Kiến nghị hoàn thiện việc thực hiện pháp luật

Một phần của tài liệu Đình chỉ giải quyết vụ án hành chính (Trang 73 - 86)

2.2. Kiến nghị hoàn thiện

2.2.2. Kiến nghị hoàn thiện việc thực hiện pháp luật

Chất lượng giải quyết VAHC, trong đó có ban hành quyết định đình chỉ còn hạn chế, bên cạnh những nguyên nhân khách quan xuất phát từ quy định pháp luật, còn có những nguyên nhân chủ quan đến từ ý thức tôn trọng pháp luật của người dân và các cấp chính quyền, từ trình độ chuyên môn, từ đạo đức nghề nghiệp của những người cầm cân nảy mực và một số nguyên nhân khác. Vì vậy, nhằm đảm bảo quá trình thực thi pháp luật hiệu quả, bên cạnh việc sửa đổi quy định pháp luật, theo quan điểm tác giả, chúng ta cần có những giải pháp sau:

Một là, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ Thẩm phán và cán bộ, công chức ngành Tòa án, hướng đến mục tiêu xây dựng đội ngũ “vừa hồng, vừa chuyên”, “phụng công, thủ pháp, chí công vô tư”.

Đối với tình trạng một số Thẩm phán chưa nắm rõ quy định pháp luật, cụ thể là trong việc xác định quyết định hành chính bị khởi kiện, dẫn đến việc ban hành quyết định đình chỉ giải quyết vụ án không đúng, ngành Tòa án cần đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ Thẩm phán và cán bộ, công chức trong ngành. Có thể nói, đây là một trong những nhiệm vụ đặt ra hết sức cấp thiết, đặc biệt đối với Thẩm phán - chủ thể giữ vị trí quan trọng trong tiến trình giải quyết vụ án. Số lượng, chất lượng đội ngũ thẩm phán cũng như cơ cấu tổ chức, phương thức

vận hành của lực lượng này là yếu tố không thể thiếu trong quy trình xét xử. Theo đó, việc đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn thẩm phán có thể được thực hiện với sự kết hợp nhiều hình thức và biện pháp khác nhau. Đào tạo không chỉ dựa vào kiến thức lý luận để Thẩm phán vững về chuyên môn mà còn cả thực tiễn như đẩy mạnh các kỹ năng nghề nghiệp, chẳng hạn như kỹ năng điều hành phiên tòa, kỹ năng xét xử… để họ được bồi dưỡng toàn diện, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thực tiễn.

Cùng với những giải pháp nói trên, một trong những giải pháp mang tính thực tiễn hiện đang được ngành triển khai là cải tổ phần nào chính sách lương bổng cùng một số chế độ đãi ngộ, phụ cấp như sửa đổi, nâng cao phụ cấp khu vực, phụ cấp đặc biệt…Đặc biệt, Thẩm phán cần được hưởng sự ưu đãi thoả đáng về điều kiện làm việc, về chế độ nghỉ ngơi. Việc đáp ứng các điều kiện này được coi là “để đáp ứng đòi hỏi duy trì pháp quyền và bảo vệ quyền con người”116. Sự cải thiện về mặt thu nhập, điều kiện làm việc… của Thẩm phán sẽ giúp họ phát huy hơn nữa vai trò, nhiệm vụ của mình, góp phần hạn chế tham nhũng và bảo đảm độc lập trong xét xử117. Đồng thời, giải pháp này sẽ góp phần thu hút những người có nguyện vọng trở thành Thẩm phán hoặc đứng vào hàng ngũ của ngành.

Hai là, cần cân nhắc sửa đổi, bổ sung một số quy định của pháp luật hiện hành nhằm nâng cao tính khả thi của các văn bản pháp luật; đồng thời nâng cao ý thức pháp luật của cá nhân, tổ chức khi tham gia vào quá trình giải quyết VAHC thông quaviệcxây dựng quy chế, quy định phù hợp, trước hết là cơ chế đối thoại.

