Loại bỏ lãng phí – “Văn hóa là chìa khóa”

Một phần của tài liệu LUẬN văn tốt NGHIỆP đề tài tổng quan lý thuyết QUẢN lý và KIỂM SOÁT CHI PHÍ CHẤT LƯỢNG kém TRONG DOANH NGHIỆP (Trang 38 - 41)

Các doanh nghiệp cố gắng áp dụng các nguyên tắc hệ thống sản xuất Toyota (TPS) cho các lĩnh vực để có được hiệu quả và chất lượng trong tổ chức. Để điều này xảy ra, quan trọng nhất vẫn là nền văn hóa và nhân viên toàn bộ tổ chức phải hiểu, chấp nhận và thực hành theo, tức là sử dụng toàn bộ tiềm năng con người của mỗi nhân viên để cải tiến liên tục kinh doanh của doanh nghiệp. Trong khi có nhiều cuộc hội thảo và thực tiễn tư vấn hướng tới các công cụ của TPS (như Lean hay Six Sigma), đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. TPS yêu cầu một phương pháp tiếp cận từ trên xuống trở thành một phần của cấu trúc doanh nghiệp. Để có hiệu quả, mọi người phải nhận thức đầy đủ về các hình thức khác nhau mà các sai lỗi có thể xảy ra và thường xuyên cảnh giác trước mọi tình huống nhằm loại bỏ những sai lỗi (giảm chi phí chất lượng kém) này.

Các giám đốc điều hành cấp cao phải thường xuyên đi giám sát các hoạt động, đặt câu hỏi, và đảm bảo mọi người đã hiểu và thực thi đúng tiêu chuẩn đề ra. Thông

31

thường, các công ty coi các quy trình này như các chương trình có thể được bắt đầu và dừng lại như cần thiết. Họ hiếm khi dành thời gian, công sức để điều này trở thành một phần của văn hóa doanh nghiệp - cái được gọi là Hệ thống con người để quản lý tinh gọn. (Sutherland, 2007)

PHẦN 4: KẾT LUẬN

Chi phí chất lượng kém nói riêng và chi phí chất lượng nói chung trong doanh nghiệp đặc biệt quan trọng trong thị trường cạnh tranh gay gắt ngày nay. Các nhà quản trị, lãnh đạo cấp trung và cấp cao thậm chí là nhân viên trong tổ chức hoàn toàn có thể nhận diện và có kế hoạch/ phương pháp giảm thiểu hoặc loại bỏ triệt để chi phí chất lượng kém trong hoạt động sản xuất và kinh doanh với chính doanh nghiệp của mình. Đây cũng chính là trách nhiệm của từng người khi là một phần của tổ chức, nhằm mục tiêu chung đưa doanh nghiệp phát triển bền vững, tối thiểu chi phí, nâng cao lợi nhuận đem lại thu nhập cho cá nhân và đồng thời có thể mang lại giá trị cho xã hội mà không cần phải tốn quá nhiều công sức. Việc làm giảm chi phí chất lượng kém sẽ giúp giảm tất cả các chi phí khác như chi phí sản xuất, chi phí bán hàng,... Từ đó, giúp cải thiện sự cân bằng giá trị doanh nghiệp theo hướng cao hơn về mặt chất lượng, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Bài luận với nội dung tổng hợp lại các lý thuyết đã được học và nghiên cứu tìm hiểu của em trong khoảng thời gian không dài cũng không ngắn sẽ mang đến cho người đọc một cái nhìn tương đối cụ thể, chi tiết về các vấn đề liên quan đến chi phí chất lượng kém bao gồm khái niệm, phân loại, phân tích các hoạt động gây ra, cách thức nhận diện, loại bỏ chi phí chất lượng kém bằng nhiều phương pháp, công cụ trong hệ thống quản trị chất lượng và hiện nay được áp dụng sáng tạo tại các doanh nghiệp hiện đại.

Do kiến thức còn có hạn nên bài luận vẫn tồn tại nhiều hạn chế, thiếu sót. Chẳng hạn, bài viết vẫn còn nặng lý thuyết, một số vấn đề thực tiễn chưa được phân tích sâu, thiếu dữ liệu thực tế cụ thể để người đọc có cái nhìn chi tiết hơn. Vì thế, bài tiểu luận vẫn cần phải cải thiện nhiều điều để mang đến cái nhìn rõ nét hơn với những người quan

32

tâm đến chủ đề này. Đặc biệt sau khi tổng quát lại chủ đề, đối với các bài nghiên cứu liên quan “chi phí chất lượng kém” còn hạn chế, cần có những bài nghiên cứu cụ thể hơn về việc áp dụng các qui tắc, phương pháp vào việc kiểm soát chi phí chất lượng kém như Six Sigma, qui tắc 5R, Kaizen,… Mong rằng bài đọc này sẽ giúp ích cho mọi người đặc biệt là các nhà lãnh đạo có cái nhìn tổng quan hơn về chất lượng cũng như kiểm soát chi phí chất lượng kém trong tổ chức của mình, sau đó đúc kết, chọn lọc được giải pháp cụ thể, chính xác cho vấn đề của doanh nghiệp.

33

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Dân Kinh Tế. (n.d.). Sơ đồ mối quan hệ giữa chất lượng và chi phí. Retrieved from dankinhte.vn: http://www.dankinhte.vn/so-do-moi-quan-giua-chat-luong-va- chi-phi/

Goran Kutnjak, D. M. (2019, 11 21). Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng hệ thống quản lý chất lượng. Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Hàng hải 33.

Liker, J. K. (2001). The Toyota Way.

Nam, N. H. (2021, 6 1). Mối quan hệ giữa các loại chi phí. Retrieved from vndoc.com: https://vndoc.com/moi-quan-he-giua-cac-loai-chi-phi-233711

Ngô Thị Ánh và cộng sự. (2015). Tài liệu học tập Quản trị chất lượng. Đại học Kinh tế TPHCM.

Paweł FALKOWSKI, P. K. (n.d.). The 5S methodology as a tool for improving organization of production.

Prashar, A. (2013). Adoption of Six Sigma DMAIC to reduce cost of poor quality. India. Sörqvist, L. (n.d.). Difficulties in measuring the cost of poor quality. Sweden.

Sutherland, J. (2007). The Seven Deadly Wastes of Logistics: Applying Toyota Production System Principles to Create Logistics Value. Lehigh University's Center for Value Chain Research.

Thiện, Đ. (2017). Nhìn lại 2016: Samsung thu hồi hơn 12.000 Galaxy Note 7. Retrieved from Tuổi trẻ Online: https://congnghe.tuoitre.vn/nhip-song-so/nhin-lai-2016- samsung-thu-hoi-hon-12000-galaxy-note-7-1245418.htm

Vân, N. (2019). Chi phí ẩn là gì? 6 loại chi phí ẩn các doanh nghiệp sản xuất và phân phối thường quên không để ý tới. Retrieved from Quản trị phân phối: http://quantriphanphoi.com/chi-phi-an-la-gi-6-loai-chi-phi-an-cac-doanh-

nghiep-san-xuat-va-phan-phoi-thuong-quen-khong-de-y-toi/

Zang, P. (2018). Management and Control of Implicit Cost in Enterprise. International Journal of Science Vol.5 No.6.

Một phần của tài liệu LUẬN văn tốt NGHIỆP đề tài tổng quan lý thuyết QUẢN lý và KIỂM SOÁT CHI PHÍ CHẤT LƯỢNG kém TRONG DOANH NGHIỆP (Trang 38 - 41)