I Công tác thanh tra
3.2. Các giải pháp về tổ chức thực hiện pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp
- Tích cực thực hiện cải cách thủ tục hành chính với mục tiêu đơn giản, dễ hiểu tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp, xây dựng mối quan hệ bạn đồng hành giữa cơ quan thuế và các doanh nghiệp cùng nhau thực hiện tốt chính sách thuế của nhà nước;
-Tăng cường và duy trì các đường dây nóng, tổ chức đối thoại với các doanh nghiệp.
3.2. Các giải pháp về tổ chức thực hiện pháp luật thuế thu nhậpdoanh nghiệp doanh nghiệp
Trước hết, cần nâng cao ý thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, công chức ngành thuế.
Để thực hiện giải pháp này, cần có kế hoạch nâng cao, bồi dưỡng cả về chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp sao cho hiệu quả, tránh tình trạng làm cho có hình thức. Xây dựng và kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ, năng lực đáp ứng với công cuộc đổi mới, đặc biệt chú trọng về trình độ ngoại ngữ và tin học. Đồng thời tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho đội ngũ cán bộ thuế để nâng cao phẩm chất đạo đức cán bộ.
Để thực hiện tốt biện pháp này thì cơ quan thuế cần phải tổ chức các lớp tập huấn định kỳ, đưa các cán bộ đi đào tạo nâng cao nghiệp vụ. Mở rộng giao lưu với các quốc gia có chính sách thuế tiên tiến, cách thức tổ chức, quản lý hiện đại để học tập kinh nghiệm nhất là kinh nghiệm chống thất thu thuế cho NSNN. Tổ chức tốt công tác tuyển chọn các cán bộ có trình độ, phẩm chất đáp ứng được yêu cầu công việc thông qua tổ chức thi tuyển trên cả nước, thông báo công khai các đợt thi trên báo, phương tiện truyền thông; bố
trí cán bộ hợp lý, đúng người, đúng việc; phát động các phong trào thi đua để tạo không khí làm việc tích cực, nâng cao hiệu quả làm việc. Đồng thời cần có sự khen thưởng kịp thời cán bộ gương mẫu, có thành tích tốt, kiên quyết xử lý nghiêm khắc đối với những cán bộ cố tình vi phạm chính sách thuế, tiếp tay cho hành vi gian lận, trốn lậu thuế nhằm củng cố và xây dựng đội ngũ cán bộ thuế ngày càng trong sạch, vững mạnh.
Bên cạnh đó, cần chú trọng công tác kiểm tra nội bộ, thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ cán bộ thuế trong quá trình thi hành công vụ, chú trọng những khâu rủi ro, lãng phí nhằm phát hiện kịp thời và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Xây dựng quy chế kiểm tra, đánh giá cán bộ công chức hàng năm để đánh giá công tác đào tạo, thường xuyên cải tiến và lựa chọn hình thức, nội dung thích hợp.
Thứ hai, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế. Không ngừng phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, báo, đài, từ trung ương đến địa phương, khai thác thế mạnh của các phương tiện này để truyền bá kịp thời, sâu rộng những thông tin về chính sách, chế độ để mọi người dân có điều kiện tiếp cận, hiểu rõ hơn về vai trò, vị trí thuế, về quyền và nghĩa vụ của công dân qua công tác thuế, từng bước biến thuế thành công tác quần chúng, cụ thể của toàn Đảng, toàn dân.
Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên nên thường xuyên phối hợp với Ban tuyên giáo tỉnh đưa ra những vấn đề cần tuyên truyền hoặc chỉ đạo chính sách thuế trong từng thời kỳ vào thông báo nội bộ Đảng, trở thành một trong những thông tin về thuế dễ tiếp cận.
Công tác tuyên truyền thuế ở các thành phố, huyện, thị xã cần được quan tâm giải quyết thiết thực qua các buổi sinh hoạt, giao ban của các cơ quan, đoàn thể.
Định kỳ phát phiếu điều tra trắc nghiệm đối với người nộp thuế để đánh giá mức độ hiểu biết pháp luật về thuế TNDN, phiếu lấy ý kiến đánh giá sự hài lòng của NNT về cách phục vụ của cơ quan thuế qua đó nắm bắt được nguyện vọng của dân. Làm tốt công tác này có thể hạn chế được trường hợp trốn thuế, gian lận về thuế, hạn chế thất thu ngân sách
Thứ ba, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra.
Để thực hiện giải pháp này, cần tăng nguồn nhân lực cho công tác kiểm tra, phân loại rủi ro để phân công cho các đoàn kiểm tra phù hợp với năng lực chuyên môn. Tập trung khai thác dữ liệu trên hệ thống của cơ quan thuế, trao đổi nắm thông tin về doanh nghiệp bằng các nguồn thông tin trong và ngoài ngành thuế như thông tin từ các đoàn thanh tra, kiểm tra trước, thông tin giao dịch liên kết từ các cơ quan khác, trang tin dữ liệu hợp tác quốc tế của Tổng Cục thuế, Sở kế hoạch đầu tư.
