và phần “4.2.4. Kết quả” chỉ là những số liệu dự đoán dựa kết quả kinh doanh của ngành lưu trú nói chung và những số liệu sơ bộ về tình hình kinh doanh của Park Hyatt nói riêng. Nhóm nghiên cứu xin ghi nhận đây là một thiếu sót và sẽ đề ra các phương án khắt phục cho những kế hoạch tiếp theo.
4.1.Tình hình kinh doanh tại Park Hyatt Saigon trước dịch Covid - 19
Về tình hình doanh số phòng của khách sạn Park Hyatt Saigon trước dịch Covid 19, theo thống kế từ phòng tài chính, doanh thu bán phòng năm 2018 đạt 385,749,000,000 VNĐ, năm 2019 tăng 18.21% đạt 456,388,000,000 VNĐ.
Trong đó năm 2018, doanh thu phòng của Park Hyatt tiếp tục chiếm tỷ trọng 61.5% - cao nhất trong tổng doanh thu. Năm 2019 với tỷ lệ 59.3% - giảm 2.3% so với năm 2018. Tuy nhiên tỷ trọng doanh thu từ các dịch vụ khác đã tăng lên, thể hiện sự chuyển dịch trong nhu cầu của khách hàng đối với các dịch vụ bổ sung khác ngoài dịch vụ phòng nghỉ.
Biểu đồ 4.1. Chi tiết doanh thu khách sạn (2018 - 2019)
(Nguồn: Grant Thornton)
Bên cạnh đó năm 2019, bộ phận phòng vẫn luôn là bộ phận mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho khách sạn. Trong đó tỷ lệ phần trăm lợi nhuận gộp của bộ phận phòng chiếm 78.2% tổng doanh thu.
44
Biểu đồ 4.2. Chi phí và lợi nhuận gộp trên doanh thu bộ phận (2019)
(Nguồn: Grant Thornton)
Vể tỷ trọng các đối tượng khách hàng, nhìn chung tỉ trọng khách nội địa nghỉ tại khách sạn cao cấp trong vòng 3 năm 2014 – 2016 liên tục tăng, tuy nhiên tỷ trọng này bắt đầu giảm xuống từ năm 2017 và tiếp tục xu hướng giảm trong năm 2018. Điều này chứng tỏ khách hàng quốc tế chính là đối tượng khách chính mà Park Hyatt hướng đến trong giai đoạn 2016 đến 2018. Tuy nhiên trong mùa dịch Covid hiện tại, đối tượng khách hàng này không còn khả năng để khai thác, do đó cần đề xuất hướng thay đổi về đối tượng khách hàng, chuyển dịch từ tập trung khai thác khách hàng quốc tế sang khách hàng nội địa.
45
(Nguồn: Grant Thornton)
Tại Park Hyatt Saigon, khách hàng ưa chuộng đặt phòng trực tiếp, điều này có thể lý giải do nguồn khách chủ yếu của khách sạn là khách walk-in và khách hàng thân thiết. Tuy nhiên, nguồn này có khả năng bị thay thế bằng sự tăng trưởng của kênh đại lý du lịch trực tuyến (OTA) và các kênh khác. Do đó, trong kế hoạch bán phòng năm 2022, để tối đa hóa chi phí mùa dịch Covid, bên cạnh tập trung vào kênh trực tiếp, Park Hyatt cần phát triển thêm kênh bán phòng khác để tiếp cận nhiều khách hàng nhất có thể.
Biểu đồ 4.4. Tỉ lệ các kênh đặt phòng của Park Hyatt
(Nguồn: Grant Thornton)