CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ VỀ PHÁT TRIỂN
3.3. Kiến nghị
3.3.2. Kiến nghị đối với lãnh đạo tỉnh Đắk Nông
Do hoạt động trên địa bàn tỉnh nên Chi nhánh BIDV Đắk Nông cũng phải chịu sự quản lý của Hội sở và ban lãnh đạo tỉnh như các NHTM khác. Trong những năm qua, Chi nhánh luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của tỉnh, là một trong những ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong quá trình đưa tỉnh nhà đi lên phát triển sánh ngang cùng các địa phương khác, 3 năm liền được công nhận là lá cờ đầu trong ngành ngân hàng của tỉnh. Bắt đầu chuyển đổi mô hình hoạt động sang TA2 nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh bán lẻ đạt hiệu quả hơn từ năm 2008, Chi nhánh cần nhận được sự ủng hộ của lãnh đạo tỉnh trong việc triển khai mở rộng mạng lưới các kênh phân phối đến các huyện cũng như trong các hoạt động tuyên truyền quảng cáo. Các cấp lãnh đạo cần có chính sách thông thoáng hơn nữa để tạo điều kiện cho các dịch vụ ngân hàng được phát triển mạnh mẽ, tạo tiềm năng thu hút vốn dân cư, phát triển các ngành nghề truyền thống của tỉnh.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Trên cơ sở lý thuyết và phân tích thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại BIDV chi nhánh Đắk Nông giai đoạn 2016-2020 được trình bày ở chương 1 và chương 2, trong chương 3 tác giả đã nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ từ đó đưa ra một số giả pháp phát triển để khắc phục những hạn chế như sau:
Thứ nhất: đã đưa ra các giải pháp bao gồm: Phát triển huy động vốn cá nhân, DNVVN,
phát triển tín dụng bán lẻ, phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn và phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ khác của BIDV, nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ, tăng cường hoạt động marketing và đào tạo đội ngũ cán bộ có chuyên môn hóa theo từng lĩnh vực.
Thứ hai: Đưa ra kiến nghị đối với Hội sở và kiến nghị với tỉnh Đắk Nông để tao điều
kiện thuận lợi cho việc phát triển dịch vụ bán lẻ trong những năm tiếp theo.
Tất cả các giải pháp đều hướng đến mục tiêu phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại BIDV chi nhánh Đắk Nông nói riêng và BIDV nói chung, giúp nâng cao vị thế cạnh tranh của BIDV trên thị trường trong nước và dần trở thành ngân hàng hiện đại dẫn đầu.
KẾT LUẬN
Phát triển dịch vụ NHBL là một xu hướng tất yếu của các ngân hàng hiện đại trên thế giới, đặc biệt là trong giai đoạn mà nền kinh tế khắp nơi đang phải trải qua thời kỳ khó khăn, biến động khôn lường như hiện nay, cho vay các doanh nghiệp lớn sẽ chứa đựng rất nhiều rủi ro. Nhận thức được điều đó, BIDV - một ngân hàng có tuổi thọ lâu năm nhất trên thị trường Việt Nam - đã bắt đầu có những bước tiến mới sang lĩnh vực NHBL để theo kịp với thời đại, đồng thời góp phần gây dựng tên tuổi ngày càng lớn mạnh hơn trong lòng người dân.
Lĩnh vực NHBL vẫn còn khá mới mẻ đối với dân cư trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, do vậy, việc triển khai sẽ gặp nhiều khó khăn hơn các vùng khác, đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng của toàn thể ban lãnh đạo cũng như CBCNV của BIDV Chi nhánh Đắk Nông. Tuy là mới, nhưng như vậy càng khiến cho tỉnh trở thành nơi có nhiều tiềm năng phát triển hoạt động này đối với những ngân hàng biết tận dụng thời cơ. Với mong muốn những sản phẩm hiện đại, công nghệ cao của ngân hàng được tiếp cận với người dân tỉnh nhà, giúp họ hiểu biết hơn lĩnh vực mới mẻ này để có thể lựa chọn sản phẩm dịch vụ có ích nhất, phù hợp nhất với mình, khóa luận đã nêu ra được những nội dung cơ bản sau đây:
- Lý luận cơ bản về dịch vụ NHBL và phát triển dịch vụ NHBL, kinh nghiệm của một số nước và bài học cho các NHTM Việt Nam.
