Mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẨN TẠI VIỆT NAM (Trang 33)

3.2.1. Mô hình nghiên cứu

Từ lý thuyết và các nghiên cứu trƣớc kia ở trong và ngoài nƣớc, khóa luận sẽ đo lƣờng hiệu quả hoạt động của ngân hàng bằng chỉ tiêu ROE và ROA cùng với các biến tác động khác sẽ đƣợc nêu ở dƣới cùng với mô hình nghiên cứu:

Yit ci  k Xit ,k uit

k 1 Trong đó:

Yit

thể hiện hiệu quả hoạt động của ngân hàng thứ i tại năm t.

k là hệ số hồi quy riêng thứ k của nhân tố tác

động Xit thứ k với k = 1, 2, 3,

…, 9.

Xit,k

9.

là biến tác động thứ k đến hiệu quả hoạt động ngân hàng k = 1, 2, 3, …,

● Tại k = 1,2,…,8 , Xit,k lần lƣợt là biến quy mô tài sản; tỷ lệ vốn chủ sở hữu; biến dự phòng rủi ro tín dụng; tỷ lệ chi phí hoạt động; đa dạng hóa thu nhập; tăng trƣởng tín dụng; tăng trƣởng GDP; chỉ số lạm phát tại ngân hàng i và năm t.

● Uit là sai số của mô hình.

Mô hình sử dụng dữ liệu bảng và 9 biến độc lập bao gồm cả biến giả nên khóa luận sẽ tiếp cận theo hƣớng sử dụng mô hình định lƣợng dữ liệu bảng cụ thể là ba mô hình: POLS, REM, FEM. Sau đó khóa luận sẽ thực hiện kiểm định để xem xét mức độ phù hợp của mô hình đồng thời lựa chọn mô hình phù hợp nhất.

3.2.2. Mô tả biến và thang đo

Dựa trên mô hình nghiên cứu trên, khóa luận đã chỉ ra 9 biến tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng gồm 8 biến độc lập và 1 biến giả đồng thời 2 biến đo lƣờng hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Và sau đây là cách để xác định từng biến theo thứ tự 10 biến giải thích và 2 biến phụ thuộc.

● Quy mô ngân hàng (ký hiệu là Size) là biến giải thích đƣợc lấy từ bảng cân đối và đƣợc tính bằng logarit tổng tài sản ngân hàng.

Size = log(tổng tài sản)

● Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn (ký hiệu là Eq) là biến giải thích đƣợc lấy từ hai thành phần của bảng cân đối kế toán trong mục nguồn vốn và đƣợc tính bằng tổng vốn chủ sở hữu chia cho tổng nguồn vốn.

Eq = Tổng vốn chủ sở hữu/ tổng nguồn vốn *100

● Dự phòng rủi ro tín dụng (ký hiệu là DDRR) là biến giải thích đƣợc lấy từ hai thành phần của bảng cân đối kế toán trong mục tài sản và đƣợc tính bằng dự phòng rủi ro cho vay khách hàng chia cho nợ gốc của khách hàng.

DDRR = Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng/ Nợ gốc của khách hàng * 100

● Tỷ lệ chi phí hoạt động (ký hiệu là CIR) là biến giải thích đƣợc lấy từ hai thành phần của bảng kết quả kinh doanh của ngân hàng và đƣợc tính bằng tổng chi phí hoạt động chia cho tổng thu nhập của ngân hàng.

CIR = Tổng chi phí hoạt động/ Tổng thu nhập *100

● Đa dạng hóa thu nhập (ký hiệu là HHIDR) là biến giải thích đƣợc lấy từ hai thành phần của bảng kết quả kinh doanh của ngân hàng và đƣợc tính bằng tổng bình phƣơng của thu nhập ngoài lãi và bình phƣơng thu nhập thuận chia cho tổng thu nhập bình phƣơng.

HHIDR =(thu nhập ngoài lãi/tổng thu nhập)2 + (thu nhập thuần/ tổng thu nhập)2

*100

● Tăng trƣởng tín dụng (ký hiệu là TTTD) là biến giải thích đƣợc lấy từ bảng cân đối kế toán và đƣợc tính bằng cách lấy cho vay khách hàng hiện tại năm t chia cho cho vay khách hàng năm t – 1.

TTTD = [(Cho vay khách hàng năm t/ Cho vay khách hàng năm t – 1) – 1]*100

● Tăng trƣởng GDP (ký hiệu là GGDP) là biến giải thích đƣợc lấy từ Tổng cục thống kê và đƣợc tính bằng tổng sản lƣợng sản phẩm quốc nội năm t chia cho tổng sản lƣợng sản phẩm quốc nội năm trƣớc và trừ 1.

