Điều kiện tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Thi hành pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp tại tỉnh thái nguyên (Trang 35 - 36)

Tỉnh Thái Nguyên được tái lập ngày 1/1/1997 trên cơ sở tách tỉnh Bắc Thái thành hai tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên. Tỉnh Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ; phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội (cách 70 km); diện tích tự nhiên 3.562,82 km².

Với vị trí rất thuận lợi về giao thông, cách sân bay quốc tế Nội Bài 50 km, cách biên giới Trung Quốc 200 km và cảng Hải Phòng 200 km. Thái Nguyên còn là điểm nút giao lưu thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt kết nối với các tỉnh thành, đường Quốc lộ 3 nối Hà Nội đi Bắc Kạn; Cao Bằng và cửa khẩu Việt Nam – Trung Quốc; Quốc lộ 1B Lạng Sơn; Quốc lộ 37 Bắc Ninh, Bắc Giang. Hệ thống đường sông Đa Phúc - Hải Phòng; đường sắt Thái Nguyên – Hà Nội - Lạng Sơn.

Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính: Thành phố Thái Nguyên; thành phố Sông Công, thị xã Phổ Yên và 6 huyện: Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương. Tổng số 178 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 32 phường, 9 thị trấn và 137 xã.

Địa hình Thái Nguyên không phức tạp lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác, chủ yếu là đồi núi thấp, chạy theo hướng Bắc Nam, thấp dần từ Bắc xuống Nam, thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp và xây dựng các công trình công nghiệp

Dân số Thái Nguyên khoảng 1,2 triệu người, trong đó có 8 dân tộc chủ yếu sinh sống đó là Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, H’mông, Sán Chay, Hoa và Dao. Ngoài ra, Thái Nguyên được cả nước biết đến là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với 6 trường đại học, 11 trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, 9 trung tâm dạy nghề, mỗi năm đào tạo được khoảng gần 100.000 lao động.

Tài nguyên nông nghiệp: Được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu và đất đai, Thái Nguyên có nhiều khả năng phát triển nông lâm nghiệp. Chè Thái Nguyên, đặc biệt là chè Tân Cương là sản phẩm nổi tiếng trong cả nước Việt Nam đã từ lâu. Diện tích rừng tự nhiên của tỉnh là 73.383 ha và rừng trồng hơn 40.000 ha, hiện nay đã đến tuổi khai thác. Diện tích đất đồi còn rất lớn, đó là tiềm năng để phát triển hàng hoá về cây công nghiệp, cây ăn quả và phát triển đàn gia súc.

Nhìn chung, tài nguyên khoáng sản của tỉnh Thái Nguyên rất phong phú về chủng loại, đó là một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng… Tỉnh Thái Nguyên khuyến khích các dự án đầu tư chế biến sâu khoáng sản.

Tỉnh Thái Nguyên có trữ lượng than lớn thứ hai trong cả nước. Than mỡ trữ lượng trên 15 triệu tấn và than đá trữ lượng khoảng 90 triệu tấn.

Một phần của tài liệu Thi hành pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp tại tỉnh thái nguyên (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w