Chế độ bảo hiểm trách nhiệm dân sự 1 Khái niệm

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM – PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH BẢO HIỂM ppsx (Trang 61 - 64)

: Đặc điểm và lợi ớch của Bảo hiểm An Hưởng Hưu trớ là gỡ?

2. Chế độ bảo hiểm trách nhiệm dân sự 1 Khái niệm

2. 1 Khái niệm

Dưới góc độ khoa học pháp lý thì trách nhiệm dân sự được hiểu là nghĩa vụ dân sự, tức những điều pháp luật yêu cầu phải làm trong hiện tại và tương lai. Ngoài ra, trách nhiệm dân sự còn được hiểu là loại trách nhiệm pháp lý; là hậu quả bất lợi ( sự trừng phạt ); là nguy cơ gánh chịu những hậu quả bất lợi về những việc đã làm, đó là sự phản ứng của Nhà nước đối với những chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật. Trách nhiệm pháp lý chỉ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng áp dụng đối với chủ thể vi phạm theo một trình tự luật định. Trách nhiệm dân sự phát sinh khi mà có một nghĩa vụ được xác lập mà người có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình với bên có quyền.

Trong chế độ bảo hiểm trách nhiệm dân sự thì “trách nhiệm dân sự” hiểu theo nghĩa là nghĩa vụ dân sự của ngươì được bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm mà nghĩa vụ dân sự đó phát sinh.

Trong quá trình sinh sống, hoạt động của con người ngoài sự xâm hại của rủi ro thiên tai còn có thể bị xâm hại từ phía các cá nhân, tổ chức khác với lỗi cố ý hoặc vô ý mà hậu quả là gây ra những thiệt hại vật chất cho người khác. Hiến pháp và pháp luật của nước ta đều có ghi nhận vốn và tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, của các tổ chức được Nhà nước bảo hộ. Do đó, bất kỳ tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại cho người khác thì phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà mình đã gây ra. Khi trách nhiệm vật chất ( trách nhiệm dân sự) của một chủ thể phát sinh đối với người khác, đòi hỏi người gây ra thiệt hại phải khắc phục hậu quả thiệt hại bằng tài sản của bản thân mình. Thiệt hại mà họ gây ra nhiều khi rất lớn, vượt quá khả năng tài chính của người có trách nhiệm, điều đó ảnh hưởng lớn đến đời sống và hoạt động bình thường của người có trách nhiệm dân sự và cả người bị thiệt hại. Bởi vậy, xã hội cần phải có biện pháp xử lý rủi ro cho người có trách nhiệm dân sự khi khi họ phải thực hiện việc bồi thường cho người bị thiệt hại. Đây chính là cơ sở của sự tồn tại chế độ bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Tuy vậy, không phải tất cả các loại trách nhiệm dân sự đều là đối tượng của bảo hiểm. Xuất phát từ lợi ích kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm và mục tiêu của hoạt động bảo hiểm mà pháp luật của các nước đều quy định, chỉ những trách nhiệm dân sự phát sinh có nguyên nhân là những rủi ro khách quan mới có thể là đối tượng bảo hiểm.

Như vậy, có thể hiểu bảo hiểm trách nhiệm dân sự là một loại hình bảo hiểm gồm các nghiệp vụ bảo hiểm mà đối tượng bảo hiểm là phần trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm đối với người thứ ba phát sinh có nguyên nhân từ những rủi ro khách quan. Hay nói một cách khác, bảo hiểm

trách nhiệm dân sự là bảo hiểm cho nghĩa vụ dân sự của ngươì được bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm mà nghĩa vụ dân sự đó phát sinh. Đó là các nghĩa vụ dân sự phát sinh từ hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng do hành vi gây thiệt hại của người được bảo hiểm có nguyên nhân là rủi ro khách quan.

Mục đích của bảo hiểm trách nhiệm dân sự nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người tham gia bảo hiểm trong việc phải bồi thường tổn thất cho người khác do hành vi của mình gây ra. Mặt khác, nó còn có tác dụng phòng ngừa, hạn chế và khắc phục kịp thời những thiệt hại về tài sản, sức khoẻ, đời sống và tính mạng của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại. Do đó, trong chế độ bảo hiểm trách nhiệm dân sự có loại bảo hiểm bắt buộc và có cả những loại bảo hiểm trách nhiệm dân sự mang tính tự nguyện.

