PHẦN ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏ

Một phần của tài liệu ĐỀ LUYỆN HSG NGỮ VĂN 6 CHƯƠNG TRÌNH mới HSG (Trang 72 - 77)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

SÔNG HƯƠNG

Sông Hương là một bức tranh phong cảnh gồm nhiều đoạn mà mỗi đoạn đều có vẻ đẹp riêng của nó. Bao trùm lên cả bức tranh là một màu xanh có nhiều sắc độ đậm nhạt khác nhau: màu xanh thẳm của da trời, màu xanh biết của lá cây, màu xanh non của những bãi ngô, thảm cỏ in trên mặt nước.

Mỗi mùa hè tới, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ. Hương Giang bỗng thay chiếc áo xanh hằng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường.

Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.

Sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế, làm cho không khí thành phố trở nên trong lành, làm tan biến những tiếng ồn ào của chợ búa, tạo cho thành phố một vẻ đẹp êm đềm

(Theo Đất nước ngàn

năm)

Câu 1. Sông Hương được miêu tả ở những thời điểm nào? Tác dụng của việc lựa chọn đó

(1,0 điểm)

Câu 2. Gọi tên các cụm từ sau: một bức tranh phong canht, trở nên trong lành, những tiếng

ồn ào, ửng hồng cả phố phường.(1,0 điểm)

Câu 3. Phân tích cấu tạo và cho biêt câu văn được in đậm trong phần trích thuộc kiểu câu

gì?(2,0 điểm)

Câu 4. Chỉ ra các biện pháp tu từ có trong phần trích và cho biết tác dụng của một biện

pháp tu từ đó.(2,0 điểm)

II. PHẦN LÀM VĂN ( 14,0 điểm)Câu 1 (4,0 điểm): Câu 1 (4,0 điểm):

Trong bài thơ viết về người lính đảo, một nhà thơ đã từng ca ngợi

“Từ biển đảo khơi xa sóng quanh năm rì rào. Nơi đây anh đứng gác giữa biển trời bao la. Vì Tổ quốc thân yêu đêm ngày anh canh dữ Tên anh người chiến sĩ nơi biển đảo Trường Sa Dưới mặt trời thêu đốt chói chang

Anh vẫn hiên ngang dù hiểm nguy đối mặt.

Hãy viết một đoạn văn ngắn nói lên hình dung và tình cảm của em về hình ảnh người lính đảo.

Câu 2 (10,0 điểm):

Tưởng tượng cuộc thi của các loài hoa và trong vai một loài hoa, em hãy kể lại cuộc thi đó.

GỢI Ý LÀM BÀI

I/ PHẦN ĐỌC- HIỂU ( 6,0 điểm)

Câu 1. Thời điểm miêu tả: mùa hè đến , những đêm trăng sáng

Câu 2. Học sinh xác định được các cụm từ.

- Một bức tranh phong cảnh (cụm DT) - Trở nên trong lành (Cụm ĐT)

- Những tiếng ồn ào (cụm danh từ)

Câu 3

Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng. Câu trần thuật đơn có từ “là”

Câu 4. HS chỉ ra được phép tu tu so sánh. Nhân

hóa. Tác dụng

-Trong câu văn “Sông Hương là một bức tranh phong cảnh gồm nhiều đoạn mà mỗi đoạn đều có vẻ đẹp riêng của nó”.

-> Gợi ra vẻ đẹp phong phú của sông Hương.

Trong câu văn “Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng” ->Gợi tả vẻ đẹp lung linh, huyền ảo của Sông Hương vào những đêm trăng sáng.

-Trong câu văn “Sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế, làm cho không khí thành phố trở nên trong lành, làm tan biến những tiếng ồn ào của chợ búa, tạo cho thành phố một vẻ đẹp êm đềm”.

->Tác dụng: Khẳng định ý nghĩa của Sông Hương trong cuộc sống của thành phố Huế. *Phép tu từ nhân hóa

- Trong câu văn “Hương Giang bỗng thay chiếc áo xanh hằng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường”.

Tác dụng: Gợi vẻ đẹp mềm mại, tươi trẻ, dịu dàng, thướt tha.

(Nếu HS phát hiện điệp ngữ hoặc liệt kê và nêu tác dụng đúng GV vẫn ghi điểm)

II. PHẦN LÀM VĂN ( 14,0 điểm)Câu 1 (4,0 điểm): Câu 1 (4,0 điểm):

a.Đảm bảo thể thức đoạn văn (0,25 điểm) b.Xác định đúng vấn đề. (0,25 điểm)

c.Triển khai hợp lý nội dung đoạn văn (3,0 điểm)

Có thể viết đoạn văn theo hướng sau :

- Hình ảnh người lính đảo (miêu tả, biểu cảm)

- Tinh thần dũng cảm, can trường cầm chắc tay súng,sẵn sàng hy sinh để bảo vệ Tổ quốc.

- Suy nghĩ tình cảm của em: kính trọng, biết ơn, tự hào. Tự hứa sẽ cố gắng học tập noi gương các anh.

d.Sáng tạo : Cách diễn đat độc đáo, có suy nghĩ riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp. (0,25

điểm)

e.Chính tả, dùng từ, đặt câu : Đảm bảo chuẩn xác chính tả, dùng từ, đặt câu, ngữ pháp.

