Xuất Với Nhân tố nhận thức bảo mật

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ THANH TOÁN QR CODEQUA ỨNG DỤNG EMB TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH QUẬN 12 (Trang 85 - 99)

Những quan sát trong thang đo nhận thức sự bảo mật nhìn chung được đánh giá là nhận được sự quan tâm nhiều nhất trong tất cả các bài nghiên cứu về ý định hành vi lựa chọn một sản phẩm công nghệ cụ thể. Và những quan sát về sự bảo mật trong bài nghiên cứu này cũng không nằm ngoài xu hướng khi nhận được giá trị trung bình cao nhất trong tất cả các thang đo trong mô hình đề xuất.

Quan sát “khách hàng không phải lo lắng về các rủi ro khi thực hiện qua QR – Pay” nhận được giá trị trung bình cao nhất trong tất cả các quan sát của các biến trong mô hình cho thấy tính ưu việt của việc thanh toán qua ứng dụng QR – Pay. Từ điểm mạnh này chúng ta có thể thực hiện các chiến dịch tuyên truyền thúc đẩy đến nhiều loại đối tượng khác nhau nhưng tập trung chủ yếu là ở đối tượng đang sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt khác như qua thẻ ATM, thẻ tín dụng bởi vì ở tệp khách hàng này có nhiều đặc điểm giống với tệp khách hàng đang sử dụng dịch vụ thanh toán qua QR – Code của ngân hàng. Đồng thời những đối tượng này đã có sẵn thói quen về việc thanh toán qua các ứng dụng điện tử cho nên việc chuyển đổi sang một phương thức tương tự nhưng an toàn hơn là một điều dễ dàng hơn là tiếp cận với đối tượng khách hàng chưa từng sử dụng phương thức thanh toán điện tử nào.

Tuy nhiên trong một xã hội ngày càng phát triển về khoa học kĩ thuật như hiện nay thì việc bảo mật hoàn toàn cho một phương thức thanh toán nào đó là gần như không thể. Chính vì vậy các tổ chức tín dụng và ngân hàng luôn cần phải cập nhập những công nghệ mới nhất cho hệ thống ngân hàng điện tử core – banking của mình để có thể đối mặt với những cuộc tấn công từ bên ngoài và đảm bảo thông tin cũng như tài sản của khách hàng được đảm bảo. Đây là một trong những yếu tố để khách hàng lựa chọn gắn kết lâu dài với sản phẩm của công ty.

5.3. Những hạn chế của nghiên cứu.

Mặc dù đã tiếp cận với những vấn đề đang là cấp thiết trong thời gian gần đây đó là việc sử dụng những ứng dụng thanh toán thông minh thay thế cho những hình thức thanh toán truyền thống như thẻ tín dụng, atm, tiền mặt … tuy nhiên kết quả của bài nghiên cứu này vẫn còn nhiều điểm hạn chế như:

Đầu tiên là do số lượng mẫu được thu thập trong thời gian ngắn, phạm vi thu thập bé dẫn đến số liệu được nêu lên trong bài không thể dùng để khái quát toàn bộ tổng thể cho khu vực dân cư trên khắp cả nước.

Thứ hai là do ý định hành vi của một cá nhân khi quyết định sử dụng một sản phẩm dịch vụ nào đó sẽ bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau (bao gồm những yếu tố chủ quan lẫn khách quan) tuy nhiên trong bài nghiên cứu này tác giả chỉ tập trung nghiên cứu vào 5 nhóm nhân tố chính là: “nhận thức sự hữu ích”, “nhận thức kiểm soát hành vi”, “chuẩn chủ quan”, “nhận thức bảo mật:” và “giá trị thương hiệu” nên kết quả đưa ra chỉ mang tính chất tham khảo. Khi đưa ra quyết định thực tiễn cần phải quan tâm đến nhiều khía cạnh khác nhằm đảm bảo những quyết định đưa ra là chính xác và phù hợp với điều kiện thực tế.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 5

