Hậu quả pháp lý

Một phần của tài liệu Đình chỉ giải quyết vụ án hành chính (Trang 42)

1.3.3.1. Giai đoạn sơ thẩm:

+ Đối với quá trình tố tụng:

Vì căn cứ đình chỉ đình chỉ giải quyết vụ án là cơ sở pháp lý để Tòa án ban hành quyết định đình chỉ giải quyết VAHC. Do đó, hệ quả mà quyết định này có thể mang lại đối với quá trình tố tụng là làm cho vụ án bị đình chỉ giải quyết. Khi quyết định đình chỉ có hiệu lực pháp luật, quá trình giải quyết VAHC lập tức bị “ngừng hẳn”, mọi hoạt động tố tụng đều chấm dứt. Chẳng hạn, sau khi vụ án bị đình chỉ giải quyết, Tòa án sẽ ra quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được áp dụng đối với vụ án đó65.

Bên cạnh đó, sau khi HĐXX ban hành quyết định đình chỉ giải quyết VAHC thì những hoạt động tố tụng khác, chẳng hạn như hỏi đương sự, công bố tài liệu vụ án, tranh luận tại tòa đều sẽ chấm dứt vì việc tiếp tục thực hiện các hoạt động này không chỉ ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng khác mà còn là dấu hiệu cho thấy sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Đồng thời, Tòa án sẽ xóa tên vụ án trong sổ thụ lý và kết thúc hồ sơ vụ án.

+ Đối với quyền kháng cáo, kháng nghị:

Như những lĩnh vực tố tụng khác, tố tụng hành chính bảo đảm chế độ hai cấp xét xử. Trong đó, “xét xử sơ thẩm là cấp xét xử thứ nhất, có ý nghĩa quan trọng, tạo

62 Điều 154 Luật TTHC năm 2015.

63 Khoản 1 Điều 249 Luật TTHC năm 2015.

64 Điều 222 Luật TTHC năm 2015.

cơ sở nền tảng cho toàn bộ hoạt động tố tụng hành chính”66. Vì cấp sơ thẩm là cấp đầu tiên giải quyết vụ án nên quyết định đình chỉ vụ án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm và đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự có quyền kháng cáo quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm67. Đối với quyết định sơ thẩm của Tòa án theo thủ tục rút gọn, quyết định này vẫn có thể bị kháng cáo, kháng nghị để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục rút gọn phúc thẩm như quy định tại Khoản 1 Điều 250 Luật TTHC năm 2015. Mục đích của cấp xét xử thứ hai là để Tòa án cấp trên xét lại tính hợp pháp và tính có căn cứ của quyết định nhằm thực hiện nguyên tắc “bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm” trong tố tụng hành chính, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Theo đó, các đương sự có quyền kháng cáo trong vòng 07 ngày kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định hoặc kể từ ngày quyết định được niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã nơi họ cư trú hoặc nơi có trụ sở trong trường hợp người có quyền kháng cáo là cơ quan, tổ chức. Ngoài đương sự, Viện kiểm sát cũng có quyền kháng nghị quyết định đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm. Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với quyết định đình chỉ của Tòa án cấp sơ thẩm là 07 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 10 ngày kể từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được quyết định. Khi hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm mà đương sự hoặc người đại diện không kháng cáo và Viện kiểm sát không kháng nghị thì quyết định đình chỉ có hiệu lực pháp luật. Khi đó, quyết định này sẽ phát sinh hệ quả pháp lý làm chấm dứt tiến trình tố tụng hành chính. Tuy nhiên quyết định này vẫn có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm nếu có căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.

Ngoài ra, đối với vụ án đương sự đối thoại thành thông qua cơ chế đối thoại của Tòa án, trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa, nếu các đương sự không có ý kiến phản đối, Thẩm phán sẽ ra quyết định công nhận kết quả đối thoại thành và đình chỉ giải quyết vụ án. Quyết định này được gửi ngay cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp và có hiệu lực thi hành ngay, không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm; trường hợp có căn cứ cho rằng nội dung

66 Nguyễn Thị Hà (2017), tlđd 25, tr. 22.

67 Đối với quyết định đình chỉ vụ án giải quyết khiếu kiện về danh sách cử tri sẽ có hiệu lực thi hành ngay. Đương sự sẽ không có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát không có quyền kháng nghị đối với quyết định này.

các bên đã thống nhất và cam kết là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa hoặc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội thì quyết định của Tòa án có thể được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm.

