

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2018-2020)

Hoạt động phát hành thẻ

Số thẻ phát hành trong giai đoạn này tăng rất lớn. Năm 2016 đạt 7.548 thẻ, đến năm 2017 lũy kế đạt 9.124 thẻ. Năm 2018 số thẻ luỹ kế phát hành chỉ dừng lại ở 10.717 thẻ, năm 2019 phát hành thêm 10.026 thẻ nâng số thẻ luỹ kế phát hành lên 20.743 thẻ. Số thẻ phát hành năm 2020 còn tăng thêm 3.447 thẻ làm cho số thẻ luỹ kế phát hành đến thời điểm này là 24.190 thẻ. Nguyên nhân chính làm số lượng thẻ

phát hành trong giai đoạn này tăng mạnh là do hệ thống thanh toán thẻ trên địa bàn tỉnh đã được đầu tư và phát triển rất lớn. Năm 2018, Chi nhánh đưa vào vận hành thêm 3 máy ATM. Năm 2019 triển khai 15 đại lý chấp nhận thẻ thanh toán, đưa vào lắp đặt và vận hành thêm 5 máy ATM. Tính đến cuối năm 2020, trên địa bàn tỉnh đã có tất cả 35 đơn vị chấp nhận thẻ thanh toán và 18 máy ATM đang hoạt động.

Hoạt động mua bán ngoại tệ

Nhìn chung, doanh số mua bán ngoại tệ của Chi nhánh đều tăng trong giai đoạn 2016-2021. Tuy nhiên, doanh số mua bán ngoại tệ của Chi nhánh giảm nhẹ trong năm 2019 nhưng lại tăng khá mạnh trong năm 2020. Năm 2018 doanh số mua ngoại tệ là 52,3 triệu USD và doanh số bán ngoại tệ là 52,4 triệu USD. Đến năm 2019 doanh số mua ngoại tệ đã giảm xuống 52,2 triệu USD và doanh số bán ngoại tệ xuống 52,1 triệu USD. Nhưng năm 2020 doanh số mua ngoại tệ tăng lên mức 60,8 triệu USD và doanh số bán ngoại tệ lên 60,7 triệu USD. Nguyên nhân của những biến động này là do hoạt động xuất nhập khẩu của một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa được phát triển. Bước sang năm 2020, nhờ sự lãnh đạo đúng đắn của lãnh đạo Chi nhánh, hoạt động này mở rộng hơn. Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của chi nhánh giảm trong các năm từ 66,7 triệu USD năm 2018 xuống còn 65,9 triệu USD năm 2019 (giảm 1,2%) và tăng mạnh 46,7% lên 96,7 triệu USD

trong năm 2020.

Hoạt động chi trả kiều hối

Năm 2016, doanh số đạt 3.1 triệu USD, đến năm 2017 tăng mạnh 4.2 triệu USD. Tuy nhiên năm 2018 doanh số đạt 3,5 triệu USD giảm so với năm 2017, nhưng đến năm 2019 tăng mạnh và đạt 6,4 triệu USD, tăng 82,8% so với năm 2018, theo đà tăng trưởng đó, năm 2020 doanh số tăng 40,6% so với năm 2019 và lên mức 9 triệu USD. Đây là kết quả của việc phối hợp với quỹ tín dụng nhân dân mở đại lý chi trả kiều hối cho doanh nghiệp, cá nhân.

2.2. Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP Ngân hàng BIDV-Chi nhánh Đắk Nông

2.2.1. Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ

2.2.2.1. Dịch vụ huy động vốn

Bảng 2.4. Tình hình huy động vốn giai đoạn 2016-2020 tại BIDV Chi nhánh Đắk Nông Đơn vị: tỷ đồng Năm Thựchiện 2016 2017 2018 2019 2020 Thực hiện So với năm 2016 Thực hiện So với năm 2017 Thực hiện So với năm 2018 Thực hiện So với năm 2019 I. Phân theo khách hàng 1312 1415 103 1483 68 1703 220 1913 210 1. TCKT 435 492 57 532 40 679 147 805 126 2. Dân cư 877 923 46 951 28 1024 73 1108 84

