Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 28 - 30)

3.1.2 .Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

3.1.3 Điều kiện kinh tế xã hội

+Tình hình trồng trọt trên địa bàn huyện Đồng Hỷ 2011-2015

- Trồng cây ăn quả: Huyện Đồng Hỷ có diện tích cây ăn quả các loại trên 2.000 ha trong đó chủ yếu là cây vải , nhãn, ổi. Triển khai ghép cải tạo giống nhãn có năng suất , chất lượng, đồng thời chuyển đổi giống cây ăn quả mới như táo, ổi lai, chuối tiêu hồng, cam, thanh long, ... để nâng giá trị diện tích trồng cây ăn quả. Năm 2015, giá trị sản phẩm thu hoạch trên 01ha đất trồng cây lâu năm đạt 93,8 triệu đồng/ha, trong đó cây ăn quả đạt 90 triệu đồng/ha, tăng 27 triệu đồng so với năm 2011.

- Sản xuất chè:Tích cực chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu giống chè có năng suất chất lượng thay thế cho các giống chè cũ già cỗi, năng suất thấp; tăng cường công tác chuyển giao KHKT vào khâu chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, quảng bá giới thiệu sản phẩm; xây dựng các hình thức sản xuất (HTX, tổ hợp tác, doanh nghiệp, làng nghề...), cải tạo nhà xưởng, công cụ chế biến chè và bảo vệ môi trường vùng sản xuất (Sử dụng phân bón hữu cơ, vi sinh, thu gom vỏ bao bì thuốc BVTV, ...) nhằm tăng năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và nâng cao giá trị sản phẩm chè, tiếp tục đưa cây chè trở thành cây trồng mũi nhọn có giá t rị kinh tế trên địa bàn huyện . Quy hoa ̣ch

vùng chuyên canh sản xuất chè tại các xã : Minh Lập, Sông Cầu, Hòa Bình,

Khe Mo , Văn Hán ,... với tổng diê ̣n tích 3.245,34 ha, trong đó diê ̣n tích chè

kinh doanh đa ̣t 2.826,07 ha, năng suất ước đạt 120,31 tạ/ha tăng 0,79 tạ/ha so với năm 2011; sản lượng chè búp tươi đạt 34.000 tấn tăng 3.821 tấn so với năm 2011, tiến tới hình thành và mở rộng các vùng sản xuất chè an toàn áp dụng theo tiêu chuẩn Viê ̣tGAP. Giá trị thu nhập sản xuất chè đạt 200 đến 250 triệu đồng/ha/năm.

- Sản xuất lâm nghiệp :Trong 05 năm thực hiê ̣n quản lý , bảo vệ và phát triển rừng, trồng rừng bền vững trên tổng diê ̣n tích đất quy hoa ̣ch 23.300ha cho phát triển lâm nghiê ̣p (trong đó: 5.586ha rừng phòng hô ̣, 17.714ha rừng

sản xuất). Thực hiện có hiê ̣u quả các chương trình trồng rừng theo Dự án 147, trồng cây phân tán . Giai đoạn 2011-2015 toàn huyện đã trồng được

5.408,024ha/2.820haKH = 216,32%; Tỷ lệ che phủ rừng đa ̣t

52,23%/50,94%KH (theo tiêu chí cũ) = 102,53%; Chú trọng làm tốt việc chăm sóc rừng , bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng . Nghề rừng phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, chuyển đổi từ những khu rừng nghèo kiê ̣t, hiệu quả kinh tế thấp sang trồng rừng sản xuất hiê ̣u quả cao . Sản lượng khai

thác hàng năm đạt trên 35.000m3 gỗ các loại , giá trị từ rừng đem lại đa ̣t 80-

100 triệu đồng/ha.

+Tình hình chăn nuôi của huyện Đồng Hỷ 2011-2015

- Phát triển chăn nuôi: Quy hoạch các vùng chăn nuôi gia súc , gia cầm tâ ̣p trung, đi ̣nh hướng phát triển chăn nuôi trang tra ̣i theo hướng sản xuất hàng hóa, chăn nuôi công nghiê ̣p. Tổng diê ̣n tích quy hoa ̣ch cho các khu chăn nuôi 500ha. Đến hết năm 2015, trên địa bàn huyện có 85 trang trại hoạt động có

hiệu quả, trong đó tập trung ở một số xã Minh Lập, Hóa Trung, Linh Sơn,

Nam Hòa, ... và hình thành vùng chuyên chăn nuôi gà theo hình thức bán chăn thả (chăn nuôi thả vườn) tại các xã Hợp Tiến, Tân Lợi, Cây Thị, Nam Hòa với qui mô 500-1.000 con/lứa. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi chiếm 39,8% cơ cấu giá trị ngành nông nghiệp năm 2015 tăng 7,01% so với năm 2011.

+Dân cư và nguồn lao động

Tính đến hết năm 2017, huyện Đồng Hỷ có 89.515 người. Dân số nông thôn chiếm 83,68%, ở thành thị chiếm 16,32%. Trong những năm gần đây tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của huyện giảm dần.

Huyện Đồng Hỷ có cơ cấu dân tộc khá đa dạng, có khoảng 8 dân tộc anh em cùng sinh sống: Tày, Kinh, Dao, Mông, Nùng và các dân tộc khác.

Mật độ dân số trung bình của huyện là 246 người/km2; dân cư phân bố

không đồng đều giữa các xã. Những nơi dân cư tập trung thưa thớt chủ yếu là các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

-Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật

Giao thông: Hệ thống đường giao thông của huyện tương đối thuận lợi, có đường QL1B và đường QL17 chạy qua, ngoài ra còn có các tỉnh lộ ĐT269C, ĐT269D, ĐT273 và hệ thống đường đến trung tâm các xã, thị trấn đều là đường ô tô và ngày càng được củng cố, nâng cấp; đường liên thôn được bê tông hóa ngày càng nhiều với sự hỗ trợ xi măng từ ngân sách huyện và tỉnh đã và đang có đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế của huyện. Mạng lưới giao thông và các phương tiện vận tải trên đã đóng góp tích cực vào sự phát triển KTXH của huyện.

Hệ thống điện: Hiện nay 15/15 xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều có điện lưới quốc gia.

Hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ ngành nông nghiệp: Hệ thống trạm bơm, thủy lợi được xây dựng ngày càng nhiều, phục vụ nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp, việc kiên cố hóa kênh mương, hồ đập cũng được chú trọng đầu tư xây dựng.

Hệ thống chợ: Trên địa bàn huyện hiện có 11 chợ gồm 2 chợ thị trấn và 9 chợ xã cơ bản đáp ứng nhu cầu giao thông của nhân dân.

Hệ thống cơ sở hạ tầng kĩ thuật trên đã góp phần quan trọng trong việc phục vụ công tác cung ứng, trao đổi hàng hóa của nhân dân. Tuy nhiên, ở các xã vùng sâu, vùng xa, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ trao đổi và lưu thông hàng hóa còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế.

3.1.4 Những thành tựu đạt mà Phòng Nông Nghiệp và PTNT huyện Đồng Hỷ.

3.1.4.1 Những thuận lợi và khó khăn của phòng Nông Nghiệp và PTNT a. Những thuận lợi và khó khăn của phòng Nông Nghiệp và PTNT

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 28 - 30)