Bên cạnh đó, cần xây dựng các chương trình thanh tra, kiểm tra phù hợp với từng nhóm NNT theo một số tiêu chí phân nhóm chính; thúc đẩy mạnh mẽ sự hợp tác của doanh nghiệp được thanh tra kiểm tra. là, tăng cường hợp tác quốc tế về thuế.
Thứ tư, tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại.
Để thực hiện giải pháp này, vấn đề đặt ra là cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế nói chung và thuế TNDN nói riêng và đẩy mạnh sử dụng hoá đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế;phát triển dịch vụ thuế, đặc biệt là dịch vụ tư vấn thuế.
Thứ năm, đối với các trường hợp trốn thuế có dấu hiệu tội phạm (trốn từ 100 triệu trở lên – Điều 200 Luật hình sự) cần báo với cơ quan có thẩm quyền khởi tố để có tính răn đe với những đối tượng vi phạm, kịp thời ngăn chặn hành vi gian lận thuế, trốn thuế…
Thứ sáu, có quy chế phối hợp giữa các ngành chức năng (Thuế, công an, Quản lý thị trường, Công thương, Viện kiểm sát…) trong việc trao đổi thông tin nhằm phát hiện kịp thời các hành vi trốn thuế, gian lận thuế nói chung, trong đó có thuế TNDN.
Thứ bảy, phản ánh các vướng mắc kịp thời, kiến nghị, đề xuất sửa đổi chính sách cho phù hợp với thực tiễn trên địa bàn Thái Nguyên
Kết luận chương 3
Để thi hành pháp luật thuế TNDN tại tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay, Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên phối hợp với các sở ban ngành đã từng bước cải tiến phương thức quản lý, cách thức tổ chức thi hành pháp luật thuế TNDN, từng bước xóa bỏ cơ chế cũ, chuyển sang chế độ tự khai, tự tính, tự nộp thuế TNDN, phát huy tính chủ động cho chủ thể nộp thuế. Quá trình thi hành đã đạt được một số kết quả nhất định song vẫn tồn tại một số hạn chế như: gian lận thuế, trốn thuế, nợ đọng thuế, ý thức chấp hành pháp luật thuế còn chưa cao.
Bằng lý luận và thực tiễn, luận văn đã đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện những tồn tại và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật thuế TNDN tại tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn tới cụ thể là hoàn thiện các quy định của pháp luật để phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội hiện nay, hoàn thiện các giải pháp tổ chức thi hành pháp luật thuế TNDN nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật thuế TNDN tại tỉnh Thái Nguyên.
KẾT LUẬN
Thuế không chỉ là công cụ quan trọng của nhà nước để quản lý nền kinh tế mà còn là nguồn thu chủ yếu của NSNN.Thông qua việc thu thuế, nhà nước có thể tập trung một phần nguồn lực xã hội vào tay mình để có thể thực hiện chức năng của mình. Trong hệ thống chính sách thuế hiện hành của Việt Nam, thuế TNDN là một trong những sắc thuế có vai trò rất quan trọng không chỉ trên góc độ là công cụ rất mạnh của Nhà nước trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế, khuyến khích đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh hợp lý, mà sắc thuế này còn đóng góp số thu lớn cho NSNN hàng năm.
Trong những năm vừa qua, việc thi hành pháp luật thuế TNDN tại tỉnh Thái Nguyên đã đạt được những thành tích đáng khích lệ, góp phần ổn định nguồn thu cho NSNN, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, khuyến khích đầu tư, ổn định kinh tế tỉnh. Tuy nhiên, nếu nhìn một cách tổng thể việc thi hành pháp luật thuế TNDN tại tỉnh Thái Nguyên vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, thiếu xót cần nỗ lực khắc phục như tình trạng nợ đọng thuế còn nhiều, việc thực hiện quản lý của cơ quan thuế chưa thực sự sát sao dẫn đến xuất hiện nhiều vi phạm, mà nguyên nhân xuất phát từ chính điểm yếu của pháp luật thuế TNDN, công tác tổ chức của cán bộ cơ quan thuế, ý thức tự giác của NNT còn chưa cao.
Những bất cập nói trên cho thấy sự cần thiết phải nhanh chóng hoàn thiện hệ thống pháp luật thuế TNDN cũng như hoàn thiện công tác tổ chức thi hành pháp luật thuế TNDN tại tỉnh Thái Nguyên cho phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội đất nước. Đồng thời để đảm bảo việc thi hành pháp luật thuế TNDN có hiệu quả cần có sự vào cuộc, góp sức của các sở ban ngành liên quan từ trung ương tới địa phương, nâng cao tính tự giác nộp thuế của người dân để đảm bảo NSNN.