PHẦN ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏ

Một phần của tài liệu ĐỀ LUYỆN HSG NGỮ VĂN 6 CHƯƠNG TRÌNH mới HSG (Trang 64 - 68)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi

NHỮNG QUẢ BÓNG BAY

Một chú bé da đen đang chơi đùa trên bãi cỏ. Phía bên kia đường, một người đàn ông đang thả nhẹ những quả bóng lên trời, những quả bóng đủ màu sắc, xanh, đỏ, tím, vàng và có cả màu đen nữa.

Cậu bé nhìn khoái chí, chạy tới chỗ người đàn ông hỏi nhỏ:

- Chú ơi, những quả bóng màu đen có bay cao được như những quả bóng khác không ạ? Người đàn ông quay lại, bất giác giấu đi những giọt nước mắt sắp lăn nhẹ trên đôi gò má. Ông chỉ lên đám bóng bay lúc nãy chỉ còn những chấm nhỏ và trả lời cậu bé:

- Những quả bóng màu đen kia cũng sẽ bay cao như những quả bóng màu khác và cháu cũng vậy.

Cậu bé nở nụ cười rạng rỡ cảm ơn người đàn ông.

Màu đen, màu vàng, màu đỏ…cho dù là màu gì thì cũng đều là quả bóng.

(Theo Internet)

Câu 1. (1,0 điểm).Xác định phương thức biểu đạt chính của ngữ liệu.

Câu 2. (1,0 điểm) Em hiểu như thế nào về hình ảnh Những quả bóng bay trong câu chuyện? Câu 3. (2,0 điểm). Câu trả lời của người đàn ông trong câu chuyện gợi cho em suy nghĩ gì? Câu 4. (2,0 điểm). Câu chuyện muốn gửi tới chúng ta thông điệp gì?

II. PHẦN LÀM VĂN ( 14,0 điểm)Câu 1 (4,0 điểm): Câu 1 (4,0 điểm):

Viết đoạn văn khoảng 200 chữ bày tỏ suy nghĩ về ý nghĩa câu trả lời của người đàn ông trong câu chuyện: Những quả bóng màu đen kia cũng sẽ bay cao như những quả bóng màu

khác, và cháu cũng vậy.

Câu 2 (10,0 điểm)

Sau cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn đã có những ngày tháng phiêu lưu đầy mạo hiểm nhưng cũng hết sức thú vị. Tuy vậy, bài học đường đời đầu tiên sau sự việc xảy ra với Dế Choắt vẫn ám ảnh Dế Mèn.

Em hãy đóng vai nhân vật Dế Mèn, tưởng tượng và kể lại cuộc nói chuyện của Dế Mèn và Dế Choắt nhân một ngày Dế Mèn đến thăm mộ Dế Choắt.

GỢI Ý LÀM BÀI

I/ PHẦN ĐỌC- HIỂU ( 6,0 điểm)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Tự sự.

Câu 2. Những quả bóng bay trong câu chuyện là hình ảnh ẩn dụ cho những con người trong

cuộc sống, mỗi người có đặc điểm, hình thức và phẩm chất, năng lực khác nhau, ai cũng có thể thành công, bay cao và vươn xa, điều đó làm nên sự đa dạng, phong phú, muôn màu của cuộc sống.

Câu 3. Câu trả lời của người đàn ông trong câu chuyện có ý nghĩa: Bạn là quả bóng màu gì

không quan trọng. Quan trọng là bạn có những tố chất tốt đẹp của quả bóng để được bay thật cao, thật xa. Giá trị của mỗi cá nhân được nhìn nhận từ bên trong chứ không phải ở những thứ phù phiếm bên ngoài.

Câu 4. Thông điệp mà câu chuyện gửi gắm: Niềm tin vào khả năng, năng lực bên trong của

con người.

II. PHẦN LÀM VĂN ( 14,0 điểm)Câu 1 (4,0 điểm): Câu 1 (4,0 điểm):

a.Đảm bảo cấu trúc một đoạn nghị luận b.Xác định đúng vấn đề nghị luận.

c.Triển khai vấn đề nghị luận cụ thể, rõ ràng

Có thể trình bày theo định hướng sau:

- Ngoại hình, hình thức chỉ là cái bên ngoài, không thể quyết định được năng lực, phẩm chất bên trong. Con người dù thuộc giống nòi nào, mang đặc điểm hình dáng ra sao thì đều có trí tuệ và nhân phẩm. Con người phải vượt qua sự khác biệt về xuất thân, giống nòi hay ngoại hình, tin tưởng vào khả năng thực sự bên trong của mình thì mới có thể bay cao, bay xa. Phẩm chất và năng lực mà con người có được mới làm nên thành công thật sự.