GGDP = (GDPt/GDPt-1 – 1)*100

● Lạm phát (ký hiệu là CPI) là biến giải thích đƣợc lấy từ Tổng cục thống kê và đƣợc tính bằng chỉ số giá tiêu dùng năm t chia cho chỉ số giá tiêu dùng năm trƣớc và trừ 1.

CPI = (CPIt/CPIt-1 – 1)*100

● Biến giả khủng hoảng năm 2009-2010 (ký hiệu là Crisis) là biến giải thích đại diện cho khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tại năm 2009,2010 sử dụng 1 nhƣ giá trị đại diện cho năm khủng hoảng và 0 cho các năm còn lại.

3.2.3. Giả thuyết nghiên cứu

Từ lý thuyết về các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động ngân hàng đƣợc trình bày ở chƣơng hai, khóa luận sẽ đƣa ra giả định về sự ảnh hƣởng của 10 biến nhân tố đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

● H1: Quy mô ngân hàng (Size) tác động cùng chiểu đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Trong giai đoạn từ 2007-2019, quy mô của ngành ngân hàng đã tăng trƣởng liên tục và gia tăng đáng kể. Trong phạm vi 24 ngân hàng khóa luận khảo sát, quy mô của ngân hàng đã tăng trƣởng hơn 6 lần từ năm 2019 so với năm 2007. Trong đó, so sánh top năm ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất thì sự khác nhau giữa năm 2007 và 2019 chỉ là ngân hàng Sài Gòn (SCB) thay thế vị trí của ngân hàng Á Châu (ACB) trở thành ngân hàng tƣ nhân lớn nhất, bốn vị trí còn lại thuộc về các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc lần lƣợt là ngân hàng Việt Nam Thịnh Vƣợng (BIDV), ngân

hàng Ngoại Thƣơng (VCB), ngân hàng Công Thƣơng (CTG), ngân hàng Nông Nghiệp (AGR). Bên cạnh đó, quy mô của ngân hàng do nhà nƣớc kiểm soát luôn chiếm tỷ trọng hơn 50% trong phạm vi nghiên cứu nhƣng có xu hƣớng giảm dần qua các năm. Năm 2007, tỷ trọng tổng tài sản của các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc trong tổng tài sản của tất cả các ngân hàng là hơn 67% và vào cuối năm 2019 là gần 56% nhƣng xét về hoạt động hiệu quả thì các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc đã làm tốt hơn thể hiện ở chỉ số ROE và chỉ kém hơn không đáng kể ở chỉ số ROA khi tổng tài sản của các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc là quá lớn nếu so với các ngân hàng tƣ nhân. Nhìn chung, hiệu quả hoạt động của ngân hàng trong giai đoạn 2007-2019 thể hiện xu hƣớng giảm trong khi quy mô ngân hàng thì luôn gia tăng qua từng năm. Cụ thể, giai đoạn 2007-2015, hiệu quả hoạt động của ngân hàng gần nhƣ giảm dần qua các năm và trong giai đoạn còn lại 2016-2019 thì đã đƣợc phục hồi nhƣng vẫn chƣa tiệm cận đƣợc với mức đỉnh cũ. Đồ thị 3.1 bên dƣới mô tả trực quan hơn về diễn biến hiệu quả hoạt động của ngân hàng và quy mô ngân hàng trong giai đoạn 2007-2019 bằng cách tính chỉ số trung bình của ROA, ROE và tổng tài sản theo logarit của tất cả các ngân hàng trong nghiên cứu theo năm. Từ đồ thị, có thể suy luận rằng việc mở rộng quy mô ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam tác động tƣơng đối cùng chiều với hiệu quả hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, quản lý một khối tài sản lớn luôn khó khăn và ít đem lại hiệu quả hơn là khối tài sản tƣơng đối. Do đó, ít nhất trong giai đoạn 2007-2015, Kristin Regehr (2016) đã đúng khi cho rằng việc tăng trƣởng tài sản quá nhanh nhƣng khả năng quản trị chƣa phù hợp sẽ gây nên tình trạng hoạt động không hiệu quả. Nhƣng trong giai đoạn, từ năm 2016 đến nay hoạt động của ngân hàng đã đƣợc cải thiện ở cả hai chỉ số ROA và ROE. Nguyên nhân có thể xuất phát từ các nhà quản trị ngân hàng đã có chiến lƣợc thích hợp hơn để sử dụng tài sản. Ngoài ra, khung pháp lý đã đƣợc cải thiện đáng kể về các điều kiện cho vay, quản lý nợ xấu, yêu cầu gia tăng vốn tự có của ngân hàng, các yêu cầu về quyền sở hữu, … từ nhà nƣớc nhà nƣớc cũng đã góp phần quan trọng trong sự phục hồi hiệu quả hoạt động của ngành ngân hàng. Do đó khóa luận kết luận quy mô ngân hàng tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động ngân hàng.

