Tả chi tiết

Một phần của tài liệu ĐỀ LUYỆN HSG NGỮ VĂN 6 CHƯƠNG TRÌNH mới HSG (Trang 28 - 33)

+ Trên đường: cát bụi vùng chạy theo gió, gió cũng làm cô gái kia lật ngửa vành nón, vừa đi vừa giữ quai.

+ Bờ ao: ếch nhái gọi nhau, cây cối giống con người có tâm trạng hốt hoảng.

+ Dưới sông: không còn những lợn sóng lăn tăn mà lúc này là lớp sóng dào dạt tràn trên mặt sông.

+ Trên không: phía cuối chân trời chớp xé loang loáng, một con chim lẻ đàn bay nhớn nhác. + Mưa xuất hiện: trong một phút chốc đã reo nặng hạt chi chít đầy mặt sông.

+ Mưa ngớt.

3/ Kết bài : Cảm xúc sau cơn mưa

c. Sáng tạo: Có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với yêu cầu của đề, với chuẩn

mực đạo đức, văn hóa, pháp luật.

d. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo các qui tắc về chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa, tiếng

việt.

---ĐỀ SỐ 10 ĐỀ SỐ 10

I. PHẦN ĐỌC- HIỂU (6,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi bên dưới

Ru hoa, mẹ hát theo mùa Cái hoa khép mở tựa hồ mắt con

Mẹ quen chân lấm tay bùn Lấy đâu hoa quế, hoa hồng mà ru.

Dẫu yêu hoa mận, hoa mơ, Cái liềm kéo áo, cái bừa níu chân.

Ba cữ rét mấy tuần xuân Mẹ đem hoa lúa kết thành lời ru.

Sen mùa hạ, cúc mùa thu Hoa đồng cỏ nội, bốn mùa gọi con.

( Trích Ru hoa –Ngô Văn Phú – NXB Hội nhà văn 2007, trang 113)

Câu 1 (1,0 điểm): Xác định thể thơ của đoạn thơ trên

Câu 2(1,0 điểm): Hãy chỉ ra những từ ngữ gợi lên hình ảnh tảo tần, vất vả sớm hôm của

người mẹ có trong đoạn thơ trên.

Câu 3(2,0 điểm): Chỉ ra biện pháp tu từ chính và phân tích tác dụng biện pháp tu từ đó

trong câu thơ:

Dẫu yêu hoa mận, hoa mơ, Cái liềm kéo áo, cái bừa níu chân.

Câu 4(2,0 điểm): Nội dung của đoạn thơ trên là gì ? II. PHẦN LÀM VĂN ( 14,0 điểm)

Câu 1 (4,0 điểm):

Từ việc hiểu nội dung đoạn thơ phần đọc hiểu ở trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trả lời câu hỏi: Lời hát ru có ý nghĩa gì đối với em ?

Câu 2 (10,0 điểm): Cho bài thơ sau: LÀNG QUÊ

Nông thôn thay đổi mới rồi

Đường làng sạch đẹp khắp nơi rộn ràng Nhà nhà xây mới khang trang

Loa đài tiếng hát âm vang đêm ngày Mọi người gắng sức ra tay

Thi đua lao động hăng say cần cù Đến mùa hoa quả bội thu

Mong sao tất cả khắp nơi

Nông thôn thay đổi cho đời tươi hơn.

( Đồng Tâm ) Dựa vào ý bài thơ trên và tên của bài thơ, kết hợp với trí tưởng tượng của mình, em hãy viết thành một bài văn kể về ước mơ đổi mới của quê hương em.

GỢI Ý LÀM BÀII. PHẦN ĐỌC- HIỂU (6,0 điểm) I. PHẦN ĐỌC- HIỂU (6,0 điểm) Câu 1: Thể thơ:lục bát Câu 2: Những từ ngữ đó là: chân lấm, tay bùn, ... Câu 3: Biện phá tu từ chính:ẩn dụ

Tác dụng:gợi lên hình ảnh người mẹ cực khổ, vất vả ngày đêm với công việc ngoài đồng ruộng.

Câu 4:

Nội dung: nói lên không có gì có thể sánh bằng công lao của người mẹ dành cho con và không ngại gian khổ,cực nhọc để con có môt cuộc sống hạnh phúc.