+ Đối với quyền khởi kiện lại vụ án:

Đình chỉ vụ án là một quyết định làm chấm dứt mọi hoạt động tố tụng. Đương sự không có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại VAHC đó sau khi có quyết định đình chỉ, nếu việc khởi kiện này không có gì khác với vụ án đã bị đình chỉ về người khởi kiện, người bị kiện và quan hệ pháp luật có tranh chấp.

Tuy nhiên, pháp luật cũng dự liệu trường hợp ngoại lệ là những trường hợp bị đình chỉ theo quy định tại các Điểm b, c và e Khoản 1 Điều 123, Điểm b, đ Khoản 1 Điều 143 của Luật này và trường hợp khác theo quy định của pháp luật thì được quyền khởi kiện lại vụ án đó (nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn). Đó là những trường hợp: Người khởi kiện không có năng lực hành vi tố tụng hành chính đầy đủ; Người khởi kiện thiếu một trong các điều kiện khởi kiện; Người khởi kiện lựa chọn giải quyết vụ việc theo thủ tục giải quyết khiếu nại; Người khởi kiện rút đơn khởi kiện trong trường hợp không có yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; Người khởi kiện đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt trừ trường hợp họ đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt hoặc trường hợp có sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan. Đây là những trường hợp mà sau khi có quyết định đình chỉ VAHC, vụ án vẫn có thể bị đưa ra xét xử.

Theo đó, đương sựđược khởi kiện trở lại trong các trường hợp này bởi lẽ sự kiện dẫn đến đình chỉ giải quyết vụ án là “do ý chí chủ quan của người khởi kiện hoặc vì lý do khách quan nhưng bản thân những người khởi kiện có thể khắc phục được để đảm bảo các điều kiện khởi kiện và điều kiện để Tòa án thụ lý giải quyết”68. Hơn nữa, việc quy định như vậy còn nhằm mục đích đảm bảo “quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp” theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính hiện hành, tạo điều kiện để người khởi kiện có quyền khởi kiện VAHC, thông qua việc yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án đã bị Tòa đình chỉ.

Bên cạnh đó, trường hợp qua đối thoại, người khởi kiện tự nguyện rút đơn khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu của người khởi kiện thì người khởi kiện được quyền khởi kiện lại vụ án nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn.

+ Đối với việc xử lý tiền tạm ứng án phí và các chi phí tố tụng khác:

68 Nguyễn Cảnh Hợp (Chủ biên) (2017), Giải thích và Bình luận Luật Tố tụng hành chính năm 2015, NXB. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr. 249.

Trước khi mở phiên tòa sơ thẩm, nếu các bên đương sự đối thoại thành thông qua phiên đối thoại về việc giải quyết vụ án thì họ chỉ phải chịu 50% mức án phí sơ thẩm69.

Đối với tiền tạm ứng án phí - khoản tiền có ý nghĩa tạo kinh phí ban đầu cho cơ quan có thẩm quyền nói chung, Tòa án nói riêng trong quá trình giải quyết vụ án, đồng thời là cơ sở để người khởi kiện có trách nhiệm hơn với hành vi khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc của mình thì sau khi có quyết định đình chỉ, khoản tiền này được xử lý như sau:

Trong trường hợp Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định tại Điểm a, đ Khoản 1 Điều 143, số tiền tạm ứng án phí đã nộp được sung vào công quỹ Nhà nước. Trường hợp đình chỉ giải quyết VAHC theo quy định tại các điểm còn lại: b, c, d, e, g, h Điều này, tiền tạm ứng án phí được trả lại cho người nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định tại Khoản 2, 3 Điều 18 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH70.

Đồng thời, theo quy định tại Chương XXII Luật TTHC năm 2015 – quy định về án phí, lệ phí và các chi phí tố tụng khác, việc xử lý các chi phí tố tụng khác, bao gồm các loại chi phí như chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài; chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ; chi phí giám định; chi phí định giá tài sản, thẩm định giá tài sản… sẽ được xử lý như sau: Trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 143 – người khởi kiện rút đơn khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan rút đơn yêu cầu độc lập thì nghĩa vụ chịu những loại chi phí này thuộc về người khởi kiện. Những trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án còn lại, người yêu cầu các thủ tục này sẽ chịu chi phí tố tụng tương ứng với yêu cầu của mình.

1.3.3.2. Giai đoạn phúc thẩm:

+ Đối với quá trình tố tụng:

Hậu quả pháp lý của giai đoạn này tương tự như giai đoạn sơ thẩm, vụ án sẽ bị đình chỉ giải quyết. Tuy nhiên, khác cấp sơ thẩm, khi đình chỉ giải quyết vụ án tại cấp phúc thẩm, HĐXX phúc thẩm phải hủy bản án sơ thẩm. Vì trong giai đoạn này đã tồn tại bản án sơ thẩm nhưng chưa có hiệu lực pháp luật. Việc đình chỉ phải đảm bảo chấm dứt hoàn toàn mọi việc có liên quan đến hoạt động giải quyết vụ án nên phải kèm theo hủy bản án sơ thẩm.

