Những thuận lợi và khó khăn của phòng Nông Nghiệpvà PTNT

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 30 - 35)

3.1.2 .Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

3.1.4.1 Những thuận lợi và khó khăn của phòng Nông Nghiệpvà PTNT

Để phân tích những thuận lợi và khó khăn thì em tiến hành phân tích SWOT để thấy được những điểm yếu, điểm mạnh, cơ hội, thách thức đối với các cán bộ phòng Nông Nghiệp và PTNT huyện Phú Lương.

Điểm mạnh Điểm yếu

+ Người lãnh đạo có khả năng + Kinh nghiệm cán bộ dày dặn

+ Những chiến lược được tính toán kỹ lưỡng

+Mối quan hệ của các cán bộ huyện với cán bộ xã và nông dân được thiết lập +Có những kỹ năng sáng tạo về sản phẩm địa phương

+Quản lý chung và quản lý tổ chức tốt + Hệ thống thông tin nhạy bén

+ Không có phương hướng chiến lược mới nhiều.

+ Thiếu chiều sâu chuyên môn. + Thành tích nghèo nàn trong việc thực hiện chiến lược

+ Tụt hậu trong nghiên cứu và triển khai.

+ Mạng phân phối sản phẩm kém

+ Không có khả năng huy động vốn khi cần thay đổi chiến lược.

Cơ hội Thách thức

+ Sản phẩm có khả năng phục vụ đời sống nhân dân và mở rộng ra thị trường.

+ Khả năng chuyển những kỹ năng hoặc kỹ thuật đến cán bộ xã và nhân dân

+ Việc phá bỏ hàng rào ra nhập thị trường nội địa và trong nước.

+ Nảy sinh ra những công nghệ mới

+ Lãnh đạo phải đưa ra những sản phẩm chiến lược.

+Hàng hóa dễ có những sản phẩm thay thế

+ Sức mạnh của thị trường gia tăng.

+ Thu nhập từ nông nghiệp không cao, bấp bênh và không ổn định.

Thuận lợi

- Cán bộ phòng Nông Nghiệp và PTNT gắn liền với các cơ quan ban ngành của huyện, tạo mọi điều kiện thuận lợi cùng chung sức để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Được sự chỉ đạo của UBND huyện và Sở Nông Nghiệp và PTNT Tỉnh Thái Nguyên đã chỉ rõ, chức năng, nhiệm vụ của phòng Nông Nghiệp và PTNT, từ đó có phương hướng hoạt động rõ ràng, cụ thể, mọi khó khăn được giải quyết nhanh chóng thuận lợi tạo đà cho sự thành công của phòng.

- Phòng Nông Nghiệp và PTNT được tăng cường biên chế chuyên môn, lực lượng tri thức trẻ phát huy được thế mạnh có tác dụng to lớn đến các phong trào sản xuất gắn bó với thị trường và đã được những thành tựu nhất định.

- Cán bộ phòng Nông Nghiệp và PTNT không ngừng được tăng cường biên chế, các xã đều có cán bộ chuyên sâu về mảng Nông Nghiệp, trình độ chuẩn theo quy định, đội ngũ cán bộ phần lớn tốt nghiệp Đại học, trình độ chuyên môn đủ các ngành trong lĩnh vực phát triển nông lâm thủy sản.

Khó khăn

- Ở nhiều địa phương hoạt động Nông Nghiệp đạt hiệu quả chưa cao do cán bộ Nông Nghiệp có mức lương thấp, kinh phí cho công tác Nông Nghiệp nếu chia đều cho từng mô hình và so sánh giá trị trượt giá của từng đồng tiền thì kinh phí cấp cho thực hiện mô hình trình diễn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực nông – lâm nghiệp không có gì thay đổi so với việc thực hiện 5 năm trước, điều kiện làm việc, sinh hoạt khó khăn, thiếu thốn, không có điều kiện học hỏi cập nhật kiến thức và khó có cơ hội thăng tiến. Vì vậy, đào tạo nhiều nguồn nhân lực cho lĩnh vực nông nghiệp ở huyện vẫn thiếu và kéo dài, phần lớn số người đã qua đào tạo không muốn về làm việc tại tuyến xã, huyện.

- Tuy gọi chung là kỹ sư nông nghiệp, nhưng trình độ của chúng ta theo chuyên ngành hẹp: Trồng trọt, chăn nuôi,… Vì vậy, để thực sự làm tốt công tác về vấn đề nông nghiệp ở 1 xã cần phải có ít nhất 3 cán bộ có chuyên môn trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Bộ phận nông nghiệp cấp huyện lại càng cần nhiều người hơn, với chuyên ngành đadạng hơn. Như vậy, vấn đề chế biến và kinh phí vốn đã khó khăn lại càng thêm bế tắc.