20,00 15,00 10,00 5,00 0,00 20,00 19,00 18,00 17,00 16,00 15,00 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

ROE BQ ROA BQ Size BQ

20,00 15,00 15,00 10,00 10,00 5,00 5,00 0,00 0,00 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 ROE BQ ROA BQ Eq BQ

Đồ thị 3.1: So sánh giữa hiệu quả và quy mô ngân hàng bình quân

Nguồn: Trích xuất từ phần mềm Excel

● H2: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu (Eq) tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Trong giai đoạn 2007-2019, cũng giống nhƣ tổng tài sản của ngân hàng vốn chủ sở hữu cũng đã không ngừng tăng trƣởng qua các năm và cho đến cuối năm 2019 thì tổng vốn chủ sở hữu của các ngân hàng đã tăng hơn 6,2 lần so với cuối năm 2007. Thêm vào đó, vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thuộc nhà nƣớc vẫn chiếm phần lớn trong tổng số vốn nhƣng so với quy mô ngân hàng thì thấp hơn khi tỷ trọng lớn nhất các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc chiếm là gần 53% vào năm 2007 và thấp nhất là gần 46% vào năm 2018, hiện tại tỷ trọng đạt 47.4%. Do đó có thể dễ dàng suy ra rằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu của ngân hàng có xu hƣớng giảm trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến năm 2019. Cụ thể là bình quân tỷ lệ vốn chủ sở hữu của ngân hàng đạt giá trị lớn nhất vào năm 2008 với gần 14.2%, nhỏ nhất là 7.7% vào năm 2017 và con số hiện tại là 8%. đồ thị sau đây mô tả tỷ lệ vốn chủ sở hữu bình quân và hiệu quả hoạt động của tất cả các ngân hàng qua các năm.

Đồ thị 3.2: So sánh giữa hiệu quả và tỷ lệ vốn chủ sở hữu ngân hàng bình quân

Từ đồ thị 3.2 có thể thấy rằng xu hƣớng chuyển động của cả ba chỉ số khá tƣơng đồng đặc biệt là trong giai đoạn 2010-2015 và giai đoạn sau đó cũng cho thấy xu hƣớng di chuyển tăng lên của cả ba. Điều này cho thấy tác động cùng chiều của tỷ lệ vốn chủ sở hữu đến khả năng hoạt động hiệu quả của ngân hàng. Có nghĩa là tỷ lệ vốn chủ sở hữu tại các ngân hàng Việt Nam có tác động tích cực đến các đòn bẩy tài chính cũng nhƣ hỗ trợ thanh khoản hay giúp ngân hàng có cơ sở để tăng trƣởng tín dụng mà ít gặp rủi ro nợ xấu hơn các ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu thấp. Đồng thời, cũng cho thấy khả năng không có mâu thuẫn lợi ích đáng kể giữa cổ đông và nhà quản lý theo nhƣ Jensen và Meckling (1976) đƣợc giải thích bởi giai đoạn 2010-2015 đi xuống của cả ba chỉ số thuộc đồ thị. Và Thakor (2014) đồng ý với tác động cùng chiều của tỷ lệ vốn chủ sở hữu đến hoạt động ngân hàng. Bên cạnh đó, ông còn cho biết khả năng hỗ trợ của chính phủ đến thị trƣờng ngân hàng khi rủi ro hệ thống xuất hiện bởi vốn chủ sở hữu thấp. Điều này đã đúng ở trƣờng hợp các ngân hàng Việt Nam khi Công ty Quản lý tài sản (VAMC) đƣợc thành lập bởi chính phủ năm 2013 để thu mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng (đƣợc tạo nên bởi việc tăng trƣởng tín dụng quá nhanh nhƣng tỷ lệ vốn chủ sở hữu không cao và các vấn đề khác liên quan đến nguồn vốn) và đến năm 2015 chính phủ nới lỏng các yêu cầu mua nợ và định giá tài sản thực tế với thị trƣờng hơn cũng nhƣ các quy định khác đƣợc nới lỏng để hỗ trợ ngân hàng nhƣ gia hạn mua lại nợ, trái phiếu của VAMC không cần trích lập dự phòng cũng nhƣ có thể chuyển nhƣợng giữa các ngân hàng, …. Từ đó, vấn đề nợ xấu từ từ đƣợc giải quyết giúp ngân hàng xử lý đƣợc các vấn đề về vốn từ việc không phải trích lập dự phòng và từ đó gia tăng lợi nhuận ngân hàng.

● H3: Dự phòng rủi ro tín dụng (DPRR) tác động ngƣợc chiều đến hiệu quả hoạt động ngân hàng.

Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng Việt Nam đã tăng 5.66 lần cho đến cuối năm 2019 so với cuối năm 2007 trong khi đó dƣ nợ gốc cho vay khách hàng tăng trƣởng hơn 7.21 lần và các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc vẫn chiếm phần lớn trong sự tăng trƣởng của cả hai chỉ số nhƣng theo xu hƣớng giảm dần qua các năm. Bên cạnh đó lợi nhuận sau thuế của các ngân hàng trong cùng thời gian có sự tăng trƣởng không quá chênh lệch với chi phí dự phòng rủi ro tín dụng là 6.35

lần. Qua đó có thể thấy tác động trực tiếp của chi phí dự phòng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Đồ thị3.3 bên dƣới mô tả xu hƣớng di chuyển bình quân của cả ba chỉ số trong phạm vi nghiên cứu. Giai đoạn 2007-2011 cho thấy sự di chuyển tƣơng đối ngƣợc chiều trong sự tăng trƣởng của ba chỉ số. Chi phí dự phòng rủi ro tăng nhanh vì giai đoạn này tăng trƣởng tín dụng mở rộng từ các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc cho đến các ngân hàng tƣ nhân (tăng trƣởng bình quân 64.96% mỗi năm). Chi phí dự phòng do đó cũng gia tăng gấp hai lần ở cuối năm 2011 so với cuối năm 2007 và tỷ lệ dự phòng giao động từ 0.76% đến 0.95% trong khi lợi nhuận sau thuế thì tăng gấp 2.6 lần qua đó gia tăng hiệu quả hoạt động ngân hàng. Giai đoạn tiếp theo 2012-2015, các chỉ số hiệu quả vẫn hƣớng di chuyển ngƣợc chiều với tỷ lệ dự phòng rủi ro. Các chỉ số hiệu quả ROE, ROA bình quân giảm vì các vấn đề liên quan đến nợ xấu cũng nhƣ tăng trƣởng tín dụng giảm so với giai đoạn trƣớc nên tăng trƣởng lợi nhuận sau thuế rất thấp chỉ khoảng 18,34% (năm 2015 so với 2012). Cũng vì tín dụng giảm nên chi phí dự phòng rủi ro cũng giảm. Điều đáng lƣu ý là trong giai đoạn này là tổng chi phí dự phòng tín dụng của các ngân hàng luôn lớn hơn so với lợi nhuận sau thuế cho thấy mức độ ảnh hƣởng nặng nề nợ xấu vào những năm sau khi tăng trƣởng tín dụng quá nhanh ở những năm trƣớc. Giai đoạn 2016-2019 là giai đoạn phục hồi, đặc biệt là đối với lợi nhuận sau thuế của ngân hàng khi tăng trƣởng tại cuối năm 2019 so với năm trƣớc là hơn 33% và so với cuối năm 2015 là hơn 2.1 lần. Trong cùng thời gian, tỷ lệ dự phòng cho thấy sự suy giảm so với giai đoạn trƣớc (1.22% bình quân của 2016-2019 so với 1.27% bình quân của 2012-2015) tuy nhiên lại thể hiện suy giảm đều qua các năm trong khi tăng trƣởng tín dụng vẫn tiếp tục ổn định cho thấy dấu hiệu lo ngại. Tất cả các ngân hàng trong phạm vi nghiên cứu đều là các ngân hàng thƣơng mại với thu nhập từ lãi vay chiếm phần lớn nên việc gia tăng chi phí này sẽ giúp cải thiện và ổn định lợi nhuận của ngân hàng theo Greenawalt và Sinkey (1988). Do đó, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng đƣợc kỳ vọng sẽ tác động tiêu cực đối với hiệu quả hoạt động ngân hàng Việt Nam.

20,00 15,00 10,00 5,00 0,00 1,50 1,00 0,50 0,00 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 ROE BQ ROA BQ DPRR BQ

Đồ thị 3.3: So sánh giữa hiệu quả và dự phòng rủi ro ngân hàng bình quân

Nguồn: Trích xuất từ phần mềm Excel

● H4: Tỷ lệ chi phí hoạt động (CIR) tác động ngƣợc chiều đến hiệu quả hoạt động ngân hàng.

Chỉ số CIR là chỉ số cơ bản và quan trọng phản ánh hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Nếu chỉ số CIR thấp cho thấy ngân hàng hoạt động hiệu quả và ngƣợc lại. Tỷ lệ chi phí hoạt động của ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn 2007-2019 rất biến động, có tính phân hóa cao và vẫn cho thấy tác động ngƣợc chiều với tình hình kinh doanh của ngân hàng. Đồ thị 3.4 cho thấy trong khoảng thời gian từ 2007- 2011, ngoại trừ năm 2008 chỉ số CIR bình quân của tất cả các ngân hàng là gần

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẨN TẠI VIỆT NAM (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w