69 Khoản 2 Điều 348 Luật TTHC năm 2015.

70 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí.

Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án trong giai đoạn phúc thẩm làm chấm dứt toàn bộ hoạt động tố tụng và có hiệu lực pháp luật ngay kể từ ngày ra quyết định.

+ Đối với quyền kháng cáo, kháng nghị:

Theo Điều 327 Luật TTHC năm 2015, những quyết định, hành vi trong tố tụng hành chính có thể bị khiếu nại khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Nhưng cũng quy định đối với bản án, quyết định sơ thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm sẽ không giải quyết theo quy định của Chương XXI – về khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hành chính (bao gồm quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ giải quyết vụ án, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời). Do vậy, đương sự sẽ không có quyền khiếu nại đối với quyết định đình chỉ giải quyết VAHC71.

Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án trong giai đoạn phúc thẩm có hiệu lực pháp luật song nếu có một trong các căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 255 Luật TTHC năm 201572, chẳng hạn như sai lầm trong áp dụng pháp luật khi áp dụng văn bản pháp luật đã hết hiệu lực…và có đơn đề nghị xem xét quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm thì hoàn toàn có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bởi những chủ thể có thẩm quyền73. Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, nếu phát hiện có một trong các căn cứ giám đốc thẩm, đương sự có quyền đề nghị bằng văn bản với những người có thẩm quyền kháng nghị quy định tại Điều 260 của Luật này để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Trường hợp Tòa án, Viện kiểm sát hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phát hiện có một trong các căn cứ giám đốc thẩm thì phải thông báo bằng văn bản cho những người có thẩm quyền kháng nghị quy định tại Điều 260 của Luật này. Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được quyền kháng nghị trong thời hạn 03 năm kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật theo Khoản 1 Điều 263 Luật TTHC năm 2015.

Ngoài ra, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án trong giai đoạn phúc thẩm đã có hiệu lực pháp luật nhưng có nhiều tình tiết mới được phát hiện và những tình tiết này có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, đương

71 Trần Thành Long (2012), “Bàn về vấn đề tạm đình chỉ trong giai đoạn xét xử VAHC phúc thẩm”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (23), tr. 3 – 4.

72 Điều 255 Luật TTHC năm 2015 quy định về căn cứ, điều kiện để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

73 Trừ trường hợp xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba thì không cần có đơn đề nghị.

sự không biết khi Tòa án ra bản án, quyết định đó thì hoàn toàn có thể bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bởi một trong những chủ thể được quy định tại Điều 283, bao gồm: Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án TAND cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao. Tương tự, quyết định theo thủ tục rút gọn vẫn có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm Luật này74.

+ Đối với quyền khởi kiện lại:

Khi người khởi kiện rút đơn khởi kiện và người bị kiện đồng ý, HĐXX phúc thẩm ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án thì người khởi kiện có quyền khởi kiện lại vụ án theo thủ tục do Luật này quy định nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn.

Đối với trường hợp quy định tại Điều 235, người khởi kiện đồng ý rút đơn khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập đồng ý rút yêu cầu, HĐXX phúc thẩm sẽ hủy bản án, quyết định sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án. Trường hợp này cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền, nghĩa vụ liên quan đến việc sửa đổi, hủy bỏ quyết định đó hoặc liên quan đến dừng, khắc phục hành vi hành chính bị khởi kiện có quyền khởi kiện VAHC theo thủ tục chung.

+ Đối với việc xử lý tiền tạm ứng án phí và các chi phí tố tụng khác:

Việc xử lý tiền tạm ứng án phí trong giai đoạn phúc thẩm sẽ căn cứ theo quy định tại Điều 18 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH. Theo đó, trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định tại Khoản 5 Điều 241 – Tòa án hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ việc giải quyết vụ án, nếu trong quá trình xét xử sơ thẩm có một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 143 Luật TTHC năm 2015, số tiền tạm ứng án phí đã nộp được sung vào công quỹ Nhà nước.

Những chi phí tố tụng khác được xử lý tương tự như giai đoạn sơ thẩm. Người khởi kiện có nghĩa vụ chi trả những khoản chi phí này khi tại giai đoạn phúc

Một phần của tài liệu Đình chỉ giải quyết vụ án hành chính (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)