Tổng quan nghiên cứu trƣớc đây

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẨN TẠI VIỆT NAM (Trang 28)

2.2.1. Các nghiên cứu trong nƣớc

Võ Minh Long (2019) đã nghiên cứu 20 ngân hàng thƣơng mại Việt Nam trong

khoảng thời gian từ 2008-2017 sử dụng mô hình FEM với ƣớc lƣợng chuẩn đã kết luận rằng có bốn yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thƣơng mại thông qua hệ số ROE. Đầu tiên là quy mô ngân hàng không có cùng xu hƣớng chuyển động với ROE với mức độ tin cậy 90% mặc dù đi ngƣợc lại với kỳ vọng của tác giả nhƣng kết này vẫn đƣợc một số nghiên cứu khác đồng ý. Thứ hai là tỷ lệ chi phí trên doanh thu của ngân hàng càng thấp thì hiệu quả hoạt động của ngân hàng càng cao. Thứ ba là tỷ lệ vốn huy động trên dƣ nợ tín dụng cùng chiều với hiệu quả hoạt động ngân hàng với mức độ tin cậy là 99%, khả định mạnh mẽ rằng khi ngân hàng càng huy động đƣợc nhiều vốn thì ngân hàng cho vay càng nhiều qua đó nâng cao lợi nhuận của ngân hàng mà vẫn đảm bảo về mức độ thanh khoản của ngân hàng. Thứ tƣ là tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có ảnh hƣởng ngƣợc chiều với ROE với độ tin cậy 99%, điều này cho thấy ngân hàng sử dụng vốn chủ sở hữu để tài trợ cho các khoản nợ cao, có thể xuất phát từ tâm lý chủ quan của ngân hàng từ đó dẫn đến chất lƣợng các khoản nợ không đƣợc đảm bảo và dẫn đến việc dự phòng rủi tín dụng cao nên ảnh hƣởng đến lợi nhuận. Ngoài ra, tác giả cũng đề cập đến nợ xấu của ngân hàng. Mặc dù có tác động ngƣợc

chiều nhƣng độ tin cậy không cao nên tác giả đã không đƣa ra kết luận về mối quan hệ của nợ xấu và hiệu quả hoạt động ngân hàng.

Phạm Thu Trang (2016) cũng đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận

ngân hàng Việt Nam nhƣng là trong khoảng thời gian 2006-2013, đây là thời kì bùng nổ về số lƣợng ngân hàng và cũng đi qua thời kỳ khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam 2009- 2010 và các vấn đề liên quan đến nợ xấu ngân hàng. Nghiên cứu có tổng cộng 224 quan sát và sử dụng phƣơng pháp hồi quy POLS sau khi đã sử dụng kiểm định Wald để loại bỏ các biến có độ tin cậy thấp hơn 90%. Mô hình cho thấy mặc dù quy mô tài sản có tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động ngân hàng (ROA) nhƣng ở mức độ hầu nhƣ không đáng kể vì đây là thời kì các ngân mới thành lập và tranh đua thị phần nên các ngân hàng thƣờng không có lãi. Hơn nữa các ngân hàng nhỏ thƣờng hoạt động hiệu quả hơn so với các NHNN nên ảnh hƣởng đến điều này chỉ số khá nhiều. Thứ hai là tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản tỷ lệ thuận với ROA, tỷ lệ vốn cao giúp cho ngân hàng có thể sử dụng đòn bẩy tài chính cao hơn và đem lại lợi nhuận nhiều hơn đồng thời cũng giảm bớt đƣợc vấn đề rủi ro thanh khoản. Thứ ba là rủi ro thanh khoản có ảnh hƣởng cùng chiều với ROA nhƣng ở mức độ khá thấp, điều này cho thấy các ngân hàng thƣơng mại chỉ đối mặt với một ít rủi ro thanh khoản khi gia tăng lợi nhuận. Thứ tƣ, tình trạng sở hữu cũng ảnh hƣởng đến lợi nhuận ngân hàng và mô hình cho thấy tác động ngƣợc chiều với mức độ thấp. Điều này cho thấy các ngân hàng tƣ có hệ số ROA lớn hơn so với các ngân hàng thuộc sở hữu chính phủ và thực tế cũng chứng minh rằng các ngân hàng chính phủ lớn khi đó nhƣ BIDV hay MHB chỉ số ROA chỉ đạt 0.6% và 0.27% thấp hơn so với trung bình toàn ngành là 0.7%. Thứ năm, tốc độ tăng trƣởng GDP có tác động ngƣợc chiều với hiệu quả hoạt động ngân hàng. Kết quả này đƣợc giải thích bởi khủng hoảng kinh tế 2009-2010 và sự không thống nhất trong việc phân loại nợ xấu sau giai đoạn 2011 đã ảnh hƣởng đáng kể đến lợi nhuận ngân hàng.