Công cuộc thực thi pháp luật là quy trình gian nan, lâu dài và đầy rẫy thách thức. Đặc biệt, tố tụng hành chính là lĩnh vực pháp luật mới mẻ, liên quan đến nhiều quy định, nhiều văn bản pháp luật chuyên ngành, luật nội dung áp dụng vào quá trình giải quyết vụ án có phạm vi rộng, trải qua nhiều thời kỳ. Đối với một VAHC phức tạp, trong quá trình tiến hành tố tụng, các cơ quan có thẩm quyền đôi khi phải vận dụng quy định từ những văn bản pháp luật khác nhau. Từ đó, cần có những đề nghị xem xét, sửa đổi, bổ sung, giải thích, hướng dẫn những quy phạm pháp luật tố tụng hành chính còn vướng mắc nhằm không ngừng nâng cao tính khả thi của các

116 Tuyên bố Bắc Kinh về các nguyên tắc độc lập tư pháp (2006), Tạp chí Toà án nhân dân, (08), tr. 46–48.

117 Tại một số quốc gia, pháp luật còn ngăn chặn việc giảm lương của Thẩm phán vì coi đó là điều kiện có thể tạo nên khả năng tham nhũng đối với Thẩm phán và tác động tới tính độc lập của Thẩm phán. Hơn thế nữa, độc lập tư pháp và trách nhiệm tư pháp là hai mặt không thể thiếu để bảo đảm việc thực thi pháp luật, tuy đôi lúc có thể là xung đột lẫn nhau.

Nguồn: J.Clifford Wallace (2006), Khắc phục tham nhũng tư pháp trong khi phải bảo đảm độc lập tư pháp,

văn bản pháp luật theo hướng không còn tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, nhất là trước tình trạng nhiều quy định còn cứng nhắc, không đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống xã hội, đảm bảo sự hiệu quả trong thực thi nhiệm vụ của các cơ quan có thẩm quyền.

Về phía đội ngũ cán bộ, công chức thực thi pháp luật, nhiệm vụ đặt ra là phải học hỏi, bồi dưỡng và cập nhật kiến thức pháp luật liên tục. Bên cạnh việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng này, các Tòa án cần tăng cường công tác tổng kết thực tiễn xét xử, tổ chức đúc rút kinh nghiệm xét xử thường xuyên. Với những bản án, quyết định được đánh giá là đúng đắn, khách quan, nhận được sự ủng hộ sâu rộng của dư luận xã hội nên được nêu ra, ngoài mục đích để toàn ngành học hỏi thì có thể cân nhắc theo hướng phát triển án lệ, bổ sung cho những khoảng trống mà pháp luật chưa điều chỉnh. Trong khi những bản án, quyết định được ban hành với hướng giải quyết chưa thoả đáng, tồn tại những sai lầm trong xem xét, đánh giá chứng cứ, trong việc chọn quy phạm pháp luật vẫn nên được nêu lại để đúc rút kinh nghiệm. Ngoài ra, TAND tối cao nên đẩy mạnh hơn nữa công tác giải đáp các vướng mắc về nghiệp vụthông qua các lớp đào tạo nghiệp

vụ xét xử, các lớp bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ, Thẩm phán Tòa án các cấp để

tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc, bảo đảm áp dụng pháp luật thống nhất trong thực tiễn xét xử, trước tình trạng giữa các cấp Toà án trong tỉnh, thậm chí ngay trong các thành viên của HĐXX tồn tại những quan điểm giải quyết vụ án khác nhau, khiến hiệu quả của quá trình giải quyết VAHC chưa được như mong muốn.

Đồng thời, để tăng cường hơn nữa tính hiệu quả trong công tác thực thi án hành chính, các TAND nên phối hợp với UBND ban hành Quy chế phối hợp trong giải quyết các VAHC; phân tích những sai sót của cơ quan, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước để họ xem xét sửa đổi, hủy bỏ quyết định hành chính hoặc chấm dứt hành vi hành chính trái pháp luật. Có như vậy mới thể hiện vai trò gương mẫu, thượng tôn pháp luật, tôn trọng Tòa án của lãnh đạo tỉnh nói riêng và cán bộ, công chức, viên chức những cơ quan chức năng nói chung, đảm bảo sự bình đẳng trong tố tụng hành chính.

Mặt khác, nhận thức rõ tầm quan trọng và hiệu quả thực tế của cơ chế “đối thoại”, theo tác giả, cần đẩy mạnh việc tổ chức các buổi đối thoại bằng hình thức trực tuyến ở mỗi Tòa án nhằm nâng cao số lượng các vụ việc được đối thoại, đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ án. Qua một thời gian triển khai tại nhiều địa phương

cho thấy, các giải pháp này được thực hiện đã góp phần không nhỏ vào quá trình giải quyết vụ án hành chính118.