(0,25 điểm)

Câu 2 (10,0 điểm):

a.Đảm bảo cấu trúc bài văn (0,5 điểm) b.Xác định đúng vấn đề. (0,5 điểm)

c.HS có thể triển khai bài văn bằng nhiều cách (8,0 điểm)

Có thể viết bài văn theo gợi ý sau:

1/ Mở bài:

- Loài hoa tự giới thiệu về mình: Tôi là hoa….Tôi đến từ………. - Lý do đến với cuộc thi này….cảm xúc chung

2/ Thân bài:

a/ Không khí hội thi

- Các thành viên tham gia - Các cổ động viên

- Các thành viên ban giám khảo - Loài hoa dẫn chương trình

b/ Diễn biến hội thi

- Loài hoa dẫn chương trình giới thiệu danh sách dự thi. - Các loài hoa lần lượt lên sân khấu biểu diễn

- Các phần thi

- Ban giám khảo nhận xét: - Khán giả reo hò, vỗ tay…

c/ Kết thúc cuộc thi

- Giám khảo công bố kết quả - Lễ đăng quang

3/ Kết bài:

- Tôi (loài hoa kể chuyện) bộc lộ cảm xúc.

- Những suy nghĩ, mong ước của “tôi” được gợi ra từ cuộc thi này.

d.Sáng tạo : Có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với yêu cầu của đề, với chuẩn

mực đạo đức, văn hóa, pháp luật. (0,5 điểm)

e. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo các qui tắc về chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa, tiếng

việt. (0,5 điểm)

---ĐỀ SỐ 25 ĐỀ SỐ 25

I. PHẦN ĐỌC- HIỂU (6,0 điểm)

Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu hỏi:

Một cậu bé mời mẹ tham dự buổi họp phụ huynh đầu tiên ở trường tiểu học. Điều cậu bé sợ đã thành sự thật, mẹ cậu bé nhận lời. Đây là lần đầu tiên bạn bè và giáo viên chủ nhiệm gặp mẹ cậu bé và cậu rất xấu hổ về vẻ bề ngoài của mẹ mình. Mặc dù cũng là một người phụ nữ đẹp, có một vết sẹo lớn che gần toàn bộ mặt bên phải của cô. Cậu bé không bao giờ muốn hỏi mẹ mình tại sao bị vết sẹo lớn vậy.

Vào buổi họp mặt, mọi người có ấn tượng rất đẹp về sự dịu dàng và vẻ đẹp tự nhiên của người mẹ mặc cho vết sẹo đập vào mắt, nhưng cậu bé vẫn xấu hổ và giấu mình vào một góc tránh mặt mọi người.

Ở đó, cậu bé nghe được mẹ mình nói chuyện với cô giáo."Làm sao chị bị vết sẹo như vậy trên mặt?" Cô giáo của cậu hỏi.Người mẹ trả lời, "Khi con tôi còn bé, nó đang ở trong phòng thì lửa bốc lên.

Mọi người đều sợ không dám vào vì ngọn lửa đã bốc lên quá cao, và thế là tôi chạy vào. Khi tôi chạy đến chỗ nó, tôi thấy một xà nhà đang rơi xuống người nó và tôi vội vàng lấy mình che cho nó. Tôi bị đánh đến ngất xỉu nhưng thật là may mắn là có một anh lính cứu hỏa đã vào và cứu cả hai mẹ con tôi." Người mẹ chạm vào vết sẹo nhăn nhúm trên mặt. "Vết sẹo này không chữa được nữa, nhưng cho tới ngày hôm nay, tôi chưa hề hối tiếc về điều mình đã làm."Đến đây, cậu bé chạy ra khỏi chỗ nấp của mình về phía mẹ, nước mắt lưng tròng. Cậu bé ôm lấy mẹ mình và cảm nhận được sự hy sinh của mẹ dành cho mình. Cậu bé nắm chặt tay mẹ suốt cả ngày hôm đó như không muốn rời.

( Hạt giống tâm hồn)

Câu 2. (1,0 điểm) Tìm các cụm danh từ, số từ, lượng từ trong câu văn “Khi con tôi còn

bé, nó đang ở trong phòng thì lửa bốc lên.

Mọi người đều sợ và không dám vào vì ngọn lửa đã bốc lên quá cao, và thế là tôi chạy vào. Khi tôi chạy đến chỗ nó, tôi thấy một xà nhà đang rơi xuống người nó và tôi vội vàng lấy mình che cho nó”

Câu 3 (2,0 điểm)

Khi thấy mẹ có vết sẹo dài trên mặt, cậu bé cảm thấy như thế nào? Việc cậu cảm thấy như thế là nên hay không nên? Vì sao?

Câu 4 (2,0 điểm) Trong truyện, mẹ cậu bé là người thế nào? Truyện đã gửi tới chúng ta

thông điệp gì?

II. PHẦN LÀM VĂN ( 14,0 điểm)Câu 1 (4,0 điểm): Câu 1 (4,0 điểm):

Viết một đoạn văn khoảng 10-15 dòng, nêu cảm nhận của em về nhân vật Thạch Sanh trong truyện cổ tích Thạch Sanh.

Câu 2 (10,0 điểm)

Dựa vào văn bản “Sông nước Cà Mau” của nhà văn Đoàn Giỏi, em hãy đóng vai một hướng dẫn viên du lịch giới thiệu với du khách về một vùng sông nước có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ và cuộc sống tấp nập, trù phú ở Cà Mau, mảnh đất tận cùng phía Nam của Tổ quốc.

GỢI Ý LÀM BÀI

Một phần của tài liệu ĐỀ LUYỆN HSG NGỮ VĂN 6 CHƯƠNG TRÌNH mới HSG (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w