- Thực trạng phát triển hoạt động NHBL của BIDV Chi nhánh Đắk Nông, đánh giá chung về những kết quả đạt được, các mặt còn tồn tại và nguyên nhân.
- Đề ra một số giải pháp cơ bản cũng như các kiến nghị cần thiết để Chi nhánh có thể từng bước phát triển toàn diện các dịch vụ NHBL bên cạnh các sản phẩm truyền thống đã có.
Luận văn được viết ra xuất phát từ những ý kiến mang tính chất chủ quan của em nên không tránh khỏi có những thiếu sót trong quá trình phân tích, đánh giá và đưa ra các giải pháp. Do vậy, tôi rất mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của thầy cô để luận văn hoàn chỉnh hơn.
i
TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu tham khảo tiếng Việt
1. Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg ngày 29/12/2006 v/v Phê duyệt Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020 tại Việt Nam.
2. Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2011), Quyết định số 2453/2011/QĐ-TTG ngày 27/12/2011 v/v Phê duyệt Đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015.
3. Thủ tướngChính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Nghị định số 101/2014/NĐ-CP ngày 22/11/2014 về thanh toán không dùng tiền mặt.
4. Sổ tay văn hóa doanh nghiệp Ngân hàng TMCP BIDV Việt Nam (2011) 5. Ngân hàng TMCP BIDV (2015), sổ tay tín dụng.
6. Ngân hàng TMCP BIDV – Chi nhánh Đắk Nông (2016, 2017, 2018, 2019, 2020), “Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh”.
7. Báo cáo thường niên Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2016, 2017, 2018, 2019).
8. Nguyễn Thành Công (2015), “Các mô hình đo lường chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ”, Tạp chí phát triển & Hội nhập.
9. Phạm Xuân Hòe (2015), “Môi trường hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ của các ngân hàng thương mại Việt Nam – thời cơ và thách thức”, Tài liệu hội thảo “Xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020”.
lẻ doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 11. Tạ Thanh Huyền - Đỗ Thu Hằng (2016), “Kinh nghiệm của ngân hàng các
nước trên thế giới về phát triển hoạt động dịch vụ Ngân hàng bán lẻ”, Học viện ngân hàng.
12. Nguyễn Minh Kiều (2009), “Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng”, Nxb Thống kê, Hà Nội.
13. Đào Lê Kiều Oanh (2011), “Phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt nam”, luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM
14. Nguyễn Ngọc Phúc (2015), “Một số nhận thức về vị trí, vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội của đất nước”, Tạp chí Quản lý kinh tế, ( 2), tr.14-18.
15. Hoàng Xuân Quế (2012), “Giải pháp vốn tín dụng ngân hàng cho DNVVN”, Tạp chí nghiên cứu kinh tế, ( 346), tr.28-37.
16. Nguyễn Thị Quý (2008), Giáo trình Dịch vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội.
17. Nguyễn Văn Tiến (2016), Giáo trình tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
18. Nguyễn Thị Hồng Yến, Nguyễn Chí Dũng (2016). Một số kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng. Tạp chí tài chính, kỳ 1, số tháng 3/2017.
B. Tài liệu tham khảo tiếng Anh
19. Bank for International Settlements (2007), Principal for the Management of Credit Risk.
20. Remars by Chaiman Ben S. Bernanke (2006), Modern Risk Management and Banking Supervision, Stonier Gradute School of Banking, Washington, D.C.
C. Tài liệu từ Internet 21. khoahocnganhnag.org.vn 22.www.sbv.gov.vn 23.www.tapchitaichinh.vn 24.www.bidv.com.vn 25.www.gso.gov.vn