Kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ THANH TOÁN QR CODEQUA ỨNG DỤNG EMB TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH QUẬN 12 (Trang 58)

4.2.1 Thống kê mô tả 4.2.1.1 Giới Tính

Kết quả khảo sát 176 mẫu khách hàng cho thấy có 96 người tham gia là nữ giới chiếm 54.55% tổng số người tham gia khảo sát trong khi đó chỉ có 80 người là nam giới tham gia khảo sát chiếm 45.45%.

Hình 4.2 Thống Kê Giới Tính Người Tham Gia Khảo Sát

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Từ kết quả thống kê trên cho thấy số lượng người nữ sử dụng dịch vụ thanh toán qua QR – Code và cởi mở trong các cuộc khảo sát cao hơn đáng kể so với số lượng nam giới sử dụng dịch vụ.

60 53 50 40 30 39 40 20 10 0 6 10 7 7 14 0 dưới 202021222324252627 trở lên 4.2.1.2 Độ tuổi

Kết quả khảo sát cho thấy trong số 176 mẫu thống kê của bài khảo sát cho thấy nhỏm tuổi của những người tham gia khảo sát đồng thời đạt tiêu chuẩn để đưa vào nghiên cứu tập trung chủ yếu ở nhóm tuổi từ 22 – 27 với số lượng là 123 cá nhân chiếm khoảng 70% số liệu toàn bài nghiên cứu.

Hình 4.3 Thống kê độ tuổi của người tham gia khảo sát

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Từ só liệu trên có thể rõ ràng nhận ra đối tượng tham gia khảo sát là những người có độ tuổi khá trẻ mức độ nhiều nhất là 22, 23 tuổi. Đây là giai đoạn mà đa số mọi người tích cực với việc tham gia những chương trình nghiên cứu đánh giá sản phẩm trong xã hội và cũng là đối tượng chính của những bài nghiên cứu tương tự đề tài này.

4.2.1.3 Học Vấn

Trong 176 người tham gia khảo sát cho thây có 118 người có trình độ học vấn là đại học chiếm tỷ trọng 67.05 % trong toàn bộ những người tham gia khảo sát có 40 người có trình độ học vấn tốt nghiệp trung học phổ thông và thấp hơn với tỉ lệ là 22.73% phân còn lại là 18 người có trình độ cao học chiếm tỷ trọng 10.23%.

TRUNG CẤP, THPT ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG SAU ĐẠI HỌC 0,00% 20,00% 40,00% 60,00% 80,00% 22,73% 05% 67, 10,22% Trình Độ Học Vấn

Hình 4.4 Thống kê trình độ của người tham gia khảo sát

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Từ kết quả khảo sát cho thấy đại bộ phận người tham gia khảo sát là những người có trình độ học vấn cao trong xã hội, có nhận thức tương đối về những yếu tố được đề cập đến trong đề tài nghiên cứu từ đó gia tăng độ chính xác cho đề án nghiên cứu của tác giả.

4.2.2 Phân tích kết quả kiểm định

4.2.2.1 Kiểm định Cronbach’s Alpha cho biến độc lập

Bảng 4.1 Kết quả kiểm định Crobach’s Alpha cho biến độc lập

Tên thang đo Tên biến Cronbach's Alpha Tương quan biến tổng Tương quan phần dư Trung bình hiệp phương sai Hệ số Cronbach's Alpha nếu loại biến NHẬN THỨC SỰ HỮU ÍCH PU1 0.6744 0.6686 0.4212 0.1224 0.6304 PU2 0.7161 0.5009 0.1098 0.5849 PU3 0.7953 0.5603 0.0822 0.5316 PU4 0.6694 0.3639 0.1238 0.6737 NHẬN THỨC HV1 0.8517 0.8709 0.6936 0.2907 0.8225

