LỊCH SỬ HÌNH THÀNH:

Một phần của tài liệu Cơ sở văn hóa các vùng miền (Trang 104 - 131)

III. VĂN HÓA TINH THẦN 1 Phong tục tập quán

2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH:

LỊCH SỬ: Tiến trình lịch sử của vùng có những nét khác biệt so với các địa phương khác, nếu như Trung Bộ, Bắc Bộ là những vùng lịch sử phát triển liên tục thì vùng Nam Bộ nói chung và Tây Nam Bộ nói riêng thì trong sự phát triển lịch sử trải qua sự đứt gãy. Vùng đất này, lần đầu tiên được nhắc đến trong các cơng trình học thuật của Trung Quốc như một phần của vương quốc Phù Nam cổ đại. Nền văn minh Phù Nam chịu ảnh hưởng của văn hóa Hindu và Phật giáo, phát triển mạnh mẽ từ giữa thế kỷ I và V sau Công nguyên. Vùng đồng bằng sơng Cửu Long của Việt Nam được hình thành từ những trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển; qua từng giai đoạn kéo theo sự hình thành những giồng cát (đất bằng) dọc theo bờ biển. Những hoạt động hỗn hợp của sơng và biển đã hình thành những vạt đất phù sa phì nhiêu dọc theo đê ven sơng lẫn dọc theo một số giồng cát ven biển và đất phèn trên trầm tích đầm mặn trũng thấp như vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên – Hà Tiên, tây nam sông Hậu (khu vực ngã ba Hậu Giang, Bạc Liêu và Cà Mau) ở bán đảo Cà Mau.à

năm 1779 thì dưới thời chúa Nguyễn Ánh toàn Nam Bộ đã trở thành khu vực của phủ Gia Định lúc bấy giờ. Nước Chân Lạp khi ấy chỉ cịn tiếp quản Sóc Trăng và Trà Vinh, cho đến 1835 cũng được sát nhập vào lãnh thổ nước Việt. Sau đó là q trình chúa Nguyễn cho dân và quân đi khai phá khắp Nam Bộ.

Đây là thời gian mà các dân tộc người Việt, Hoa, Khmer, Chăm lần lượt tiến sâu vào vùng đất Tây Nam Bộ để khai khẩn đất đai, sinh sống và tạo nên các đô thị sầm uất.

Năm 1867, Thực dân Pháp chiếm hoàn toàn Nam Kỳ lục tỉnh và bắt đầu chia Nam Kỳ thành 4 khu vực hành chính là Mỹ Tho, Vĩnh Long, Bát Xắc và Sài Gịn kèm theo đó là 19 hạt. Đây được xem là bước đầu hình thành diện mạo của các tỉnh thành Tây Nam Bộ.

