Nội dung thực tập và những công việc cụ thể tại cơ sở thực tập

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 35 - 40)

3.1.2 .Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

3.4Nội dung thực tập và những công việc cụ thể tại cơ sở thực tập

Sau khi tới địa điểm thực tập là Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Đồng Hỷ, tôi được đồng chí Vũ Văn Mác–Phó trưởng phòng trực tiếp hướng dẫn tại cơ sở và phân công vào bộ phận tổng hợp để thực tập và học việc từ các cán bộ. Em được phân công những công việc tại cơ quan thực tập như sau:

3.4.1 Quan sát, ghi chép những việc làm thường ngày của từng cán bộ nông nghiệp

- Hằng ngày đến cơ quan, quan sát những việc mà cán bộ nông nghiệp trong bộ phận tổng hợp làm, xem họ làm như thế nào, cách phối hợp của họ với cán bộ cơ sở và các cơ quan ngành dọc, xem cách Trưởng phòng cử cán bộ đi cơ sở, xem có đúng với quy trình kế hoạch mà phòng đã xây dựng không, quan sát cách xử lí, và giải quyết công việc với công dân khi đến làm việc.

- Cuối tuần tổng hợp những việc làm của cán bộ nông nghiệp trong 1 tuần từ đó rút ra những kỹ năng và những kiến thức đã học được tại phòng.

3.4.2 Thư ký, ghi biên bản tổng hợp ý kiến sau những cuộc họp cơ quan

Hàng tuần phòng tổ chức một cuộc họp thường kỳ vào ngày thứ 2 đầu tuần. Để đánh giá kết quả công tác tuần trước và phương hướng công tác tuần sau.

Trưởng Phòng sẽ là người chủ trì cuộc họp, cùng tham dự có 3 phó trưởng phòng.

Các cán bộ theo từng lĩnh vực: Chăn nuôi, trồng trọt, chương trình 135 kinh tế tập thể, văn thư, kế toán, lâm nghiệp, thủy lợi, ban dự án phát triển cây chè, văn phòng điều phối nông thôn mới lần lượt báo cáo công việc chuyên môn của mình tháng trước và đưa ra khó khăn, phương hướng giải quyết công việc tháng tiếp theo.

Sinh viên thực tập: làm thư ký, ghi biên bản cho cuộc họp phòng

Trước khi vào cuộc họp thì sinh viên xuống chuẩn bị mở cửa phòng họp, pha trà, và kê lại bàn ghế, sau cuộc họp sinh viên ở lại dọn dẹp và tắt điện, khóa cửa phòng họp cẩn thận.

Kết quả đạt được: Sau công việc làm thư ký ghi biên bản họp sinh viên sẽ học được cách làm việc theo chế độ báo cáo, biết tập trung lắng nghe ý kiến phát biểu của mọi người, rèn luyện được kỹ năng tổng hợp, báo cáo 1 vấn đề về công tác chuyên môn và cách tổ chức một cuộc họp thường kỳ của phòng.

3.4.3 Thống kê,tổng hợp số lượng sản lượng lúa cao sản trên địa bàn huyện Đồng hỷ năm 2017

Cán bộ phòng chị Như giao cho số liệu về lúa lai,lúa thuần,ngô.. của các xã trên địa bàn huyện yêu cầu cộng lại toàn bộ số liệu của 15 xã.Sau đó viết bản so sánh giữa kết quả cũ và kết quả sau khi cộng được báo lại cho chị.

Sinh viên: Tổng hợp tính toán kỹ càng,sử dụng các kỹ năng tính toán được học tập ở trường để hoàn thành công việc một cách chính xác.

Kết quả đạt được:Kinh nghiệm thực hiện tính toán,còn nhiều kỹ năng chưa được hoàn thiện đã được các cán bộ ở phòng giúp đỡ.

3.4.4 Đi cở sở phát giống chè cùng đồng chí Lương Than Tuấn tại xã Cây Thị,Khe Mo.

Cán bộ giao cho đếm giống,phân loại các giống chè,kiểm soát số lượng người dân đến nhận chè,tránh tình trạng người dân lấy quá số lượng đã được đăng ký.