KIỂM SOÁT HÀNH VI HV2 0.8980 0.7742 0.2742 0.7472 HV3 0.8695 0.7035 0.2971 0.8102 CHUẨN CHỦ QUAN CQ1 0.8151 0.7864 0.5945 0.1724 0.7883 CQ2 0.7892 0.6186 0.1755 0.7751 CQ3 0.8183 0.6592 0.1637 0.7559 CQ4 0.8189 0.6717 0.1680 0.7516 NHẬN THỨC BẢO MẬT BE1 0.7699 0.7802 0.5403 0.2010 0.7570 BE2 0.8695 0.6866 0.1312 0.5947 BE3 0.8325 0.5922 0.1604 0.7061 GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU TH1 0.7909 0.7949 0.6009 0.1508 0.7398 TH2 0.8336 0.6753 0.1394 0.6994 TH3 0.7722 0.6029 0.1667 0.7395 TH4 0.7349 0.5281 0.1753 0.7738

Nguồn: Tổng hơp của tác giả

Nhận xét: Bảng 4.1 trình bày kết quả các biến và thang đo độc lập khi kiểm định Cronbach’s Alpha với kết quả tổng hợp như sau:

Biến “nhận thức sự hữu ích” có kết quả Cronbach’s Alpha bằng 0.6744 > 0.6 (tiêu chuẩn kiểm định) và hệ số này có nghĩa là những quan sát được xây dựng trong bộ câu hỏi khảo sát đạt độ tin cậy là 67.44%. đồng thời hệ số tương quan biến tổng của tất cả các quan sát trong biến đều > 0 vì vậy ta có thể kết luận trong thang đo này các quan sát trong biến đạt tiêu chuẩn để định nghĩa cho biến tổng là nhận thức sự hữu ích với giá trị Cronbach’s Alpha và có thể sử dụng kết quả này để tiếp tục cho các phân tích sau.

Biến “Nhận thức kiểm soát hành vi” có hệ số Cronbach’s Alpha tổng là 0.8517 trong điều kiện hệ số Cronbach’s Alpha khi loại từng quan sát không lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha của biên tổng đồng thời tất cả các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0 cho nên có thể kết luận rằng số liệu thống kê của biến này đạt tiêu chuẩn và có ý nghĩa thống kê.

Biến “Chuẩn chủ quan” có hệ số Cronbach’s Alpha tổng là 0.8151 >0.6 với hệ số tương quan biến tổng của từng quan sát CQ1, CQ2, CQ3, CQ4 > 0 trong điều kiện Cronbach’s Alpha khi loại từng quan sát đều nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha tổng nên kết luận thang do đạt tiêu chuẩn và có ý nghiã nghiên cứu.

Biến “Nhận thức bảo mật” có hệ số tương quan biến tổng của từng quan sát trong bộ câu hỏi thống kê đều lớn hơn tiêu chuẩn nghiên cứu (0.03) đồng thời có hệ số Cronbach’s Alpha biến tổng là 0.7699 > 0.6 cho nên có thể kết luận rằng những quan sát của bộ câu hỏi khảo sát đưa ra có độ tin cậy là 76.99%, kết quả này là đáng tin cậy và có thể dùng để tiếp tục các phần tiếp theo của nghiên cứu.

Biến “Giá trị thương hiệu” là biến cuối cùng trong mô hình nghiên cứu đề xuất với giá trị Cronbach’s Alpha tổng bằng 0.7909 > 0.6 đồng thời hệ số Cronbach’s Alpha khi loại từng quan sát đều bé hơn giá trị Cronbach’s Alpha tổng trong điều kiện hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0 do đó có thể kết luận rằng các thang đo trong bảng khảo sát có giá trị nghiên cứu.

Vậy nhìn chung hầu hết các nhóm biến đều thỏa điều kiện về thang đo và các giá trị của hệ số tương quan biến tổng của từng quan sát trong mỗi biến đều đạt tiêu chuẩn để có thể diễn đạt ý nghĩa nhất định về biến tổng thể trong mô hình nghiên cứu.