Dựa trên những thảo luận và kết quả nghiên cứu mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ thanh toán bằng QR – Code trên ứng dụng EMB của ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh quận 12 tác giả đã đưa ra những nhận xét và một số đề xuất liên quan đến các nhân tố: : “nhận thức sự hữu ích”, “nhận thức kiểm soát hành vi”, “chuẩn chủ quan”, “nhận thức bảo mật:” và “giá trị thương hiệu” nhằm khắc phục những điểm yếu hiện có đồng thời giúp đẩy mạnh thu hút khách hàng mới sử dụng dịch vụ cũng như nâng cấp giúp tăng cao sự trải nghiệm của khách hàng cũ.

Ngoài ra tác giả cũng chỉ ra những mặt hạn chế của đề tài về mặt số lượng nghiên cứu còn ít, qui mô nhỏ dẫn đến kết quả nghiên cứu chưa thực sự khác quan và các giải pháp đưa ra còn mang tính chất lý thuyết nên cần phải xem xét nhiều hơn trước khi đưa vào thực tiễn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu trong nước

1. Đặng Thị Ngọc Dung (2012), “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống tàu điện ngầm Metro tại Tp. HCM”, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh

2. Lê Tấn Phước (2017) “Nhân tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng tại Việt Nam” - Trường Đại học Kinh Tế Tp.HCM

3. Nguyễn Duy Thanh – Cao Hào Thi (2013), “Mô hình cấu trúc cho sự chấp nhận và sử dụng ngân hàng điện tử ở Việt Nam.

4. Đoàn Anh Khoa (2016), “Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng thương mại trong khu vực dân cư tại Tp.HCM, Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh. 5. Nguyễn Thị Khánh Trang - Lê Viết Giáp - Lê Tô Minh Tân - Phạm Phương Trung (2014), “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến của sinh viên”, Tạp chí Khoa học Đại học Huế, tại Tập số 95, số 7, 09/2014

6. Đào Mỹ Hằng, Nguyễn Thị Thảo, Đặng Thu Hoài, Nguyễn Thị Lệ Thu (2018) “Các nhân tố tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ fintech trong hoạt động thanh toán của khách hàng cá nhân tại Việt Nam”

7. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, tập 1, tập 2, NXB Hồng Đức

8. Hoàng Trọng và Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Thống kê Hà Nội  Tài liệu nước ngoài

9. Aaker, D. A. (1996). Measuring brand equity across products and markets. California management review, 38(3).

10. Ajzen, I. (1991). The theory of planned behavior. Organizational behavior and human decision processes, 50(2), 179-211.

11. Bagozzi, R. P. (1987). Management use of computer technology: A comparison of two theoretical models.

12. Bagozzi, R. P., Davis, F. D., & Warshaw, P. R. (1992). Development and test of a theory of technological learning and usage. Human relations, 45(7), 659-686.

13. Barndorff-Nielsen, O. (2014). Information and exponential families: in statistical theory. John Wiley & Sons.

14. Cha, J. (2009). Shopping on social networking Web sites: Attitudes toward real versus virtual items. Journal of Interactive Advertising, 10(1), 77-93.

15. Chen, C. F., & Chao, W. H. (2011). Habitual or reasoned? Using the theory of planned behavior, technology acceptance model, and habit to examine switching intentions toward public transit. Transportation research part F: traffic psychology and behaviour, 14(2), 128-137.

16. Chen, K. H., Chao, D., Liu, C. F., Chen, C. F., & Wang, D. (2010, April). Curcumin attenuates airway hyperreactivity induced by ischemia-reperfusion of the pancreas in rats. In Transplantation proceedings (Vol. 42, No. 3, pp. 744-747). Elsevier.

17. Dahlberg, T., Mallat, N., Ondrus, J., & Zmijewska, A. (2008). Past, present and future of mobile payments research: A literature review. Electronic commerce research and applications, 7(2), 165- 181.