Sinh viên: Đếm giống chè,sau đó xếp từng loại riêng,ghi chép tên và số lượng giống chè mà từng người nhận.

Kết quả đạt được: Biết được kỹ năng tổ chức phân phát làm sao cho hợp lý,biết thêm vài giống chè mới.

3.4.5 Được đồng chí Vũ Văn Mác cử xuống hỗ trợ chuẩn bị trang trí, tổ chức trung thu cùng anh chị Đoàn Thanh Niên.

Cán bộ giao cho chuẩn bị quà cho con em cán bộ huyện, trang trí hội trường theo tiêu chí vui nhộn,bắt mắt hợp với không khí đêm rằm.

Sinh viên: Hỗ trợ các anh chị Đoàn chuẩn bị, tham gia các hoạt động trò chơi cùng con em cán bộ và anh chị.

Kết quả đạt được: Xây dựng gắn kết được mối quan hệ giữa sinh viên thực tập và cán bộ huyện đặc biệt là với các anh chị Đoàn Thanh Niên.

3.4.6 Tham gia hoạt động chuẩn bị 20.10 cùng toàn cơ quan.

Cán bộ giao cho chuẩn bị ít nhất 1 tiết mục văn nghệ cho buổi liên hoan. Sinh viên: Chọn lọc tiết mục văn nghệ đóng góp.

Kết quả đạt được: Hiểu được tính gắn kết của tính đoàn thể trong cơ quan.

3.4.7 Đi cùng đồng chí Vũ Văn Mác tham gia dự ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 tại trường THCS Chùa Hang.

3.4.8Tham gia các cuộc họp Tổng kết của toàn cơ quan.

Biết được khi tổ chức cuộc họp cần chuẩn bị những gì,cuộc họp diễn ra như thế nào,các phòng ban báo cáo những gì,sau đó tổ chức tổng hợp ra sao.

3.4.9Kết quả thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới 2011-2015

-Kết quả thực hiện các tiêu chí theo bộ tiêu chí Quốc gia cơ bản đạt chỉ

tiêu kế hoạch đề ra, đến hết năm 2015 các xã đạt bình quân là 12,7/19 tiêu chí

(tăng 7,3 tiêu chí so với 2011). Trong đó:

- Xã đạt chuẩn NTM năm 2014: 01 xã (Huống Thượng)

- Xã đạt chuẩn NTM năm 2015: 02 xã (Hòa Bình, Minh Lập)

- Xã đạt 10-16 tiêu chí gồm: 07 xã (Hóa Thượng, Linh Sơn; Khe Mo,

Hóa Trung, Văn Hán, Quang Sơn, Hợp Tiến). - Các xã còn lại đạt từ 07 - 09 tiêu chí.

So với năm 2011 các xã có mức tăng tiêu chí cao như: Minh Lập tăng 11 tiêu chí; Huống Thượng tăng 10 tiêu chí; Hòa Bình, Quang Sơn, Khe Mo, Hóa Trung tăng 09 tiêu chí.

Các tiêu chí đạt tỷ lệ cao: Quy hoạch, bưu điện, tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên, hệ thống tổ chức chính trị xã hội: 15/15 xã đạt 100%. Một số tiêu chí đạt tỷ lệ thấp như: Cơ sở vật chất văn hóa, môi trường: 03/15 xã đạt 20%.

3.4.9.1 Đánh giá chung

3.1.5.1 Những kết quả nổi bật đã đạt được khi thực hiện Đề án xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2011-2015

Qua 05 năm thực hiện, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng với sự nỗ lực trong lãnh đạo, điều hành, tổ chức thực hiện của các cấp ủy Đảng, chính

quyền địa phương và tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, Chương trình xây dựng NTM đã đạt được những kết quả:

- Về công tác lãnh đạo, tổ chức thực hiện Chương trình: Đã được huyện quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện quyết liệt. Thành lập BCĐ thực hiện Nghị quyết TW7 cấp huyện, xã và ban hành Quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên phụ trách từng lĩnh vực theo chức năng, chuyên môn, nghiệp vụ; ban hành các nghị quyết, kế hoạch hành động thực hiện Chương trình; tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình tại các xã; huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tạo nên phong trào sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới.