Một số địa danh gắn với quá trình lịch sử của vùng Tây Nam Bộ: Cầu Bảy Mươi Hai Nhịp thuộc huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) ghi dấu sự kiện mùa mưa năm 1945, cầu tre 72 nhịp được bắc để Xứ ủy Nam Kỳ dễ dàng hoạt động nhưng đã bị giặc Pháp phá hỏng. Sau ngày 30-4-1975, một chiếc cầu bê tông kiên cố được xây dựng, nhưng tên cũ vẫn được sử dụng để ghi một dấu ấn lịch sử. Ngã ba Tháp nằm trên tỉnh lộ 6 nối rạch Miễu với Bến Tre được đặt tên này vì trước kia nơi đây thực dân Pháp có xây một đài kỷ niệm những người lính Việt bị bắt đi lính cho chúng và đã chết ở trời Tây. Sau năm 1945, đài đã bị đập bỏ, nhưng tên ngã ba Tháp vẫn còn. Với kênh Trực Thăng ở huyện Long Mỹ (Hậu Giang), một con kênh được đào năm 1962, nhằm vận chuyển vũ khí, quân trang và phục vụ việc tưới tiêu để canh tác thì tên gọi này gắn với thời kháng chiến chống Mỹ, do địch biết được mục đích sử dụng con kênh này nên ngày 17-2-1962, Mỹ đã dùng trực thăng ồ ạt đổ quân, bắt giữ 70 người. Tên gọi hồ Vũng Linh (Vũng Liêm, Vĩnh Long) ghi dấu một sự kiện lịch sử đau thương gắn liền với hồ này. Ngày 23-2-1872, sau cuộc khởi nghĩa của Lê Cẩn - Nguyễn Giao diệt tên tham biện Salicetti tại cầu Vong, để trả thù, giặc Pháp đã đàn áp dã man giết trên 500 dân làng Trung Trạch, vất thây xuống hồ. Chợ Thang Trông huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) gắn với việc Thống suất Nguyễn Cửu Vân chỉ huy đào kênh Vũng Gù đã cho làm một cái chòi cao nhằm bắc thang leo lên trông để nhắm đào cho thẳng [4]. Tên gọi xóm Cừ Đứt thuộc Hà Tiên (Kiên Giang) ra đời liên quan đến sự kiện đầu thế kỷ , người Pháp cho xáng múc đất đổ lấp từ ngọn Giang Thành đến đầu vàm Đơng Hồ để làm đường. Vì bị Nhật đảo chính, người Pháp bỏ dở, những hàng cừ đóng dọc bờ đất bị đứt, bờ sạt lở nên có tên trên

Cầu Bị ở Trà Ơn (Vĩnh Long) lại gắn liền với sự kiện tháng 7-1952, Pháp đóng đồn ở khu vực này, bắt dân dỡ đình Tường Thọ, lấy gỗ làm đồn và lát ván cầu. Nhưng chưa kịp lát ván, chúng bị tấn cơng, phải bị qua cầu nên dân đặt tên cầu như thế.

DÂN SỐ: Theo số liệu năm 2019 thì dân số TNB là 21,49 triệu dân. Nơi tập trung số dân đông đúc nhất là tỉnh An Giang ,An Giang có dân số tập trung đơng do là tỉnh đầu nguồn sơng Cửu Long, có hệ thống giao thơng thủy, bộ thuận tiện. Giao thơng chính của tỉnh là một phần của mạng lưới giao thông liên vùng quan trọng của quốc gia và quốc tế, có cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên, Vĩnh Xương – Tân Châu và Long Bình – An Phú, cùng với đất đai màu mỡ rất thích hợp phát triển các loại hình nơng nghiệp và An Giang cũng là tỉnh đứng đầu cả nước về xuất khẩu gạo, thêm vào đó là sự phát triển của ngành du lịch dịch vụ ở An Giang ngày càng phát triển, ngành thủy sản ở tỉnh này phát triển vì nguồn thủy sản phong phú từ các sông và ao hồ. Vào tháng 7/2013 An Giang là tỉnh đầu tiên của khu vực TNB có hai thành phố trực thuộc tỉnh là Châu Đốc và Long Xuyên nên việc người dân định cư và lập nghiệp ở An Giang ngày một đông và dân số ở dây cũng từng ngày tăng lên vì thế An Giang được xem là một tỉnh đông dân nhất TNB.

Mật độ dân số cả nước là 290 người/km2. Mật độ này ở TNB là 423, đứng thứ 3 trong cả nước, sau Vùng ĐBS Hồng (1060), và vùng Đông Nam Bộ (757). Trong khi tỷ lệ tăng dân số bình quân năm giai đoạn 2009 - 2019 cả nước là 1,14%/năm, thì tỷ lệ này ở TNB chỉ là 0,05%, thấp nhất cả nước. Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm thấp nhất cả nước, chỉ số già hóa cao nhất nước có thể được giải thích, trong nhiều ngun nhân có thể, bằng sự đi ra khỏi vùng đế làm ăn sinh sống của lớp người trong độ tuổi lao động ( điều kiện sinh hoạt cịn khó khăn, thiếu thốn và bấp bênh nên người dân muốn tìm cơng việc ổn định cho cuộc sống, tiếp giáp với vùng kinh tế năng động ĐNB nên người dân đi khỏi vùng để làm việc và sinh hoạt với mong muốn thốt khỏi cuộc sống khó khăn và cực khổ).