18. Davis, F. D., Bagozzi, R. P., & Warshaw, P. R. (1992). Extrinsic and intrinsic motivation to use computers in the workplace 1. Journal of applied social psychology, 22(14), 1111-1132.

19. Davis, F. D., Bagozzi, R. P., & Warshaw, P. R. (1992). Extrinsic and intrinsic motivation to use computers in the workplace 1. Journal of applied social psychology, 22(14), 1111-1132.

20. Davis, J. C., & Sampson, R. J. (1986). Statistics and data analysis in geology (Vol. 646). New York et al.: Wiley.

21. Eastin, M. S. (2002). Diffusion of e-commerce: an analysis of the adoption of four e-commerce activities. Telematics and informatics, 19(3), 251-267.

22. Fishbein, M., & Ajzen, I. (1980). Predicting and understanding consumer behavior: Attitude- behavior correspondence. Understanding attitudes and predicting social behavior, 148-172.

23. Hair, A. (1998). Tatham, and Black. Análisis multivariante.

24. He, F. (2009). Decision factors for the adoption of e-finance and other e-commerce activities. Southern Illinois University at Carbondale.

25. Khan, M. E., Anker, M., Patel, B. C., Barge, S., Sadhwani, H., & Kohle, R. (1991). The use of focus groups in social and behavioural research: some methodological issues. World Health Stat Q, 44(3), 145-149.

26. Kim, Y., Park, Y. J., Choi, J., & Yeon, J. (2016). The adoption of mobile payment services for “Fintech”. International Journal of Applied Engineering Research, 11(2), 1058-1061.

27. Kim, Y., Park, Y. J., Choi, J., & Yeon, J. (2016). The adoption of mobile payment services for “Fintech”. International Journal of Applied Engineering Research, 11(2), 1058-1061.

28. Lee, Y. S., Lim, H., & Lee, H. (2010, February). A study on efficient OTP generation using stream cipher with random digit. In 2010 The 12th International Conference on Advanced Communication Technology (ICACT) (Vol. 2, pp. 1670-1675). IEEE.

29. Sejwacz, D., Ajzen, I., & Fishbein, M. (1980). Predicting and understanding weight loss: Intentions, behaviors, and outcomes. Understanding attitudes and predicting social behavior, 101-112.

30. Tabachnick, B. G., & Fidell, L. S. (1996). Using multivariate statistics . Northridge. Cal.: Harper Collins.

31. Tân, N. V. (2014). Đo lường các yếu tố tác động đến sự thỏa mãn trong công việc của người lao động tại Trường Đại học Lạc Hồng.

32. Thakur, R., & Srivastava, M. (2014). Adoption readiness, personal innovativeness, perceived risk and usage intention across customer groups for mobile payment services in India. Internet Research, 24(3), 369-392.

33. Thostenson, E. T., & Chou, T. W. (2004). Nanotube buckling in aligned multi-wall carbon nanotube composites. Carbon, 14(42), 3015-3018.

34. Toque Ccosi, O., & Mamani Quispe, E. (2016). Eficacia del programa educativo “Alto a la Automedicación” para mejorar los conocimientos, hacia la automedicación en estudiantes del quinto grado de educación secundaria de la Institución Educativa Huataquita, Cabanillas–2016.

35. Venkatesh, V., Morris, M. G., Davis, G. B., & Davis, F. D. (2003). User acceptance of information technology: Toward a unified view. MIS quarterly, 425-478.

36. Yzer, M. (2012). Perceived behavioral control in reasoned action theory: A dual-aspect interpretation. The annals of the American academy of political and social science, 640(1), 101-117. 37. Yzer, M. (2012). The integrative model of behavioral prediction as a tool for designing health

PHỤ LỤC Phụ lục 1: Kết quả thống kê mô tả

9 1

Phụ lục 6: Kết Phân tích hệ số KMO

Phụ lục 7: Kết quả kiểm định mô hình

2. Kết quả phân tích hồi quy

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ THANH TOÁN QR CODEQUA ỨNG DỤNG EMB TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH QUẬN 12 (Trang 85 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w