- Công nghệ cao của phòng Nông Nghiệp và PTNT từ trước đến nay

chưa được quan tâm đầu tư. Kinh nghiệm trong triển khai thực hiện thí điểm công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở nhiều địa phương những năm qua cho thấy nếu không đưa được tiến bộ khoa học kỹ thuật đến với bà con nông dân thì việc thay đổi trong tập quán canh tác sẽ rất khó.

3.2. Khái quát về cơ sở thực tập

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đồng Hỷ về cơ cấu nhân sự gồm 14 người trong đó có 1 Trưởng phòng,03 Phó phòng và 06 Viên chức, 03 Công chức và 01 Lao động hợp đồng.

Bảng 3.2.1: Cơ cấu tổ chức của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đồng Hỷ – tỉnh Thái Nguyên

TT Họ và tên Chức danh Năm

sinh Giới tính Chuyên môn, nghiệp vụ (bằng cấp) Số năm công tác 1 Nguyễn Thị Hà Trưởng

Phòng 1969 Nữ Đại Học Bắt đầu công tác từ năm 2014

2 Nguyễn Xuân

Quang

Phó Phòng

Nông Nghiệp 1974 Nam

Thạc Sỹ Chăn Nuôi

Bắt đầu công tác từ năm 2007

3 Nguyễn Thị Lệ Phó Phòng Nông Nghiệp 1976 Nữ

Thạc Sỹ Trồng trọt Bắt đầu công tác năm 2013 4 Vũ Văn Mác Phó trưởng phòng Nông

nghiệp 1984 Nam Cử Nhân

Bắt đầu công tác tại phòng NN từ tháng 6/2013

5 Lương Thanh

Tuấn Viên chức 1987 Nam Kỹ sư Bắt đầu 8/2013

6 Hoàng Thị Thanh Viên chức 1972 Nữ Đại Học Bắt đầu công tác tại phòng 2010

7 Mai Thị Lan Viên chức 1981 Nữ Đại Học Bắt đầu công tác năm 2014

8 Phạm Giang Sơn Công chức 1983 Nam Đại Học Bắt đầu công tác

năm 2016

9 Nguyễn Thị Hồng

Như Công chức 1989 Nữ Đại Học

Bắt đầu công tác năm 2012

10 Nguyễn Dương

Trường Viên chức 1989 Nam Đại Học

Bắt đầu công tác năm 2016

11 Nguyễn Việt Duy Viên chức 1989 Nam Đang học

cao học

Bắt đầu công tác năm 2013

12 Lưu Quang Nghĩa Viên chức 1988 Nam Kỹ sư Bắt đầu 10/2014

13 Hồ Minh Thùy Công chức 1984 Nữ Đại Học Bắt đầu công tác năm 2010

14 Đào Công Tâm Lao động

hợp đồng 1983 Nam Kỹ sư

Bắt đầu công tác năm 2013

Nhìn chung tổ chức cơ cấu cán bộ trong Phòng Nông Nghiệp và PTNT huyện Đồng Hỷ có độ tuổi khá trẻ, đã có trình độ học vấn đại học, thạc sỹ, kỹ sư, cử nhân, thời gian công tác ở phòng trong khoảng thời gian từ 3 đến 8 năm. Về cơ cấu nhân sự của phòng không có nhiều chuyển biến gì đặc biệt. Chuyên môn đào tạo đã qua trường lớp nên nắm rõ nhiều kinh nghiệm, khả năng xử lý tình huống tốt, có các kỹ năng mềm tốt.

3.3 Cách thức điều hành và phân công giao nhiệm vụ của Trƣởng Phòng cho các cán bộ trong phòng.

Căn cứ chỉ tiêu do UBND huyện giao về thực hiện các nhiệm vụ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, kế hoạch công tác năm của phòng. Hàng tháng UBND huyện họp thường kỳ giao ban giữa các phòng ban chuyên môn ngày 01 hàng tháng, để báo cáo tình hình thực hiện tháng trước và phương hướng nhiệm vụ tháng tiếp theo cuộc họp do Trưởng Phòng tham dự.

Trưởng phòng sẽ phân công công việc cho các phó trưởng phòng, các phó trưởng phòng sẽ phân công công việc theo lĩnh vực mình đảm nhiệm cho các cán bộ chuyên viên theo đúng chuyên môn nghiệp vụ và công việc.

Khi phân công công việc hoạt động hàng tháng Trưởng Phòng sẽ giao cụ thể:

- Tháng này sẽ làm những công việc gì? - Ai sẽ tham gia?

- Cần đến những điều kiện và những nguồn lực gì để thực hiện những công việc đó?

- Dựa vào tiêu chuẩn gì để biết chắc rằng những công việc đó đã được hoàn thành.

Khi giao công việc xong lãnh đạo phòng sẽ thường xuyên đôn đốc kiểm tra, giám sát tiến độ công việc của các cán bộ, và kịp thời giải quyết những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 30 - 35)