DÂN TỘC: Vùng đồng bằng sông Cửu Long có 4 cộng đồng dân tộc sinh sống là Việt, Chăm, Khơmer và Hoa. Trong đó, người Kinh chiếm đa số. Khu vực này trước đây từng là một phần của Đế quốc Khmer, do đó là vùng tập trung người Khmer nhiều nhất bên ngoài nước Campuchia. Người Khmer sống chủ yếu ở Trà Vinh, Sóc Trăng và người Chăm theo đạo Hồi sống ở Tân Châu, An Giang. Người Hoa sống ở Sóc Trăng, tỉnh Kiên Giang, tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau.

Trước thế kỉ XII, người Khmer và văn hoá của họ giữ vai trò chủ thể ở vùng TNB. Ngày nay, họ tập trung sinh sống ở 3 vùng môi sinh lớn là: vùng đồng bằng nội địa, vùng phèn mặn ven biển, vùng đồi núi Tây Nam giáp biên giới Campuchia. Người Khmer trước đây ở nhà sàn, nay sống trong các ngôi nhà đất.

Người Chăm đến sinh sống ở ĐBSCL vào khoảng thế kỷ XVIII, chủ yếu theo đạo Hồi. Người Chăm ở TNB sinh sống chủ yếu bằng nghề chài lưới, dệt thủ công và

buôn bán nhỏ, nghề nông chỉ là thứ yếu. Sản phẩm thủ công nổi tiếng của họ là thổ cẩm.

Trong lớp cư dân mới đến vào cuối thế kỷ XVII, cịn có một số người Hoa từ các tỉnh Quảng Đơng, Quảng Tây, Phúc Kiến (Trung Quốc), mà phần đông là quan, quân nhà Minh khơng chịu thần phục triều đình Mãn Thanh. “Mùa hè, tháng 5, quan Tổng binh trấn thủ Long mơn Dương Ngạn Địch và phó tướng Hồng Tiến; quan Tổng binh trấn thủ Cao, Lơi, Liêm là Trần Thượng Xun và phó tướng Trần An Bình đem binh thuyền và gia quyến trên 3.000 người và 50 chiếc thuyền vào hai hải cảng Tư Hiền và Đà Nẵng. Họ tâu xin làm thần bộc nước ta. Họ được như ý và được chỉ định vào định cư trên đất Đồng Nai và Mỹ Tho”. Đến ĐBSCL vào cuối thế kỷ XVII cịn có một nhóm người Hoa khác, đó là lực lượng do Mạc Cửu dẫn đầu đến khai phá vùng đất Hà Tiên.

Với phân bố và lịch sử định cư của các dân tộc trên vùng TNB đã làm bản sắc văn hóa trở nên đậm đà và đa dạng nhưng vấn đề dân tộc ở vùng Tây Nam Bộ hiện nay là một trong những nhiệm vụ vừa cơ bản, bức xúc vừa mang tính chiến lược thường xuyên và lâu dài trong việc ổn định về chính trị - xã hội ở vùng Tây Nam Bộ. Khắc phục tư tưởng kỳ thị tộc người cịn có khả năng giải toả được những mầm mống xung đột xã hội ngay từ khi những mầm mống này đang còn tiềm ẩn sâu xa trong ý thức của các cộng đồng tộc người ở vùng Tây Nam Bộ, đặc biệt là đối với cộng đồng người Khmer. Nhà nước cần phải bảo tồn và phát huy những tinh hoa văn hoá của từng tộc người, đưa những giá trị tinh thần, bản sắc văn hố vào cuộc sống của chính cộng đồng dân tộc đó để nó tồn tại, vận động và phát triển cùng với tộc người đó trong bối cảnh chung của đất nước và thời đại. Có như vậy thì văn hố dân tộc mới có sức sống lâu dài, mới trở thành động lực của sự phát triển và mới có điều kiện đào thải những yếu tố khơng cịn phù hợp.