- Biết vượt lên mặc cảm tự tin về bản thân để chiến thắng được những thử thách trong cuộc sống (Dẫn chứng, phân tích)

- Tuy nhiên trong cuộc sống này vẫn có những kẻ lợi dụng sự khác nhau về hình thức để tạo ra khoảng cách, tạo ra sự phân biệt chủng tộc, hoặc tự tin quá mức vào bản thân, trở nên kiêu ngạo, coi thường người khác. Những con người ấy đáng bị lên án, phê phán.

- Nhắc nhở chúng ta sự tự tin vào bản thân.

d.Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng, mới mẻ, phù hợp với vấn đề nghị

luận.

e.Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo các quy tắt về chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa

Tiếng Việt.

Câu 2 (10,0 điểm)

a.Đảm bảo cấu trúc bài tự sự

b.Xác định đúng kiểu loại văn bản, chọn ngôi kể, lời kể phù hợp.

c.Vận dụng kiến thức về văn tự sự để chuyển vai kể một câu chuyện theo tưởng tượng.

Có thể trình bày theo hướng sau:

1/ Mở bài

Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện: Thời gian, khung cảnh, các nhân vật tham gia.

2/ Thân bài:

Đây là đề mở, yêu cầu HS vận dụng kiến thức về văn tự sự để chuyển vai kể một câu chuyện theo trong việc vận dụng kiến thức đã học với việc liên hệ thực tế vô cùng quan trọng. Dế Choắt tuy là nhân vật chính trong cuộc nói chuyện tuy nhiên là một nhân vật không còn tồn tại. HS có thể sáng tạo thêm một số nhân vật khác cùng tham gia vào câu chuyện cho sinh động, hấp dẫn…

- Kể lại cuộc nói chuyện giữa Dế Mèn và Dế Choắt kết hợp việc miêu tả cảnh vật thiên nhiên xung quanh qua đó bộc lộ cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ của Dế Mèn.

- Dế Mèn nhắc lại chuyện cũ đã gây ra với Dế Choắt: Bài học đường đời đầu tiên đầy ăn năn, hối hận.

- Dế Mèn kể cho Dế Choắt nghe những tháng ngày phiêu lưu mạo hiểm với những chiến tích và những thất bại của mình cùng những người bạn khác.

- Tâm sự về những dự định trong tương lai của Dế Mèn và những lời hứa hẹn với Dế Choắt.

3/ Kết bài:Tình cảm, lời nhắn nhủ của Dế Mèn:

- Bài học về sự gắn bó, yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ nhau trong cuộc sống.

- Kêu gọi niềm đam mê nhiệt huyết của tuổi trẻ khám phá cuộc sống, khám phá thế giới xung quanh.

d.Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng, mới mẻ.

e.Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo các quy tắc về chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa

Tiếng Việt.

---ĐỀ SỐ 22 ĐỀ SỐ 22

I. PHẦN ĐỌC- HIỂU (6,0 điểm)

Đọc kỹ đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu phía dưới

“…Đi qua thời ấu thơ Bao điều bay đi mất Chỉ còn trong đời thật Tiếng người nói với con Hạnh phúc khó khăn hơn Mọi điều con đã thấy Nhưng là con giành lấy Từ hai bàn tay con.”

(Sang năm con lên bảy”- Vũ Đình Minh)

Câu 1. (1,0 điểm) Xác định thể thơ.

Câu 2. (1,0 điểm) Từ “đi” trong câu “…Đi qua thời ấu thơ” được hiểu theo nghĩa gốc

hay nghĩa chuyển?

Câu 3 (2,0 điểm) Chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ có trong đoạn

thơ mà em thích nhất.

Câu 4 (2,0 điểm) Qua đoạn thơ người cha muốn nói với con điều gì khi con lớn lên

và từ giã tuổi ấu thơ.

II. PHẦN LÀM VĂN ( 14,0 điểm)Câu 1 (4,0 điểm): Câu 1 (4,0 điểm):

Từ việc hiểu nội dung đoạn thơ phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) để trả lời cho câu hỏi: Em sẽ trả lời cha như thế nào khi có người cha dặn dò mình như thế.

Câu 2. (10,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau:

“Mầm non vừa nghe thấy Vội bật chiếc vỏ rơi Nó đứng dậy giữa trời Khoác áo màu xanh biếc”

(Mầm non- Võ Quảng)

Dựa vào ý đoạn thơ trên, kết hợp với trí tưởng tượng của mình, em hãy nhập vai là mầm non kể lại cuộc đời mình khi bị một số bạn học sinh cố tình giẫm đạp lên.

Một phần của tài liệu ĐỀ LUYỆN HSG NGỮ VĂN 6 CHƯƠNG TRÌNH mới HSG (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w