4.2.2.2 Kiểm định Cronbach’s Alpha cho biến phụ thuộc

Bảng 4.2 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho biến phụ thuộc Tên

thang đo

Tên biến Cronbach's Alpha Tương quan biến tống Tương quan phần dư Trung bình hiệp phương sai Hệ số Cronbach's Alpha nếu loại biến Ý ĐỊNH HÀNH VI YD1 0.7926 0.7402 0.5363 0.1955 0.7730 YD2 0.8239 0.6560 0.1603 0.7132 YD3 0.8241 0.6702 0.1641 0.7073 YD4 0.7515 0.5505 0.1907 0.7665

Từ kiết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho biến phụ thuộc ta thấy giá trị Cronbach’s Alpha tổng thể cho biến ý định hành vi của khách hàng bằng 0.7926 có nghĩa là độ tin cậy của các quan sát trong bảng khảo sát đạt giá trị 79.26% để giải thích cho biến tổng thể. Ngoài ra hệ Số Cronbach’s Alpha của từng quan sát YD1, YD2, YD3, YD4 lần lượt là 0.7730, 0.7132, 0.7073. 0.7665 đều bé hơn giá trị Cronbach’s Alpha tổng thể cho nên ta có thể kết luận tất cả câu hỏi khảo sát phù hợp để giải thích ý nghĩa biến “Ý Định Hành Vi”.

4.2.2.3 Thống Kê Mức Độ Đánh Giá

Thang đo đánh giá mức độ đồng tình của khách hàng về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ thanh toán QR thông qua ứng dụng EMB được ước lượng như sau:  Từ 1 đến nhỏ hơn 1.5: rất thấp  Từ 1.5 đến nhỏ hơn 2.5: thấp  Từ 2.5 đến nhỏ hơn 3.5: trung bình  Từ 3.5 đến 4.5: cao  Từ 4.5 trở lên: rất cao Nhân tố sự hữu ích

TÔI CÓ THỂ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH KHI SỬ DỤNG QR PAY

TÔI NGHĨ QR PAY NHANH CHÓNG

TÔI NGHĨ QR PAY AN TOÀN

TÔI NGHĨ QR PAY THUẬN TIỆN

4,1424

4,1591

4,2216

4,1761

Hình 4.5 Trung bình kết quả khảo sát biến nhân tố sự hữu ích

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Nhận xét: Thông qua kết quả thống kê từ bộ câu hỏi khảo sát của khách hàng về ý định sử dụng dịch vụ thanh toán QR Pay cho thấy sự quan tâm của khách hàng về các quan sát cho biến “nhận thức sự hữu ích” đều rất cao (với giá trị trung bình các biến đều trên 4.14) trong đó hầu hết mọi người đều cho rằng việc thanh toán qua QR – Pay là một hình thức thanh toán an toàn với giá trị trung bình là 4.2216. Ngoài ra khách hàng ít quan tâm về các vấn đề tài chính cá nhân khi sử dụng dịch vụ thanh toán thông qua QR – Code, có nghĩa là chúng ta có thể mở rộng loại hình thanh toán này cho bất kì thành phần thu nhập nào trong xã hội.

SỬ DỤNG QR PAY THỂ HIỆN MỘT LỐI SỐNG HIỆN ĐẠI

VIỆC SỬ DỤNG QR PAY LÀ DO TÔI QUYẾT ĐỊNH

ĐỐI VỚI TÔI, SỬ DỤNG QR PAY LÀ DỄ DÀNG

Hình 4.6 Trung bình biến nhận thức kiểm soát hành vi

4,017

4,0 3

977

4

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Nhận xét: Kết quả thống kê trung bình các quan sát trong biến “nhận thức kiểm soát hành vi” thấp hơn trị trung bình của các quan sát ở biến “nhận thức sự hữu ích”, giá trị trung bình của các quan sát hội tụ quanh giá trị 4.0. Quan sát về việc sử dụng dễ dàng QR – Pay đối với người dùng đạt sự đồng tình thấp nhất với giá trị bằng 4.0, các giá trị khác tuy cao hơn nhưng có độ lệch so với quan sát sử dụng QR – Pay dễ dàng không đáng kể với giá trị lần lượt là 4.017 và 4.039 cho biến “Sử dụng QR – Pay thể hiện một lối sống hiện đại” và “Việc sử dụng QR – Pay là do tôi quyết định”.