Tóm lại: dân cư đồng bằng sơng Cửu Long. + Đông dân, mật độ dân số cao.

+ Thành phần dân tộc: người Kinh, người Khơ-me, người Chăm, người Hoa. + Trình độ đơ thị hóa và trình độ dân trí thấp.

- Thuận lợi: nguồn lao động dồi dào, cần cù, có nhiều kinh nghiệm sản xuất nơng nghiệp hàng hoá, thị trường tiêu thụ lớn.

- Khó khăn: mặt bằng dân trí thấp, cơ sở vật chất hạ tầng ở nơng thơn chưa hồn thiện.

- Biện pháp: Để phát triển kinh tế vùng trước hết chú ý việc nâng cao mặt bằng dân trí, xây dựng cơ sở hạ tầng nơng thơn hồn thiện, phát triển đô thị.

Như trên là một phần khái quát sơ lượt về mặt tự nhiên và xã hội Tây Nam Bộ tạo nền tảng và cơ sở cho chúng ta dễ tìm hiểu sâu hơn về văn hóa của vùng, cho thấy được những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng sâu sắc như thế nào đến với đặc sắc văn hóa của vùng. Sau đây, mời Cô và các bạn cùng chiêm ngưỡng bức tranh sống động và đầy sức sống của một vùng quê sông nước Tây Nam Bộ.

LÊ – DUYÊN 4. VĂN HÓA:

a. VĂN HÓA VẬT CHẤT. ẨM THỰC:

Những món ăn hằng ngày:

Trong q trình tiếp xúc môi trường thiên nhiên mới, điều kiện môi sinh và thổ nhưỡng lạ với hệ thống chi chít sơng, ngịi... địa bàn cư trú của người dân TNB đã cung cấp một hệ thống nguồn động vật thủy sản dồi dào, đa dạng, trong đó cá là loại thực phẩm cơ bản nhất.

Tuy nhiên, với mỗi loại cá khác nhau, người dân nơi đây có từng cách chế biến riêng. Cá thác lác, do mình dẹt, ít thịt nên người dân thường nạo thịt để làm chả chiên hay nấu canh cải xanh. Cá chốt kho sả ớt, cá bống kho keo mỡ hành, cá lịng tong nấu canh đọt cóc. Cá trê là một trong những loại cá đồng có rất nhiều ở Nam Bộ, đặc biệt là miền sông nước Cửu Long.

Rau đắng nấu với cá trê

Ai đến lục tỉnh thì mê khơng về.

Tuy là với những nguyên liệu mộc mạc, đơn giản chỉ từ những con cá, con tép hay những con cua đồng cùng với luốn rau sau nhà mà đã làm nên bữa cơm với đầy đủ các món cho gia đình. Bửa cơm chẳng có gì cầu kì mà đã là tâm hồn của những người dân nơi đây đi xa cách mấy nhưng chỉ thèm bửa cơm của gia đình.

Bên cạnh đó, do miền Tây có nhiều thành phần cư dân sinh sống ( dân tộc Kinh, Hoa, Khmer, Chăm) cho nên văn hóa ẩm thực cũng có sự pha trộn, giao thoa tạo nên nhiều món ăn ngon, lạ. Tuy vậy, ở mỗi dân tộc, mõi vùng miền đều có những món ăn ngon đặc sản riêng, chế biến theo phong cánh riêng, nêm nếm gia vị cũng khác. Đặc sản miền Tây mà nếu bỏ lỡ thật là một điều đáng tiếc đó chính là Mắm