Ba là, nâng cao hiệu quả hoạt động xét xử của Tòa án trên cơ sở học hỏi, tiếp thu, đổi mới song phải đảm bảo tuân thủ đầy đủ, chặt chẽ các nguyên tắc tố tụng.

Khi xảy ra những trường hợp vi phạm thủ tục tố tụng trong việc ra bản án, quyết định, Tòa án cấp trên buộc phải hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị để xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm lại; hoặc hủy bản án, quyết định của Tòa án đã giải quyết vụ án và đình chỉ việc giải quyết vụ án; hoặc sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Có thể nói, chính những sai sót trong quá trình áp dụng pháp luật của Tòa án đã kéo theo rất nhiều hệ lụy. Do vậy, trong quá trình giải quyết VAHC, Tòa án có thẩm quyền cần chú ý xác định đúng đối tượng, tư cách khởi kiện, quan hệ pháp luật tranh chấp.

Ngoài ra, để khắc phục những hạn chế, thiếu sót và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Tòa án, trong quá trình kiểm sát án hành chính, nếu phát hiện có vi phạm, Viện kiểm sát cần chủ động kiến nghị ngay với cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Tố tụng là quy trình phức tạp, cần có sự phối hợp trong giải quyết của các cơ quan chức năng, do đó, yêu cầu thận trọng, khách quan khi giải quyết vụ án không chỉ đặt ra đối với ngành Tòa án mà còn đối với các cơ quan có thẩm quyền. Sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng – như Tòa án, Viện kiểm sát và một số cơ quan có thẩm quyền khác là một trong những yêu cầu đặt ra của tố tụng hành chính. Bởi lẽ thước đo đánh giá chất lượng xét xử không chỉ dựa vào hoạt động xét xử của Tòa án thông qua sự vận dụng quy định pháp luật vào thực tiễn một cách đúng đắn; vào năng lực, trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức của đội ngũ thẩm phán mà còn phụ thuộc rất nhiều vào sự phối hợp, hợp tác của các cơ quan có thẩm quyền đối với quá trình tố tụng.

Bốn là, xây dựng kết hợp đổi mới quy trình tuyển chọn, đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Tòa án, đảm bảo nguyên tắc dân chủ, khoa học, công khai, đúng quy định pháp luật, hướng đến mục tiêu lâu dàitrong điều kiện mới.

Để khắc phục tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực, ngành Tòa án nên cân nhắc chính sách quy hoạch lâu dài. Đây vừa là cơ sở để tuyển chọn, bồi dưỡng đội ngũ nòng cốt kế cận trong tương lai, với trình độ chuyên môn cao, đủ sức giải quyết

118 Số vụ việc hòa giải thành, đối thoại thành đã giúp các Tòa án không phải xét xử 36.985 vụ việc, qua đó ước tính tiết kiệm cho ngân sách nhà nước trên 150 tỷ đồng.

những vấn đề pháp lý đặt ra trong điều kiện hội nhập quốc tế; vừa là giải pháp tối ưu nhằm xóa bỏ thách thức đặt ra đối với ngành Tòa án khi phải giải quyết bài toán về số lượng thẩm phán của Tòa án các cấp đang đặt ra hiện nay. Theo đó, ngành Tòa án nên mở rộng đối tượng và điều kiện thi tuyển để tạo ra nhiều cơ hội tuyển dụng nhằm khuyến khích sự ứng tuyển đông đảo của các cá nhân có nguyện vọng vào ngành. Đồng thời, đổi mới phương án tuyển chọn theo hình thức xét tuyển kết hợp thi tuyển để một mặt, đảm bảo tính công bằng trong tuyển dụng, mặt khác, tạo nên sự cạnh tranh nhằm tuyển chọn một cách chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cho ngành. Cần lưu ý rằng, thực hiện chiến lược quy hoạch phải xuất phát từ nhiệm vụ, yêu cầu công việc, từ cơ cấu tổ chức, từ thực trạng đội ngũ cán bộ để vừa đảm bảo tính khoa học khi gắn với yêu cầu tinh giản biên chế, vừa thể hiện tính kế thừa liên tục trong việc khắc phục tình trạng hẫng hụt trong bố trí, sử dụng cán bộ.