- Hoàn thành công tác lập quy hoạch xã NTM, đề án NTM và đề án phát triển sản xuất; từng bước đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng nông thôn trọng điểm đã đạt được những kết quả nhất định, xây dựng đường bê tông trục xóm, liên xóm, đường giao thông nội đồng; kiên cố hóa kênh mương nội đồng; thu nhập của người dân nông thôn không ngừng được cải thiện; các chính sách đảm bảo an sinh xã hội được đảm bảo, ...qua đó đã tạo được những thay đổi tích cực trong nông thôn, tạo được lòng tin của nhân dân đối với công cuộc xây dựng NTM.

- Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn được nâng lên, nhất là giao thông, thủy lợi. Trong 05 năm 2011-2015 đã đầu tư làm mới, sửa chữa, nâng cấp 83,3 km đường trục xã, liên xã, 194,4 km đường bê tông nông thôn, 16,5 km kênh mương. Nhân dân tự nguyện hiến 48 ha đất để xây dựng hạ tầng nông thôn.

- Nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 23,12% năm 2011 xuống còn 9,82% năm 2015.

- Công tác tuyên truyền, vận động đã góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn, qua đó đã tạo được sự thống nhất trong công tác chỉ đạo và sự đồng thuận, tích cực tham gia của người dân

trong xây dựng NTM (đóng góp công sức, hiến đất để xây dựng kết cấu hạ tầng, ứng dụng KHKT vào sản xuất, xây dựng gia đình, làng xóm văn hóa...).

- Công tác chỉ đạo thực hiện tốt các cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất và hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, được người dân tích cực tham gia hưởng ứng.

- Một số phòng chuyên môn được phân công phụ trách các tiêu chí đã chủ động trong việc chỉ đạo, quản lý và có văn bản hướng dẫn các xã thực hiện tiêu chí NTM thuộc chức năng, nhiệm vụ được phân công.

- Văn hóa xã hội có nhiều chuyển biến tích cực; chất lượng giáo dục và đào tạo được quan tâm thực hiện; chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được nâng lên; hoạt động văn hóa, thể thao phát triển. Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh; an ninh trật tự xã hội được giữ vững.

3.4.9.2 Những tồn tại, hạn chế

Mặc dù Chương trình xây dựng NTM đã đạt được những kết quả khả quan, tuy nhiên một số tiêu chí còn đạt tỷ lệ thấp như: Cở sở vật chất văn hóa, môi trường, giao thông, nhà ở dân cư. Một số tiêu chí đã đạt nhưng chưa bền vững như: Văn hóa, an ninh trật tự xã hội.

Sản xuất trong nông nghiệp đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng còn nhỏ lẻ. Các mô hình phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa tập trung ít. Trình độ sản xuất của nhiều hộ dân còn thấp, việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật có phần hạn chế, thu nhập của các hộ nông dân còn đạt thấp.

Nô ̣i dung tuyên truyền chưa phong phú, chủ yếu là phổ biến chủ trương chính sách, ít nêu được những kinh nghiệm, cách làm hay để áp dụng nhân rộng.

Công tác xây dựng quy hoạch ở một số nơi chưa phù hợp, việc quản lý quy hoạch và thực hiện quy hoạch ở một số xã chưa được quan tâm, công tác cắm mốc chỉ giới quy hoạch nông thôn mới của các xã còn chậm.

Các xã đã xây dựng được đề án phát triển sản xuất, tuy nhiênmô hình sản xuất còn phân tán, dàn trải, quy mô nhỏ; chưa có liên kết giữa sản xuất với thu mua nguyên liệu, chế biến và tiêu thụ nông sản.

Nếp sống văn minh, văn hóa trong nông thôn chuyển biến còn chậm; nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao ở khu vực nông

thôn chưa phong phú; chất lượng xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa ở các địa phương còn chưa bền vững. Tệ nạn xã hội còn tiền ẩn những yếu tố phức tạp.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 35 - 40)