II. PHẦN LÀM VĂN ( 14,0 điểm)Câu 1 (4,0 điểm): Câu 1 (4,0 điểm):

a. Đảm bảo thể thức đoạn văn (0,25 điểm) b. Xác định đúng vấn đề. (0,25 điểm)

c. Triển khai hợp lý nội dung đoạn văn (3,0 điểm)

Có thể viết đoạn văn theo hướng sau :

Lời ru có ý nghĩa rất quan trọng đối với bản thân em nói chung và đời sống của con người nói riêng. Lời ru rất gần gũi, thân quen, đưa chúng ta vào những giấc ngủ êm đềm. Lời ru chưa đầy tình yêu thương của mẹ, nuôi dưỡng tâm hồn nỗi đứa con lớn lên. Trên đường đời

với nhiều khó khăn, thử thách, nhớ về lời ru của mẹ, chúng ta như có một nguồn động lực mới, khích lệ , động viên, trở thành bến đỗ cho ta trưởng thành….

d. Sáng tạo : Cách diễn đat độc đáo, có suy nghĩ riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp. (0,25 điểm)

e.Chính tả, dùng từ, đặt câu : Đảm bảo chuẩn xác chính tả, dùng từ, đặt câu, ngữ pháp.

(0,25 điểm)

Câu 2 (10,0 điểm)

a.Đảm bảo cấu trúc bài văn (0,5 điểm) b.Xác định đúng vấn đề. (0,5 điểm)

c.HS có thể triển khai bài văn bằng nhiều cách (8,0 điểm)

Có thê viết bài văn theo gợi ý sau:

1. Mở bài.

- Giới thiệu khái quát về quê em.

2. Thân bài.

- Quê em trong quá khứ như thế nào? - Quê em ngày nay đã đổi mới ra sao? + Quang cảnh?

+ Nhịp sống?

+ Tinh thần hăng say lao động?

- Nhìn quê hương đổi mới, cảm giác của em thế nào?

3. Kết bài.

- Em mong ước như thế nào về quê hương trong tương lai?

d.Sáng tạo : Có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với yêu cầu của đề, với chuẩn

e. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo các qui tắc về chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa, tiếng

việt. (0,5 điểm)

-----

ĐỀ SỐ 11

I/ PHẦN ĐỌC- HIỂU ( 6,0 điểm)

Đọc kỹ đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

...Quê hương là cầu tre nhỏ Mẹ về nón lá nghiêng che Là hương hoa đồng cỏ nội Bay trong giấc ngủ đêm hè Quê hương là vòng tay ấm Con nằm ngủ giữa mưa đêm Quê hương là đêm trăng tỏ Hoa cau rụng trắng ngoài thềm Quê hương là vàng hoa bí Là hồng tím giậu mồng tơi Là đỏ đôi bờ dâm bụt

Màu hoa sen trắng tinh khôi Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương có ai không nhớ...

(Trích "Quê hương"- Đỗ Trung Quân)

Câu 1. Nêu nội dung đoạn thơ? Qua đó, em có cảm nhận gì về tình cảm của Đỗ Trung

Quân với quê hương (2,0 điểm)

Câu 2. Chỉ ra phương thức biểu đạt cơ bản của đoạn thơ (1,0 điểm)

Câu 3. Xác định biện pháp tu từ cơ bản của đoạn thơ và nêu tác dụng của nó (3,0 điểm) II. PHẦN LÀM VĂN ( 14,0 điểm)

Câu 1. (4,0 điểm): Từ nội dung đoạn thơ trên,viết đoạn văn (khoảng từ 7 đến 10 câu) bày tỏ

tình cảm của em với quê hương đất nước.

Câu 2. (10,0 điểm):

Một lần, khi ra thăm vườn rau, vô tình em nghe được cuộc trò chuyện giữa Sâu Rau và Giun Đất. Hãy kể lại câu chuyện đó.

GỢI Ý LÀM BÀI

Câu 1 (2,0 điểm)

- Nôi dung của đoạn thơ: Quê hương hiện thân trong những thứ bình dị, thân thương nhưng hàm chứa nhiều ý nghĩa nhân sinh sâu sắc và cao cả. (1,0 điểm)

- Tình cảm của nhà thơ đối với quê hương: Yêu mến, tự hào về vẻ đẹp của quê hương. (1,0 điểm)

- Xác định biện pháp tu từ cơ bản của đoạn thơ: So sánh

- Tác dụng: Nhấn mạnh về những thứ bình dị, thân thương của quê hương.

Một phần của tài liệu ĐỀ LUYỆN HSG NGỮ VĂN 6 CHƯƠNG TRÌNH mới HSG (Trang 28 - 33)