Vùng đất du lịch với kênh rạch chằng chịt, sông nước bao quanh từ lâu đã được mệnh danh là “vương quốc mắm”. Nơi đây khơng phải chỉ có những làng nghề đã được hình thành từ khá lâu đời mà còn là địa điểm sản xuất các loại mắm cá hàng đầu ở miền Nam với số lượng thành phẩm hàng chục nghìn tấn mỗi năm và xuất bán ra nhiều thị trường khác nhau. Được biết đến nhiều phải kể đến mắm cá lóc đồng, mắm cá rơ khơng xương ở Ngã Năm – Sóc Trăng; Cà Mau có sản phẩm làm từ tép, sản phẩm từ còng là đặc sản của Bến Tre, mắm sặt Đồng Tháp Mười, mắm cá linh (chỉ có vào mùa nước nổi) ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp hay mắm bị hóc của người Khmer ở Trà Vinh. Các món mắm đặc sản miền Tây vơ cùng đa dạng và phong phú từ các loại cá khác nhau đến cách chế biến mn hình vạn trạng. Bạn là người u thích ẩm thực và đặc biệt là thích món ăn dân gian q hương Việt Nam thì ít nhiều hãy thử một lần ăn những đặc sản mấm nơi đây và chất lượng sẽ làm bạn không bao giờ thất vọng.

Những món ăn nhâm nhi

Ở miền Tây, cá lóc nướng trui là một trong những món nhậu tuyệt vời : Bắt con cá lóc nướng trui

Làm mâm rượu trắng đãi người bạn xa

Riêng các vùng rừng ngập trong nước, thiên nhiên đã ban tặng cho con người nơi đây nguồn hải sản thủy sinh khổng lồ gồm: nghêu, sò, ốc, hến, vọp, hàu, vẹm, chem chép, ba khía, cua, sam, tơm, rùa, ba ba, lươn, tép...

Vùng Đồng Tháp Mười bạt ngàn tràm, lúa. Trước kia thảm thực vật ở đây khá phong phú, nhiều cây sao, dầu, bằng lăng xen lẫn trong các trảng cỏ ngút ngàn. Những cánh đồng hoang rậm rạp lau, sậy, cỏ năn, sen, súng, hồ cùng với mênh mơng đồng lúa, vườn cây ăn trái. Các cánh đồng hoang cũng là nơi trú ngụ của hàng trăm loài cá nước ngọt, tơm, cua, ốc cùng nhiều lồi thuỷ sinh có giá trị thương phẩm cao như ếch, nhái, rắn, rùa, sen… Chính điều kiện tự nhiên này đã mang lại cho họ một món ăn độc đáo, chỉ vùng này mới có, và mới dám ăn – thịt chuột:

Cần chi cá lóc, cá trê

Thịt chuột, thịt rắn nhậu mê hơn nhiều.

Bà con nông dân ở TNB thường nấu thịt chuột đồng với cây hà thủ ô và lá câu kỷ để có một món ăn có tác dụng giúp cho cơ thể cường tráng, tăng tuổi thọ,. Bao nhiêu món ngon chế biến từ chuột đã lần lượt ra đời: chuột đồng rô ti, chuột đồng

xào lăn, chuột nấu lá lốt, chuột xé phay. Khơng riêng gì chuột, mà cá, ếch, rắn, rùa… trong mùa nước này cũng đều trở thành món ăn khó quên.

Văn hóa ẩm thực bánh nhân gian

Vô cùng đa dạng và phong phú, vùng miên quê TNB gần gũi và mộc mạc đã tạo ra những món bánh vơ cùng đặc biệt và đặc trưng khơng pha lẫn hay nhầm với bất kì vùng miền nào trong cả nước ví dụ chúng ta có thể nói đến như: bánh tét, bánh bị, bánh tai yến, bánh ít nhân đậu nhân dừa, bánh chuối nướng, bánh cam, bánh hỏi thịt quay, bánh ướt, bánh bèo, bánh xèo, bánh tráng, bánh phồng, bánh xếp... Từ những ngun liệu đơn giản dễ tìm, qua đơi bàn tay khéo léo của bà các mẹ liền trở thành những món ăn “độc quyền” của xứ sở này. Ai đã một lần thử nếm hương vị

Một phần của tài liệu Cơ sở văn hóa các vùng miền (Trang 104 - 131)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(131 trang)
w