Theo đó, việc tuyển chọn nguồn nhân lực không chỉ thông qua xét tuyển, mà còn qua hình thức thi tuyển, không chỉ từ nguồn nhân lực của Học viện Tòa án theo quy trình “khép kín” như hiện nay119 mà cần mở rộng đối tượng đến từ các cơ sở đào tạo cử nhân luật trên phạm vi cả nước để vừa đảm cân bằng nguồn tuyển sinh song song giữa Học viện Tòa án với các trường đào tạo luật khác, vừa tuyển chọn được đội ngũ cán bộ, công chức cho ngành một cách chất lượng.

Tóm lại, Luật TTHC năm 2015 ra đời, với những sửa đổi, bổ sung quan trọng, đã khắc phục những hạn chế của các văn bản pháp luật tố tụng hành chính trước đây, song vẫn không thể tránh khỏi những vướng mắc, bất cập nhất định. Trên cơ sở làm rõ một số hạn chế trong quy định về đình chỉ giải quyết VAHC và thực trạng áp dụng quy định này trên thực tế, tác giả đề xuất một số giải pháp mang tính tham khảo nhằm đóng góp phần nào vào việc hoàn thiện chế định này trong thời gian đến, ở góc độ tiếp cận quy định pháp luật thực định và thực tiễn thi hành. Một mặt, góp phần hoàn thiện quy định pháp luật, mặt khác, hướng đến nâng cao hiệu quả các mặt hoạt động của Tòa án, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cải cách tư pháp đang diễn ra hiện nay.

119 Theo quan điểm của TAND Tối cao, một trong những điều kiện để được tuyển dụng vào ngành là phải có chứng chỉ thư ký tòa án. Trong khi môn học nghiệp vụ thư ký tòa án hoặc nghiệp vụ tòa án, chuyên ngành xét xử hoặc nghiệp vụ xét xử, hiện nay chỉ có Học viện Tòa án thuộc TAND Tối cao mới đào tạo. Kể cả hai trường đại học luật lớn nhất nước là ĐH Luật Hà Nội và ĐH Luật TP.HCM trong chương trình giảng dạy cũng không có môn học này. Với điều kiện nói trên thì một cử nhân trường luật dù tốt nghiệp loại giỏi cũng không đủ tiêu chuẩn nộp hồ sơ tuyển dụng vào ngành tòa án mà phải có chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thư ký tòa án hoặc nghiệp vụ tòa án, chuyên ngành xét xử hoặc nghiệp vụ xét xử, tức là không được thi tuyển vào ngành ngay mà phải trải qua quy trình đào tạo thêm mới được tham gia thi tuyển.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

1. Thực tiễn áp dụng pháp luật hiện nay cho thấy đình chỉ giải quyết VAHC là quy định có vị trí quan trọng trong tố tụng hành chính. Tuy nhiên, hiện nay, quy định này vẫn tồn tại những điểm hạn chế do những nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau. Do đó, muốn cải thiện thực trạng giải quyết VAHC nói chung, ban hành quyết định đình chỉ nói riêng, trước hết phải giải quyết vướng mắc căn cơ từ gốc, đó là quy định của pháp luật hiện hành, nhằm tháo gỡ một số vướng mắc còn tồn tại, trên con đường nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật nước nhà.

2. Bên cạnh quy định pháp luật, công cuộc thực thi pháp luật cũng đóng vai trò rất lớn trong việc thể hiện chất lượng giải quyết VAHC. Quá trình pháp luật đi vào thực tiễn được coi là “sự sàng lọc” nhằm đánh giá việc vận dụng những quy định này của các cơ quan có thẩm quyền đối với vụ án có đúng đắn, phù hợp hay không. Chính vì vậy, ngoài yêu cầu sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật hiện hành, công tác thực hiện, áp dụng pháp luật cũng là nội dung cần được chú trọng trong bối cảnh thực trạng giải quyết vụ án, ban hành quyết định đình chỉ còn nhiều bất cập, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác giải quyết, xét xử VAHC, quyết tâm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, yêu cầu mà Nghị quyết của Quốc hội và Tòa án đã đề ra.

3. Việc kiến nghị các giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật và thực thi pháp luật phải xuất phát từ bối cảnh thực tiễn và điều kiện kinh tế - xã hội tại mỗi địa phương. Nhưng nhìn chung, những kiến nghị này cần dựa trên yêu cầu quán triệt sâu sắc quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng; dựa trên công cuộc cải

Một phần của tài liệu Đình chỉ giải quyết vụ án hành chính (Trang 73 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)