Khái niệm chung về bảo hiểm con người.

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM – PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH BẢO HIỂM ppsx (Trang 45 - 47)

Trong các chế độ kinh doanh bảo hiểm, bảo hiểm con người là một khái niệm dùng để chỉ loại hình bảo hiểm mà đối tượng bảo hiểm là tuổi thọ, tính mạng, sức khoẻ và tai nạn con người.

Bảo hiểm con người được phân biệt với các loại hình bảo hiểm thương mại khác ở những đặc điểm sau :

Thứ nhất, Đối tượng bảo hiểm là tuổi thọ, tính mạng, sức khoẻ và tai nạn con người, nên không thể xác định được giá trị của đối tượng bảo hiểm. Vì đặc điểm này mà trong bảo hiểm con người pháp luật quy định:

Một là: Số tiền bảo hiểm hoặc phương thức xác định số tiền bảo hiểm được các bên thoả thuận trước trong hợp đồng.

-Hai là, trong chế độ bảo hiểm con người, nếu một người mà tham gia nhiều loại hợp đồng bảo hiểm con người, trong trường hợp này mặc dù có cùng đối tượng bảo hiểm, với cùng điều kiện bảo hiểm và sự kiện bảo hiểm thì các hợp đồng bảo hiểm đó vẫn độc lập với nhau, người được bảo hiểm được hưởng tất cả quyền lợi bảo hiểm ở các hợp đồng khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra.

Ba là, trong chế độ bảo hiểm con người không áp dụng nguyên tắc “chuyển quyền yêu cầu đòi bồi hoàn” có nghĩa là “Trong trường hợp người được bảo hiểm chết, bị thương tật hoặc đau ốm do hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp của người thứ ba gây ra, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải có nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm mà không có quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã trả cho người thụ hưởng. Người thứ ba phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm theo quy định của pháp luật.”3

Thứ hai, Xuất phát từ lợi ích thiết thân của người tham gia bảo hiểm mà chế độ bảo hiểm con người được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện.

Thứ ba,Trong chế độ bảo hiểm con người quyền lợi có thể được bảo hiểm là quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng cấp dưỡng. Bên mua bảo hiểm chỉ có thể mua bảo hiểm cho bản thân mình; Vợ, chồng, bố, mẹ, con của họ; anh, chị, em ruột, người có quan hệ nuôi dưỡng, cấp dưỡng; và người khác, nếu bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm.

Thứ tư, bảo hiểm con người là một chế độ bảo hiểm được Nhà nước khuyến khích, bảo vệ và giành cho người được bảo hiểm nhiều ưu đãi. Điều này được thể hiện ở những điểm sau :

- Pháp luật hiện hành có quy định 4 : Đối với sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khoẻ và bảo hiểm tai nạn con người, doanh nghiệp bảo hiểm phải tuân thủ quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm được Bộ Tài chính phê duyệt .

- Để các doanh nghiệp bảo hiểm hạ thấp mức phí bảo hiểm, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều người tham gia bảo hiểm con người pháp luật thuế quy định : Dịch vụ bảo hiểm con người không phải chịu thuế giá trị gia tăng Tiền bồi thường bảo hiểm là một khoản thu nhập không phải chịu thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao 5. Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định: “ Trong bảo hiểm con người, nếu bên mua bảo hiểm không đóng phí hoặc đóng không đủ phí bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm không được khởi kiện đòi bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm”6.

3Điều 37 Luật kinh doanh bảo hiểm

4Điều 18 khoản 2 Nghịđịnh số 42/2001/NĐ-CP ng y 01/08/2001 quy à định chi thi h nh mà ột sốđiều của luật kinh doanh bảo hiểm .

5 Xem Mục 4.2.4phần I Thông tư số 05/2002/TT-BTC hướng dẫn thi h nh Nà Đ78/2001/NĐ-CP

-Việc giao kết hợp đồng bảo hiểm con người cho trường hợp chết của người không phải là người mua bảo hiểm thì phải được người đó đồng ý bằng văn bản, trong đó ghi rõ số tiền bảo hiểm và người thụ hưởng bảo hiểm. Mọi trường hợp thay đổi người thụ hưởng phải có sự đồng ý bằng văn bản của bên mua bảo hiểm.

Pháp luật bảo hiểm con người còn quy định không được ký hợp đồng bảo hiểm con người cho trường hợp chết của những người sau đây : Người dưới 18 tuổi trừ trường hợp là cha mẹ hoặc ngươi giám hộ hợp pháp của người đó đồng ý bằng văn bản ; Người đang mắc bệnh tâm thần;

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM – PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH BẢO HIỂM ppsx (Trang 45 - 47)