Tuy giá trị trung bình của các quan sát trong biến “Nhận thức kiểm soát hành vi” có giá trị thấp hơn hẳn biến “nhận thức sự hữu ích” tuy nhiên với hệ số Cronbach’s Alpha là 0.8517 thì những quan sát trong biến cho thấy độ tin cậy của thang đo vượt trội hơn hẳn các biến còn lại.

HẦU HẾT MỌI NGƯỜI XUNG QUANH TÔI ĐỀU SỬ DỤNG DỊCH VỤ THANH TOÁN QR PAY

4,0681

TỔ CHỨC NƠI TÔI LÀM VIỆC, HỌC TẬP VÀ SINH HOẠT ỦNG HỘ VIỆC SỬ DỤNG DỊCH VỤ THANH TOÁN QR PAY

4,0852

BẠN BÈ, ĐỒNG NGHIỆP, KHÁCH HÀNG CỦA TÔI NGHĨ RẰNG TÔI NÊN DÙNG DỊCH VỤ THANH TOÁN QR PAY

4,0909

GIA ĐÌNH TÔI (BA MẸ, ANH CHỊ EM, HỌ HÀNG,...) NGHĨ RẰNG TÔI NÊN DÙNG DỊCH VỤ THANH TOÁN QR PAY

4,142

Hình 4.7 Trung bình biến Chuẩn chủ quan

Nguồn: Tổng hợp của tác giả Nhận xét: Từ kết quả thống kê về nhân tố chuẩn chủ quan cho thấy, gia đình và những người thân thiết là đối tượng có tác động mạnh nhất lên ý định hành vi sử dụng dịch vụ thanh toán qua QR – Code với số điểm trung bình đạt được 4.142 vượt trội hơn hẳn những qun sát khác trong cùng biến. Những quan sát còn lại bao gồm “Hầu hết mọi người xung uanh đều sử dụng dịch vụ thanh toán qua QR – Pay”, “Tổ chức nơi tôi làm việc, học tập và sinh hoạt ủng hộ việc sử dụng dịch vụ thanh toán QR – Pay”, “Bạn bè, Đồng Nghiệp, Khách hàng của tôi nghĩ rằng tôi nên sử dụng dịch vụ thanh toán qua QR – Pay” có kết quả không có sự khác biệt rõ ràng với kết quả trung bình hội tụ xung quanh khu vực 4.0.

Nhìn chung những người tham gia khảo sát cho thấy họ chịu sự ảnh hưởng mạnh từ việc gia đình, bạn bè và đồng nghiệp trong việc hình thành lên ý định hành vi sử dụng dịch vụ thanh toán. Tuy nhiên để biết mức độ cụ thể của nhân tố chuẩn chủ quan tác động lên ý định hành vi thì cần phải tiếp tục sử dụng những phân tích tiếp theo của bài nghiên cứu này.

KHÁCH HÀNG KHÔNG PHẢI LO LẮNG VỀ CÁC RỦI RO KHI THỰC HIỆN QUA QR - PAY

4,2727

VẤN ĐỀ BẢO MẬT KHIẾN NGƯỜI DÙNG LỰA CHỌN THANH TOÁN BẰNG QR - PAY

4,2045

THÔNG TIN NGƯỜI DÙNG QR – PAY LUÔN ĐƯỢC NGÂN HÀNG ĐẢM BẢO AN TOÀN

4,1647

Nhân tố nhận thức bảo mật

Hình 4.8 Trung bình biến Nhận thức bảo mật

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Nhận xét: Từ kết quả trung bình các quan sát của biến nhận thức bảo mật cho thấy hầu hết mọi người đều quan tâm đến tính bảo mật của phương tiện thanh toán với giá trị trung bình đều hội tụ quanh 4.2 điểm. Trong đó “Khách hàng không phải lo lắng về các rủi ro khi thực hiện thanh toán qua QR – Pay” là yếu tố được người tham gia khảo sát đánh giá cao nhất khi thực hiện thanh toán qua QR – Pay so với các hình thức thanh toán khác như thẻ ATM, Visa… với số điểm đạt được là 4.2727.