II. Phân theo

kỳ hạn 1312 1415 103 1483 68 1703 220 1913 210 1. Không kỳ hạn 321 359 38 299 -60 423 124 554 131 2. Kỳ hạn <12 tháng 412 432 20 565 133 534 -31 558 24 3. Kỳ hạn >= 12 tháng 579 624 45 619 -5 746 127 801 55 III. Phân theo sản phẩm 1312 1415 103 1483 68 1703 220 1913 210 1. Tiết kiệm 805 879 74 910 31 945 35 1087 142 2. Giấy tờ có giá 72 44 -28 41 -3 79 38 85 6

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2016-2020)

để đẩy mạnh, tăng trưởng nguồn vốn huy động góp phần thực hiện tốt chính sách tiền tệ được giao, đáp ứng nguồn vốn cho các dự án, công trình trọng điểm của tỉnh và vốn cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Chi nhánh đã đẩy mạnh triển khai các chương trình huy động vốn như tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm tặng quà, chứng chỉ tiền gửi đa dạng về kỳ hạn với các mức lãi suất linh hoạt theo sát diễn biến thị trường, tuân thủ đúng quy định của NHNN và BIDV Việt Nam đồng thời đảm bảo được lợi ích hài hoà của cả ngân hàng và khách hàng, làm tốt chính sách khách hàng.

Phân theo khách hàng

Xác định được tầm quan trọng của hoạt động huy động vốn, BIDV chi nhánh Đắk Nông đã khai thác và huy động vốn tối đa từ các nguồn vốn tiềm tàng trong dân cư và các Tổ chức kinh tế (TCKT). Trong những năm qua, Chi nhánh luôn chú trọng tới mở rộng mạng lưới như: thành lập phòng giao dịch, điểm giao dịch nhằm tạo điều kiện cho dân cư gửi tiền, khuyến khích các cá nhân, các TCKT mở tài khoản tiền gửi và thực hiện chi trả thông qua tài khoản ngân hàng, áp dụng các chính sách lãi suất linh hoạt phù hợp với thị trường trong từng thời gian phù hợp với khung lãi suất mà NHNN đưa ra.

Biểu đồ 2.3. Kết quả huy động vốn theo khách hàng giai đoạn 2016-2020 tại BIDV Chi nhánh Đắk Nông

Nhìn vào bảng 2.3 và biểu đồ 2.3 dễ nhận thấy tỷ trọng nguồn vốn phân theo khách hàng của BIDV chi nhánh Đắk Nông trong những năm qua. Nếu như năm 2016, ngân hàng chủ yếu huy động vốn từ khu vực dân cư, chiếm 75% trong tổng VHĐ, thì bước sang năm 2020 tỷ trọng này giảm đáng kể, chỉ còn chiếm 57,9%. VHĐ từ TCKT đang dần vươn lên giữ vai trò chủ đạo, năm 2019 chỉ chiếm 39,9%, năm 2020 tăng lên 42,1%. Xét về số tuyệt đối thì VHĐ từ dân cư cũng có những diễn biến phức tạp trong giai đoạn này. Năm 2016 ngân hàng huy động được 877 tỷ đồng từ dân cư, nhưng bước sang năm 2017 trở đi, nguồn vốn huy động từ dân cư tăng, năm 2017 đạt 923 tỷ, năm 2018 đạt 951 tỷ, năm 2019 đạt 1.024 tỷ đồng, đến cuối năm 2020 nguồn vốn này tăng lên mức 1.108 tỷ đồng.

Nguyên nhân của những diến biến phức tạp này là do lãi suất huy động của Chi nhánh thấp hơn một số tổ chức tín dụng cùng địa bàn (hụi, phường, Quỹ tín dụng nhân dân…), dân cư lại là khu vực có tâm lý đám đông, dễ bị ảnh hưởng bởi những biến động về lãi suất trên thị trường, họ đã rút tiền từ nơi có lãi suất thấp để gửi vào nơi có lãi suất cao hơn mong sinh lời, hưởng lợi lớn. Tuy nhiên, sau đó BIDV chi nhánh Đắk Nông đã thực hiện các chính sách lãi suất cạnh tranh, đồng thời nhờ uy tín của mình, nguồn vốn này đã tăng và đang dần kéo được khách hàng cá nhân quay lại gửi tiền. Trong đối

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐẮK NÔNG (Trang 52)