Đội – Chi nhánh quận 12 giai đoạn 2015 – 2019.
Kể từ giai đoạn khủng hoảng của ngành tài chính ngành ngân hàng thì tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng thay đối theo xu hướng hướng đa dạng hóa các khoản thu nhằm hạn chế rủi ro đến từ nghiệp vụ tín dụng cũng như tối đa hóa lợi nhuận cho ngân hàng. Cụ thể kết quả kinh doanh của của chi nhánh giai đoạn 2015 – 2017 được mô tả theo bảng sau:
Bảng 4.1 Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội Giai Đoạn 2016 – 2018
Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2016/2017 2017/2018
A. Doanh Thu 84.135 122.05 162.575 45% 33%
Thu lãi cho vay 65.355 99.38 124.17 52% 25%
Thu dịch vụ 12.435 16.115 28.595 30% 77%
Thu KD Ngoại tệ 1.48 1.01 2.225 -32% 120%
Thu Khác 4.865 5.545 7.585 14% 37%
B. Chi Phí 47.085 56.365 71.515 20% 27%
Trả lãi tiền gửi 35.935 43.285 51.205 20% 18%
Chi phí hoa hồng 9.02 10.46 15.79 16% 51%
Chi Khác 2.13 2.62 4.52 23% 73%
C. Lợi nhuận 37.05 65.68 91.06 77% 39%
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
Về doanh thu
Trong giai đoạn 2016 – 2018 vừa qua tình hình phát triển doanh thu của chi nhánh nhìn chung phát triển theo hướng tích cực tuy nhiên tốc độ thay đổi khác nhau qua từng năm. Cụ thể trong giai đoạn 2016 – 2017 tốc độ tăng trưởng doanh thu của chi nhánh tăng 45% tăng từ khoảng 84 tỷ trong năm 2016 lên hơn 122 tỷ trong năm 2017. Trong đó thu từ lãi cho vay chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tốc độ tăng trưởng doanh thu của chi
nhánh với lượng tăng hơn 50% so với năm trước đó, nguyên nhân dẫn đến tốc độ tăng trưởng doanh thu từ lãi vay tăng đán kể so với năm trước đó là do sự chuyển đổi từ phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh cấp 1 là bắc sài gòn sang hoạt động như một chi nhánh chính thức nên chi nhánh có thể tự chủ nguồn thu chi cho hoạt động thu hút khách hàng của ngân hàng mình. Ngoài ra thu từ kinh doanh ngoại tệ ghi nhận sự sụt giảm đáng kể so với năm trước đó tuy nhiên nguồn thu này chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng doanh thu của chi nhánh nên không ảnh hưởng nhiều đến kết quả kinh doanh ghi nhận tại thời điểm.
Bước qua giai đoạn 2017 – 2018 đã ghi nhận sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu doanh thu của chi nhánh theo đó tốc độ tăng trưởng doanh thu giảm 12% so với giai đoạn trước đó khi chỉ đạt 33%, tuy nhiên cơ cấu tỷ trọng các khoảng muc đóng góp cho sự tăng trưởng có sự thay đổi đáng kể mang chiều hướng tích cực cho chi nhánh, theo đó tỷ trọng tăng trưởng doanh thu đến từ lãi vay giảm đáng kể khi tăng từ 122.75 tỷ lên 162.575 tỷ ( tăng 25% ) tuy nhiên doanh thu đến từ việc cung cấp dịch vụ tăng theo hướng tích cực với tỷ lệ tăng hơn 70% so với nguồn thu từ dịch vụ ở năm 2017, ngoài ra trong năm này ghi nhận sự chuyển dịch từ giảm sang tăng trong mảng kinh doanh ngoại hối tuy nhiên do tỷ trọng của loại hình kinh doanh này vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu doanh thu nên mang đến những thay đổi không đáng kể cho chi nhánh.
Về chi phí
Nhìn chung tốc độ tăng trưởng chi phí của chi nhánh không có sự thay đổi bất thường trong hai năm vừa qua tuy nhiên tôc độ tăng trưởng chi phí của từng khoản mục khác biệt qua từng năm. Theo đó trong giai đoạn 2016 -2018 không có sự biến động nhiều trong các ưu đãi về huy động vốn nên sự thay đổi trong chi phí trả lãi tiền gửi không có sự thay đổi đáng kể tăng trưởng trong khoảng từ 18 -20% và loại chi phí này vẫn là chi phí chủ yếu trong cơ cấu chi phí của chi nhánh, tuy nhiên trong năm 2018 ghi nhận tốc độ gia tăng đáng kể cho chi phí hoa hồng và chi phí khác bao gồm chi phí chi trả cho công nhân viên, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp với mức tăng từ 51% đến 73% cho từng loại chi phí.
4.1.4 Thực trạng hoạt động của dịch vụ thanh toán QR – Pay tại Ngân Hàng Thương Mại Quân Đội – Chi nhánh quận 12
4.1.4.1 Tình Hình Phát Triển Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Việt Nam
Trong những năm vừa qua, hạ tầng dịch vụ và công nghệ của các doanh nghiệp viễn thông cũng như hệ thống core banking của các ngân hàng thương mại không ngừng được cải thiện, đặc biệt là sự tập trung về kinh tế và công nghệ tại các thành phố lớn như Hồ Chí Minh và Hà Nội … Đây là tiền đề để phát triển hệ thống mạng lưới thanh toán điện tử thay thế cho hình thức thanh toán phổ thông hiện nay là tiền mặt trong lưu thông.