2.2. Một số nôi dung điều chỉnh chủ yếu của pháp luật về bảo hiểm trách nhiệm dân sự

- Về số tiền bảo hiểm , do đối tượng bảo hiểm là trách nhiệm dân sự thuộc phạm trù pháp lý nên không thể xác định trước được giá trị của đối tượng bảo hiểm. Bởi vậy, khi ký kết hợp đồng các bên phải thoả thuận cụ thể về “số tiền bảo hiểm” hay giới hạn tối đa trách nhiệm bảo hiểm của bên bảo hiểm trong một sự cố bảo hiểm hoặc cho cả thời hạn bảo hiểm. Tuy nhiên, có thể có trường hợp hợp đồng không thoả thuận về số tiền bảo hiểm thì giới hạn trách nhiệm của DNBH trong bồi thường sẽ là toàn bộ trách nhiệm đối với thiệt hại của người thứ ba phát sinh trong sự kiện bảo hiểm. (rất ít trường hợp xảy ra vì ảnh hưởng lớn đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm cũng như khả năng trả phí của người được bảo hiểm.

- Về căn cứ và thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm của bên bảo hiểm, trong thời hạn có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm mà có sự kiện bảo hiểm xảy ra làm phát sinh trách nhiệm dân sự của bên được bảo hiểm đối với người thứ ba và người thứ ba đã có yêu cầu người được bảo hiểm bồi thường thiệt hại, thì khi đó mới phát sinh trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm.

- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là loại bảo hiểm thiệt hại nên số tiền bồi thường mà người được bảo hiểm hoặc người thứ ba có thể nhận được tối đa chỉ bằng thiệt hại của họ trong sự kiện bảo hiểm. Bởi vậy vấn đề thế quyền, bảo hiểm trùng được áp dụng trong bảo hiểm TNDS.

Bảo hiểm trùng xảy ra thì xác định trách nhiệm bồi thường độc lập của từng hợp đồng và tổng trách nhiệm bồi thường độc lập của các hợp đồng bảo hiểm. Nếu A< = B thì trách nhiệm bồi thường được tính theo từng hợp đồng độc lập đó.

A > B thì số tiền bồi thường của từng hợp đồng là = số tiền bồi thường của người được bảo hiểm cho người thứ ba ( x nhân với) trách nhiệm bồi thường độc lập của hợp đồng đó / Tổng trách nhiệm bồi thường của các hợp đồng.

Riêng trong bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới thì nếu bảo hiểm trùng thì sẽ chỉ tính trên hợp đồng bảo hiểm đầu tiên. xem khoản 5 điều 14 NĐ 103/ 2008/NĐ- CP ngày 16/09/2008 về bảo hiểm TNDS bắt buộc của chủ xe cơ giới. “Trường hợp chủ xe cơ giới đồng thời tham gia nhiều hợp đồng,

bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự cho cùng một xe cơ giới thỡ số tiền bồi thường chỉ được tính theo hợp đồng bảo hiểm đầu tiên”.

-Về giới hạn trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm, trong phạm vi số tiền bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người được bảo hiểm những khoản tiền mà theo quy định của pháp luật người được bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho người thứ ba. Ngoài ra, doanh nghiệp bảo hiểm còn phải trả các chi phí liên quan đến việc giải quyết tranh chấp về trách nhiệm đối với người thứ ba và lãi phải trả cho người thứ ba do người được bảo hiểm chậm trả tiền bồi thường theo chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm. Tổng số tiền bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm không vượt quá số tiền bảo hiểm, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác trong hợp đồng.

Trong trường hợp người được bảo hiểm phải đóng tiền bảo lãnh hoặc ký quỹ để đảm bảo cho tài sản không bị lưu giữ hoặc để tránh khởi kiện tại toà án thì theo yêu cầu của người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện việc bảo lãnh hoặc ký quỹ trong phạm vi số tiền bảo hiểm.

- Về phương thức bồi thường, do doanh nghiệp bảo hiểm và người thứ ba không có quan hệ hợp đồng mà giữa họ chỉ có quan hệ phụ thuộc phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm giữa doanh nghiệp bảo hiểm với người được bảo hiểm về việc thanh toán số tiền bảo hiểm thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm nên người thứ ba không có quyền trực tiếp yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bồi thường. Việc doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường trực tiếp cho người được bảo hiểm hoặc cho người thứ ba bị thiệt hại là theo yêu cầu của người được bảo hiểm. Ngoài ra, pháp luật còn quy định : Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền thay mặt bên mua bảo hiểm để thương lượng với người thứ ba về mức độ bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.

