Bảo hiểm con người phi nhân thọ

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM – PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH BẢO HIỂM ppsx (Trang 60 - 61)

: Đặc điểm và lợi ớch của Bảo hiểm An Hưởng Hưu trớ là gỡ?

1.2.2.Bảo hiểm con người phi nhân thọ

1. Chủ thể trong quan hệ bảo hiểm

1.2.2.Bảo hiểm con người phi nhân thọ

a. Khái niệm.

Bảo hiểm con người phi nhân thọ là chế độ bảo hiểm tai nạn và sức khoẻ con người khác mà không phải là bảo hiểm nhân thọ như : Bảo hiểm học sinh ; bảo hiểm tai nạn thuỷ thủ, thuyền viên; bảo hiểm tai nạn con người (bảo hiểm tai nạn, sinh mạng kết hợp nằm viện) bảo hiểm tai nạn hành khách; bảo hiểm khách du lịch; bảo hiểm tai nạn lái xe, phụ xe và người ngồi trên xe ; bảo hiểm cho người đình sản; bảo hiểm trợ cấp nằm viện phẫu thuật; bảo hiểm sinh mạng cá nhân ; bảo hiểm người sử dụng điện… Khác với bảo hiểm nhân thọ trong bảo hiểm con người phi nhân thọ, sự kiện bảo hiểm bao giờ cũng là những rủi ro khách quan gây ra. Mặt khác, thời hạn bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm con người phi nhân thọ thường ngắn từ 1 năm trở xuống thậm trí chỉ một vài giờ đồng hồ như trong bảo hiểm hành khách đi trên phương tiên vận tải, bảo hiểm khách du lịch …

Trong bảo hiểm con người phi nhân thọ có sự khác nhau giữa căn cứ xác định để trả tiền bảo hiểm trong bảo hiểm tai nạn và bảo hiểm sức khoẻ con người.

Trong bảo hiểm tai nạn con người, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng trong phạm vi số tiền bảo hiểm, căn cứ vào thương tật thực tế của người được bảo hiểm và thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm .

Trong bảo hiểm sức khoẻ con người, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm trong phạm vi số tiền bảo hiểm căn cứ vào chi phí khám, chữa bệnh phục hồi sức khoẻ của người được bảo hiểm do bệnh tật hoặc tai nạn gây ra và thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

a. Một số nội dung điều chỉnh chủ yếu của pháp luật về bảo hiểm con người phi nhân thọ --- ---

2. Chế độ bảo hiểm trách nhiệm dân sự 2. 1 Khái niệm 2. 1 Khái niệm

Dưới góc độ khoa học pháp lý thì trách nhiệm dân sự được hiểu là nghĩa vụ dân sự, tức những điều pháp luật yêu cầu phải làm trong hiện tại và tương lai. Ngoài ra, trách nhiệm dân sự còn được hiểu là loại trách nhiệm pháp lý; là hậu quả bất lợi ( sự trừng phạt ); là nguy cơ gánh chịu những hậu quả bất lợi về những việc đã làm, đó là sự phản ứng của Nhà nước đối với những chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật. Trách nhiệm pháp lý chỉ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng áp dụng đối với chủ thể vi phạm theo một trình tự luật định. Trách nhiệm dân sự phát sinh khi mà có một nghĩa vụ được xác lập mà người có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình với bên có quyền.

Trong chế độ bảo hiểm trách nhiệm dân sự thì “trách nhiệm dân sự” hiểu theo nghĩa là nghĩa vụ dân sự của ngươì được bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm mà nghĩa vụ dân sự đó phát sinh.

Trong quá trình sinh sống, hoạt động của con người ngoài sự xâm hại của rủi ro thiên tai còn có thể bị xâm hại từ phía các cá nhân, tổ chức khác với lỗi cố ý hoặc vô ý mà hậu quả là gây ra những thiệt hại vật chất cho người khác. Hiến pháp và pháp luật của nước ta đều có ghi nhận vốn và tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, của các tổ chức được Nhà nước bảo hộ. Do đó, bất kỳ tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại cho người khác thì phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà mình đã gây ra. Khi trách nhiệm vật chất ( trách nhiệm dân sự) của một chủ thể phát sinh đối với người khác, đòi hỏi người gây ra thiệt hại phải khắc phục hậu quả thiệt hại bằng tài sản của bản thân mình. Thiệt hại mà họ gây ra nhiều khi rất lớn, vượt quá khả năng tài chính của người có trách nhiệm, điều đó ảnh hưởng lớn đến đời sống và hoạt động bình thường của người có trách nhiệm dân sự và cả người bị thiệt hại. Bởi vậy, xã hội cần phải có biện pháp xử lý rủi ro cho người có trách nhiệm dân sự khi khi họ phải thực hiện việc bồi thường cho người bị thiệt hại. Đây chính là cơ sở của sự tồn tại chế độ bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Tuy vậy, không phải tất cả các loại trách nhiệm dân sự đều là đối tượng của bảo hiểm. Xuất phát từ lợi ích kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm và mục tiêu của hoạt động bảo hiểm mà pháp luật của các nước đều quy định, chỉ những trách nhiệm dân sự phát sinh có nguyên nhân là những rủi ro khách quan mới có thể là đối tượng bảo hiểm.

Như vậy, có thể hiểu bảo hiểm trách nhiệm dân sự là một loại hình bảo hiểm gồm các nghiệp vụ bảo hiểm mà đối tượng bảo hiểm là phần trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm đối với người thứ ba phát sinh có nguyên nhân từ những rủi ro khách quan. Hay nói một cách khác, bảo hiểm

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM – PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH BẢO HIỂM ppsx (Trang 60 - 61)