Và thật như vậy trong những năm gần đây ghi nhận sự thay đổi đáng kể trong tỷ trọng lưu thông tiền mặt trong vòng 5 năm trở lại đây với đỉnh điểm của tỷ trọng thanh toán điện tử được ghi nhận vào tháng 9 năm 2017 với hơn 14% các giao dịch bằng tiền được thanh toán qua cổng thanh toán quốc gia Napas. Điều này ghi nhận xu hướng thay đổi có tính tích cực trong thói quen thanh toán hàng hóa dịch vụ trong bộ phần dân cư trong những năm sắp tới.
Không chỉ đón nhận sự thay đổi tích cực trong hành vi thanh toán của bộ phận dân cư, thì trong nhiều năm gần đây hàng loạt các nghị định, kế hoạch được nhà nước đưa ra triển khai với những ưu đãi đáng kể nhằm khuyến khích các doanh nghiệp phát triển hệ thống nội bộ cũng như khuyến khích dân cư thay đổi thói quen thanh toán của mình. Cụ thể trong kế hoạch phát triển hệ thống không dùng tiền mặt trong giai đọn 2006 – 2010 theo quyết định số 291/2006/QĐ-TTg về phê duyệt đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020 chính phủ đã đưa ra nhiều loại quy định như hạn chế hạn mức thanh toán tiền mặt, yêu cầu thanh toán phí giao dịch tiền mặt và rút tiền mặt với số lượng lớn bằng đồng Việt Nam, nhằm mục tiêu thúc đẩy phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trong phạm vi lãnh thổ việt nam.
Tuy nhiên trên thực tế vào thời gian đầu khi vừa đưa ra những nghị định và công văn định hướng như trên, chưa thực sự nhận được sự đón nhận tích cực từ doanh nghiệp và người dân. Cho đến giai đoạn năm 2008 – 2010 khi cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính trên toàn cầu nổ ra, không nằm ngoài xu thế chung của thế giới hệ thống tài chính – ngân hàng của việt nam cũng chịu những ảnh hưởng đáng kể. Từ giai đoạn này các ngân
hàng thương mại bắt đầu có những thay đổi đang kể trong chiến lược phát triển của mỗi ngân hàng tuy nhiên tất cả các chiến lược này nhằm mục tiêu chung là đa dạng hóa các nguồn thu cho ngân hàng của mình và hạn chế phụ thuộc doanh thu từ việc phát triển tín dụng mang nhiều rủi ro, Thay vào đó các ngân hàng phát triển hệ thống core banking cho mỗi ngân hàng của mình nhằm cung cấp dịch vụ tốt hơn cho khách hàng và có những nguồn thu từ những dịch vụ này – đây là một loại hình phát triển mang tính dài hạn và bền vững cho bất kì tổ chức tín dụng nào.
4.1.4.2 Tình hình phát triển dịch vụ thanh toán QR – Pay tại Ngân Hàng Quân Đội – Chi Nhánh Quận 12
QR Pay hiện nay là một hình thức thanh toán mới mẻ được đưa vào ứng dụng tại nhiều ngân hàng trong đó có ngân hàng thương mại cổ phần quân đội, tuy nhiên việc phát triển hệ thống cho mô hình thanh toán này hiện nay còn nhiều điểm khó khăn đối với các ngân hàng thương mại cổ phần nói chung bởi vì việc kiểm soát một mô hình công nghệ chưa phải là thế mạnh của ngân hàng, đồng thời việc ứng dụng quản lý về bảo mật công nghệ thông tin yêu cầu trình độ của cán bộ công nhân viên phải trải qua một quá trình đào tạo và ứng dụng do đó đây là một trong những rào cản lớn nhất trong việc phát triển hệ thống thanh toán tại ngân hàng.
Ngoài ra thói quen sử dụng tiền mặt trong lưu thông của đại bộ phận dân cư tại việt nam thì việc cam kết hiệu quả khi đầu tư vào một loại hình kinh doanh mới mang những rủi ro nhất định nếu như không nhận được sự ủng hộ từ phía khách hàng, vì thế ngay từ khi bắt đầu triển khai hệ thống thanh toán điện tử qua QR – Pay thì ngân hàng thương mại cổ phần quân đội đã đặt ra chủ trương đưa trải nghiệm sử dụng dịch vụ của khách hàng là trọng tâm và có những đề án nghiên cứu nhằm tìm ra những điểm yếu trong hệ thống để có những biện pháp khắc phục kịp thời với mục tiêu mang lại lợi ích và sự tiện dụng tối đa đến cho khách hàng.
Cũng như bất kì ngân hàng khác trong phạm vi lãnh thổ việt nam, việc triển khai cổng thanh toán điện tử của ngân hàng thương mại cổ phần quân đội phải kết nối với cổng thanh toán điện tử quốc gia (Napas) để có thể thực hiện việc thanh toán trong phạm vi khu vực đồng thơi nhằm mục tiêu đạt được sự kết nối tối đa với các tổ chức tín dụng.
NỮ Nữ; 54,55%
NAM Nam; 45,45%
Giới Tính
Hơn thế nữa khi kết nối với cổng thanh toán điện tử Napas ngân hàng sẽ tiết kiệm được một lượng lớn chi phí để quản lý hệ thống công nghệ và mở rộng phạm vi sử dụng của khách hàng tại các điểm thanh toán, nhờ vào tiện ích QR – Code thì ngân hàng chỉ phải tích hợp ứng dụng đọc và giải mã vào chính hệ thống mobile banking của ngân hàng để khách hàng có thể sử dụng được quy trình thanh toán chỉ với vài bước đơn giản.