Mặc dù có sự gắn kết nhưng trách nhiệm bồi thường dân sự của người được bảo hiểm và trách nhiệm bồi thường của DNBH vẫn có tính độc lập nhất định về phạm vi và mức độ bồi thường.

Trường hợp sự kiện bảo hiểm xảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm của cả hai hợp đồng bảo hiểm ( BH TS , BHTNDS ) Ví dụ DNBH A ký hợp đồng bảo hiểm TNDS với chủ xe cơ giới B và ký hợp đồng bảo hiểm vật chất xe cơ giới với chủ xe C . Xe B chạy trên đường tránh đường đâm đè lên xe C đang đỗ ở mép đường làm thiệt hại cho xe C 50% khoảng 200 triệu. Hướng giải quyết quyền lợi bảo hiểm. (Bồi thường bảo hiểm tài sản vận dụng thế quyền đòi B, sau đó bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm TNDS cho B )

2.3 Nội dung các chế độ bảo hiểm trách nhiệm dân sự 2.3.1.Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

VBPL: Quyết định của Số 23/2003/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ngày 25 tháng 2 năm 2003 Về việc ban hành Quy tắc, Biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới

Xe cơ giới là loại phương tiện vận tải chạy bằng động cơ do lái xe điều khiển, nó có chức năng phục vụ nhu cầu đi lại, chuyên chở hàng hoá cho con người. Trong quá trình vận hành của xe cơ giới,

rủi ro, tai nạn có thể xảy đến bất cứ lúc nào. Chẳng hạn, do lái xe sơ suất hoặc bất cẩn, hoặc do ý thức chấp hành luật lệ giao thông của người tham gia giao thông kém, do hệ thống giao thông kém, do yếu tố khí hậu thời tiết, hoặc do yếu tố kỹ thuật của chính chiếc xe, do tâm lý của lái xe và vô vàn các yếu tố khách quan, chủ quan khác có thể dẫn đến rủi ro, tai nạn. Chính vì thế, xe cơ giới trong quá trình vận hành được xếp vào loại nguồn nguy hiểm cao độ9 phải đặt trong một chế độ quản lý, sử dụng đặc biệt... Những tai nạn do xe cơ giới gây ra hoặc tai nạn rủi ro xảy đến đối với xe cơ giới thường và gây ra thiệt hại rất lớn trước hết cho chủ xe và sau nữa là người bị nạn. Theo pháp luật hiện hành: Xe cơ giới khi sử dụng nó coi là nguồn nguy hiểm cao độ và chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp pháp luật quy định10là: Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại hoặc thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết… Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật, thì phải liên đới bồi thường thiệt hại”11. Chính vì thế, các chủ xe cơ giới là cá nhân và tổ chức cần phải tham gia bảo hiểm TNDS để khi trách nhiệm pháp lý phát sinh họ sẽ được bồi thường những thiệt hại về mặt TNDS, đồng thời quyền lợi của người bị hại sẽ được đảm bảo trong trường hợp chủ xe cơ giới không đủ khả năng chi trả.

Nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới là loại hình bảo hiểm TNDS rất phổ biến và có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội. Ở các nước đang phát triển, đô thị hoá nhanh chóng thì các tai nạn về người và tài sản do xe cơ giới gây ra là rất lớn và hậu quả thường rất nghiêm trọng và không thể dự đoán trước.

Mục đích của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới không chỉ nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của chủ xe trong việc phải bồi thường tổn thất cho người khác do xe cơ giới gây ra mà nó còn có tác dụng phòng ngừa, hạn chế và khắc phục kịp thời những thiệt hại về tài sản, sức khoẻ, đời sống và tính mạng của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại. Do đó, trong chế độ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới pháp luật quy định nó loại hình bảo hiểm bắt buộc12. Tại Điều 1 Nghị định số 115/1997/NĐ-CP ngày 17/12/ 1997 về chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới có quy định: “ chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của những người bị thiệt hại về thân thể và tài sản do xe cơ giới gây ra, đồng thời giúp chủ xe cơ giới khắc phục được hậu quả tài chính, góp phần ổn định kinh tế, xã hội”. * Đối tượng, phạm vi bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Theo điều 2 Nghị định số 115/1997/NĐ-CP quy định: Doanh nghiệp bảo hiểm, chủ xe cơ giới kể cả chủ xe là người nước ngoài sử dụng xe cơ giới trên lãnh thổ nước Việt Nam có nghĩa vụ thực hiện chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo quy định.

9Điều 627 BLDS

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM – PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH BẢO HIỂM ppsx (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w