Nguyễn Thị Thanh Tuyền (2018) đã nghiên cứu một cách tổng quan về các yếu tố

ảnh hƣởng đến lợi nhuận ngân hàng. Đầu tiên là về tổng số quan sát, nghiên cứu đã thực hiện trong khoảng thời gian từ 2008-2017 với 26 ngân hàng thƣơng mại Việt Nam và tổng quan sát đã đạt đƣợc là 254, đạt yêu cho một nghiên cứu định lƣợng để hạn chế các vấn đề sai số. Thứ hai, mô hình sử dụng đa dạng biến độc lập để bao quát các ảnh

hƣởng của các nhân tố lên hiệu quả hoạt động ngân hàng. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng ba tiêu chí để đo lƣờng hiệu quả hoạt động của ngân hàng là ROA, ROE, NIM. Thứ ba, tác giả sử dụng mô hình GMM trong nghiên cứu. Mô hình GMM có ƣu điểm là sử dụng phù hợp đối với những trƣờng hợp có nhiều cá thể quan sát những mốc thời gian ít; mô hình động chứa biến trễ của biến phụ thuộc; quan trọng nhất là mô hình GMM giải quyết biến nội sinh thƣờng xuất hiện trong các mô hình kinh tế lƣợng. Biến nội sinh trong trƣờng hợp này đƣợc tạo nên từ sự thiếu sót biến trong mô hình từ đó dẫn đến mô hình có thể bị thiên chệch nếu không sử dụng thêm các ƣớc lƣợng vững. Tác giả đã kết luận rằng ―Quy mô ngân hàng, chi phí hoạt động, vốn ngân hàng và rủi ro thanh khoản có tác động tiêu cực đến lợi nhuận của ngân hàng khi đo lƣờng bởi ROA và ROE. Ngƣợc lại, cho vay, thu nhập ngoài lãi, tăng trƣởng kinh tế và lạm phát lại tác động tích cực đến lợi nhuận của ngân hàng khi đo lƣờng bởi ROA và ROE. Riêng đối với biến NIM, quy mô ngân hàng, và vốn chủ sở hữu lại thể hiện tác động tích cực đến NIM. Trong khi đó thu nhập ngoài lãi lại tác động tiêu cực đến biến NIM.‖