Các quan sát còn lại bao gồm “Vấn đề bảo mật khiến người dùng lựa chọn thanh toán bằng QR – Pay”, “Thông tin người dùng QR – Pay luôn được ngân hàng bảo đảm an toàn” nhận được sự đồng tình thấp hơn từ phía những người tham gia khảo sát so với quan sát trước đó tuy nhiên nhìn chung các quan sát của biến bảo mật đều có giá trị cao hơn hẳn so với toàn bộ các biến được thống kê trước đó.

ĐIỂM GIAO DỊCH CỦA MB DỄ NHẬN BIẾT 4,1704

MB LÀ NGÂN HÀNG CÓ UY TÍN, ĐÁNG TIN CẬY 4,1136

MB CUNG CẤP DỊCH VỤ, SẢN PHẨM ĐÚNG NHƯ CAM KẾT

4,1477

MB CÓ HỆ THỐNG VÀ MẠNG LƯỚI KHÁ RỘNG 4,1079

Nhân tố giá trị thương hiệu

Hình 4.9 Trung bình biến giá trị thương hiệu

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Nhận xét: Từ kết quả thống kê trên cho thấy thương hiệu của ngân hàng hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ QR – Pay có ảnh hưởng mạnh đến ý định lựa chọn sử dụng dịch vụ của những người tham gia khảo sát. Cụ thể, việc người dùng có thể phân biệt những điểm giao dịch của ngân hàng MB so với những ngân hàng hay tổ chức tín dụng khác là quan sát tác nhận được nhiều sự đồng tình nhất với số điểm trung bình là 4.17. Những quan sát khác của biến giá trị thương hiệu nhìn chung đều nhận được sự quan tâm rõ rệt khi giá trị trung bình đều lớn hơn 4.1 – số liệu này chỉ đứng sau biến nhận thức sự bảo mật của ứng dụng khi thực hiện thanh toán.

4.2.2.4 Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Trước khi bắt đầu phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho các biến của bài nghiên cứu, tác giả sử dụng những giả thiết nghiên cứu được sử dụng trong hàng loạt nghiên cứu trước đó làm cơ sở để phân tích những kết quả thu được trong bài nghiên cứu này. Các giả thiết cụ thể bao gồm:

 Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) ≥ 0.3 cho cỡ mẫu ít nhất 350 giá trị

 Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) ≥ 0.55 cho cỡ mẫu từ 100 đến 350

 Dựa vào kích thước mẫu của nhóm thì FL dùng để làm tiêu chuẩn so sánh là 0.55

là phù hợp. (Theo Hair et al.(2005), Multivariate Data Analysis Prentice – Hall International)

 Hệ số KMO (Kaiser Meyer Olkin) là một chỉ số dùng để xem xét sự phù hợp của

nhân tố. Trị số của hệ số KMO phải đạt giá trị trong khoảng 0.5≤ KMO ≤ 1 là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là phù hợp. Nếu trị số này nhỏ hơn 0.5, tức có nghĩa là phương pháp phân tích nhân tố EFA không thích hợp với tập dữ liệu nghiên cứu này.

 Kiểm định Bartleett (Bartlett’s test of sphericity) dùng để xem xét các biến quan sát trong nhân tố có tương quan với nhau trong tổng thể hay không. Nếu kiểm định cho thấy không có ý nghĩa thống kê (sig ≥ 0.05) thì không thể áp dụng phương pháp phân tích nhân tố EFA cho bộ biến số này. Khi kiểm định Barlett có ý nghĩa thống kê (sig <0.05) chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể.

 Tổng phương sai trích (Total variance explained) đạt giá trị từ 50% trở lên cho thấy mô hình EFA là phù hợp. Coi biến thiên là 100% thì trị số này thể hiện các nhân tố được trích cô đọng được bao nhiêu phần trăm và bị thất thoát bao nhiêu phần tram của các biến quan sát.

 Trị số Eigenvalue là một tiêu chí sử dụng phổ biến để xác định số lượng nhân tố

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ THANH TOÁN QR CODEQUA ỨNG DỤNG EMB TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH QUẬN 12 (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w