2.2.2. Các nghiên cứu nƣớc ngoài

Ash Demirguc-Kunt và Harry Huizinga (1999) đã phân tích các ngân hàng ở 80 quốc gia trong giai đoạn 1988-1995 với tổng cộng tối đa là 7900 các ngân hàng thƣơng mại. Mặc dù tác giả sử dụng mô hình POLS nhƣng các quan sát lớn đã khỏa lấp hầu hết các vấn đề của mô hình. Bài nghiên cứu này cho thấy rằng sự khác biệt về tỷ suất lợi nhuận và khả năng sinh lời của ngân hàng phản ánh nhiều yếu tố quyết định: đặc điểm ngân hàng, điều kiện kinh tế vĩ mô, các quy luật thuế ngân hàng rõ ràng và tiềm ẩn, quy định bảo hiểm tiền gửi, cấu trúc tài chính tổng thể và các chỉ số pháp lý và thể chế cơ bản. Tỷ lệ tài sản ngân hàng trên tổng sản phẩm quốc nội lớn và tỷ lệ tập trung thị trƣờng thấp dẫn đến biên lợi nhuận và lợi nhuận, kiểm soát sự khác biệt trong hoạt động ngân hàng, đòn bẩy và môi trƣờng kinh tế vĩ mô thấp hơn. Các ngân hàng nƣớc ngoài có tỷ suất lợi nhuận và biên lợi nhuận cao hơn các ngân hàng trong nƣớc ở các nƣớc đang phát triển, trong khi ở các nƣớc phát triển thì ngƣợc lại. Ngoài ra, có bằng chứng cho thấy gánh nặng thuế doanh nghiệp đƣợc chuyển hoàn toàn cho khách hàng ngân hàng, trong khi yêu cầu dự trữ cao hơn thì không, đặc biệt là ở các nƣớc đang phát triển.

Kosmidou và các cộng sự (2005) đã nghiên cứu 32 ngân hàng ở Anh trong khoảng

thời gian từ 1995-2002 bằng mô hình FEM đã đƣa ra các kết luận. Một, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản, là yếu tố chính quyết định lợi nhuận của các ngân hàng Anh, hỗ trợ cho lập luận rằng các ngân hàng có vốn hóa tốt phải đối mặt với chi phí tài trợ bên ngoài thấp hơn, giúp giảm chi phí và tăng lợi nhuận. Hai, các yếu tố quyết định quan trọng khách nhƣ là tỷ lệ chi phí trên thu nhập và quy mô ngân hàng, cả hai đều tác động tiêu cực đến lợi nhuận của ngân hàng. Tác động của thanh khoản đến hoạt động của ngân hàng không rõ ràng và thay đổi theo thƣớc đo khả năng sinh lời đƣợc sử dụng. Ba, các yếu tố vĩ mô nhƣ tăng trƣởng GDP và lạm phát có tác động tích cực đến hoạt động của ngân hàng, cũng nhƣ sự tập trung trong ngành ngân hàng và sự phát triển của thị trƣờng chứng khoán.

Alper và Anbar (2011) đã nghiên cứu hiệu quả hoạt động các ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ trong khoảng thời gian từ 2002-2010. Kết quả của nghiên cứu cho biết quy mô tài sản và thu nhập ngoài lãi có ảnh hƣởng tích cực và đáng kể đến khả năng sinh lời của ngân hàng. Tuy nhiên, quy mô của danh mục tín dụng và các khoản cho vay đang theo dõi có tác động tiêu cực và đáng kể đến lợi nhuận của ngân hàng. Đối với yếu tố kinh tế vĩ mô, chỉ có lãi suất thực mới ảnh hƣởng tích cực đến hoạt động của các ngân hàng còn tốc độ tăng trƣởng GDP thực và lạm phát thì không. Những kết quả này cho thấy rằng các ngân hàng có thể cải thiện khả năng sinh lời của mình thông qua việc tăng quy mô ngân hàng và thu nhập ngoài lãi, giảm tỷ lệ tín dụng/ tài sản. Ngoài ra, lãi suất thực tế cao hơn có thể dẫn đến lợi nhuận ngân hàng cao hơn.

Evrim Turgutlu (2014) đã phân tích động lực quyết định đến lợi nhuận của ngân

hàng Thổ Nhĩ Kỳ bằng cách so sánh giả thuyết lợi nhuận và giả thuyết về môi trƣờng cạnh tranh thông qua đó xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận. Cả hai giả thuyết đƣợc kiểm tra bằng mô hình bảng động SGMM với các biến độc lập nhƣ quy mô ngân hàng, rủi ro tín dụng, hiệu quả quản lý, sự lành mạnh về tài chính, cạnh tranh thị trƣờng, chính sách tiền tệ và tự do kinh tế. Phát hiện chung và quan trọng nhất từ hai mô hình là sự bền bỉ của lợi nhuận ngân hàng trong ngành ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ. Khi xem xét mô hình dựa trên ROE, kết quả cho thấy tác động tích cực và đáng kể của các biến nhƣ quy mô ngân hàng, tỷ lệ vốn, tổng dƣ nợ, hiệu quả quản lý, nợ phải trả ngoại bảng và cấu

trúc tài chính tốt đến lợi nhuận của ngân hàng. Mô hình còn lại dựa trên khả năng sinh lời đƣợc đo bằng ROA. Tuy nhiên, tác giả tìm thấy các hệ số có ý nghĩa chỉ cho các biến thể hiện hiệu quả quản lý, nợ phải trả ngoại bảng, cấu trúc tài chính tốt và tăng trƣởng kinh tế.

CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu

Dữ liệu đƣợc lấy từ báo cáo tài chính cuối năm đã đƣợc kiểm toán để tăng độ chính xác của dữ liệu các ngân hàng trên sàn chứng khoán HSX và HNX và các ngân hàng khác từ trang web finance.stock.vn và data.masvn.com. Các số liệu thuộc bảng cân đối kế toán và kết quả kinh doanh của tổng cộng 24 ngân hàng với tổng số quan sát cho từng đơn vị là 312 trong khoảng thời gian nghiên cứu là 2007-2019. Cụ thể là các mục: Tổng tài sản; vốn chủ sở hữu, cho vay khách hàng, thu nhập thuần, tổng chi phí hoạt động, tổng thu nhập hoạt động, chi phí dự phòng rủi ro, lợi nhuận sau thuế. Ngoài ra, đối với tốc độ tăng trƣởng GDP và lạm phát đƣợc lấy từ tổng cục thống kê. Dữ liệu thu đƣợc dƣới dạng thô chƣa qua xử lý và để thuận tiện cho việc tính toán khóa luận sẽ lấy đơn vị tính là triệu đồng thay vì đồng và xử lý bằng phần mềm Eviews.

3.2. Mô hình nghiên cứu3.2.1. Mô hình nghiên cứu 3.2.1. Mô hình nghiên cứu

Từ lý thuyết và các nghiên cứu trƣớc kia ở trong và ngoài nƣớc, khóa luận sẽ đo lƣờng hiệu quả hoạt động của ngân hàng bằng chỉ tiêu ROE và ROA cùng với các biến tác động khác sẽ đƣợc nêu ở dƣới cùng với mô hình nghiên cứu:

Yit ci  k Xit ,k uit

k 1 Trong đó:

Yit

thể hiện hiệu quả hoạt động của ngân hàng thứ i tại năm t.

k là hệ số hồi quy riêng thứ k của nhân tố tác

động Xit thứ k với k = 1, 2, 3,

…, 9.

Xit,k

9.

là biến tác động thứ k đến hiệu quả hoạt động ngân hàng k = 1, 2, 3, …,

● Tại k = 1,2,…,8 , Xit,k lần lƣợt là biến quy mô tài sản; tỷ lệ vốn chủ sở hữu; biến dự phòng rủi ro tín dụng; tỷ lệ chi phí hoạt động; đa dạng hóa thu nhập; tăng trƣởng tín dụng; tăng trƣởng GDP; chỉ số lạm phát tại ngân hàng i và năm t.

● Uit là sai số của mô hình.

Mô hình sử dụng dữ liệu bảng và 9 biến độc lập bao gồm cả biến giả nên khóa luận sẽ tiếp cận theo hƣớng sử dụng mô hình định lƣợng dữ liệu bảng cụ thể là ba mô hình: POLS, REM, FEM. Sau đó khóa luận sẽ thực hiện kiểm định để xem xét mức độ phù hợp của mô hình đồng thời lựa chọn mô hình phù hợp nhất.

3.2.2. Mô tả biến và thang đo

Dựa trên mô hình nghiên cứu trên, khóa luận đã chỉ ra 9 biến tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng gồm 8 biến độc lập và 1 biến giả đồng thời 2 biến đo lƣờng hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Và sau đây là cách để xác định từng biến theo thứ tự 10 biến giải thích và 2 biến phụ thuộc.

● Quy mô ngân hàng (ký hiệu là Size) là biến giải thích đƣợc lấy từ bảng cân đối và đƣợc tính bằng logarit tổng tài sản ngân hàng.

Size = log(tổng tài sản)

● Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn (ký hiệu là Eq) là biến giải thích đƣợc lấy từ hai thành phần của bảng cân đối kế toán trong mục nguồn vốn và đƣợc tính bằng tổng vốn chủ sở hữu chia cho tổng nguồn vốn.

Eq = Tổng vốn chủ sở hữu/ tổng nguồn vốn *100

● Dự phòng rủi ro tín dụng (ký hiệu là DDRR) là biến giải thích đƣợc lấy từ hai thành phần của bảng cân đối kế toán trong mục tài sản và đƣợc tính bằng dự phòng rủi ro cho vay khách hàng chia cho nợ gốc của khách hàng.

DDRR = Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng/ Nợ gốc của khách hàng * 100

● Tỷ lệ chi phí hoạt động (ký hiệu là CIR) là biến giải thích đƣợc lấy từ hai thành phần của bảng kết quả kinh doanh của ngân hàng và đƣợc tính bằng tổng chi phí hoạt động chia cho tổng thu nhập của ngân hàng.

CIR = Tổng chi phí hoạt động/ Tổng thu nhập *100

● Đa dạng hóa thu nhập (ký hiệu là HHIDR) là biến giải thích đƣợc lấy từ hai thành phần của bảng kết quả kinh doanh của ngân hàng và đƣợc tính bằng tổng bình phƣơng của thu nhập ngoài lãi và bình phƣơng thu nhập thuận chia cho tổng thu nhập bình phƣơng.

HHIDR =(thu nhập ngoài lãi/tổng thu nhập)2 + (thu nhập thuần/ tổng thu nhập)2

*100

● Tăng trƣởng tín dụng (ký hiệu là TTTD) là biến giải thích đƣợc lấy từ bảng cân đối kế toán và đƣợc tính bằng cách lấy cho vay khách hàng hiện tại năm t chia cho cho vay khách hàng năm t – 1.

TTTD = [(Cho vay khách hàng năm t/ Cho vay khách hàng năm t – 1) – 1]*100

● Tăng trƣởng GDP (ký hiệu là GGDP) là biến giải thích đƣợc lấy từ Tổng cục thống kê và đƣợc tính bằng tổng sản lƣợng sản phẩm quốc nội năm t chia cho tổng sản lƣợng sản phẩm quốc nội năm trƣớc và trừ 1.

GGDP = (GDPt/GDPt-1 – 1)*100

● Lạm phát (ký hiệu là CPI) là biến giải thích đƣợc lấy từ Tổng cục thống kê và đƣợc tính bằng chỉ số giá tiêu dùng năm t chia cho chỉ số giá tiêu dùng năm trƣớc và trừ 1.

CPI = (CPIt/CPIt-1 – 1)*100

● Biến giả khủng hoảng năm 2009-2010 (ký hiệu là Crisis) là biến giải thích đại diện cho khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tại năm 2009,2010 sử dụng 1 nhƣ giá trị đại diện cho năm khủng hoảng và 0 cho các năm còn lại.

3.2.3. Giả thuyết nghiên cứu

Từ lý thuyết về các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động ngân hàng đƣợc trình bày ở chƣơng hai, khóa luận sẽ đƣa ra giả định về sự ảnh hƣởng của 10 biến nhân tố

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẨN TẠI VIỆT NAM (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w