Vấn đề bảo đảm thực hiện quyền dân sự trong các văn kiện pháp lý quốc tế

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo đảm thực hiện quyền dân sự của công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 29 - 30)

người, quyền công dân.

- Thúc đẩy tuyên truyền để góp phần nâng cao kiến thức của cán bộ nhà nước và người dân về quyền con người, quyền công dân.

1.3. Vấn đề bảo đảm thực hiện quyền dân sự trong các văn kiện pháp lý quốctế tế

Ngày nay, trong xu hướng toàn cầu hóa kinh tế, những nguyên tắc về quyền con người trở thành những quy tắc ứng xử, những chuẩn mực pháp lý quốc tế được ghi nhận trong các văn bản pháp lý quốc tế như Hiến chương Liên Hợp quốc năm 1945, Tuyên bố thế giới về quyền con người năm 1948; Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966; Công ước quốc tế về các quyền kinh tế - văn hóa - xã hội... Các văn kiện pháp lý này là khuôn mẫu chung mang tính toàn cầu về các quyền con người, được nhiều quốc gia tôn trọng và xem đây là cơ sở để thể chế các quyền trong Hiến pháp của quốc gia cũng như các văn kiện pháp lý về quyền con người ở tầm khu vực. Ngoài ra, bên cạnh những văn bản pháp lý mang tính quốc tế thì tác giả còn đề cập đến quyền dân sự được ghi nhận trong Tuyên ngôn nhân quyền ASEAN năm 2012, là một văn bản pháp lý ở tầm khu vực. Vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu của mình, tác giả sẽ đề cập về vấn đề bảo đảm quyền dân sự của bốn văn kiện pháp lý là: Hiến chương Liên Hợp Quốc năm 1945, Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền 1948, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 và Tuyên ngôn nhân quyền ASEAN 2012.

1.3.1. Hiến chương Liên Hợp Quốc năm 1945

Văn bản đầu tiên có thể đề cập đến trong việc công nhận và xác định quyền con người và các quyền cơ bản của công dân là Hiến chương Liên Hợp quốc 1945 (Charter of the United Nation). Hiến chương được Liên Hợp quốc thông qua ngay sau khi Chiến tranh thế giới lần hai kết thúc vào năm 1945. Đây là văn bản quốc tế quan trọng, cơ bản và là văn bản quốc tế đầu tiên trải qua hơn 70 năm thử thách vẫn giữ nguyên giá trị pháp lý và các ý nghĩa xã hội. Hiến chương đã đặt nền móng đầu tiên cho việc thiết lập một cơ chế pháp lý quốc tế về bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người trên thế giới. Trong phần mở đầu của Hiến chương, các quốc gia thành viên Liên Hợp quốc bày tỏ quyết tâm “…khẳng định tin tưởng vào những quyền cơ bản, nhân phẩm và giá trị của con người, vào quyền bình đẳng nam nữ, vào quyền bình đẳng giữa các nước lớn và nhỏ.” Khoản 3 Điều 1 Hiến chương quy định

…tôn trọng các quyền của con người và quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người…”28.

Hiến chương Liên Hợp quốc quy định trách nhiệm một số cơ quan của Liên Hợp quốc về vấn đề bảo đảm và thúc đẩy quyền con người nói chung và quyền dân sự nói riêng. Tại điểm b khoản 2 Điều 13 Hiến chương quy định Đại hội đồng Liên Hợp quốc tổ chức nghiên cứu và thông qua những kiến nghị nhằm thực hiện các quyền của con người và các tự do cơ bản đối với mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ và tôn giáo. Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc là cơ quan duy nhất trong các cơ quan chính của Liên Hợp quốc có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế khi có các vi phạm về quyền con người29. Hội đồng kinh tế và xã hội đóng vai trò quan trọng trong bộ máy của Liên Hợp quốc trong bảo đảm quyền con người. Khoản 2 Điều 62 Hiến chương Liên Hợp quốc quy định Hội đồng kinh tế và xã hội có quyền đưa ra những kiến nghị nhằm khuyến khích sự tôn trọng các quyền và những tự do cơ bản của con người. Hội đồng kinh tế và xã hội thành lập các cơ quan chuyên môn đóng vai trò quan trọng trong bộ máy quyền con người của Liên Hợp quốc như Ủy ban quyền con người (CHR), Ủy ban về vị thế của phụ nữ, Ủy ban ngăn ngừa tội ác và tư pháp hình sự. Các cơ quan này có chức năng từ nghiên cứu các vấn đề; đề xuất xây dựng bộ máy, các chương trình, hoạt động, soạn thảo các văn kiện cho đến giám sát thực hiện các văn kiện quốc tế về quyền con người30. Bên cạnh đó, Hiến chương Liên Hợp quốc 1945 quy định nguyên tắc quan trọng nhằm bảo đảm quyền con người đối với các quốc gia, tổ chức, cá nhân đó là khuyến khích sự tôn trọng và tuân thủ các quyền con người. Cụ thể, điểm c khoản 1 Điều 55 quy định Liên Hợp quốc khuyến khích sự tôn trọng và tuân thủ triệt để các quyền và các tự do cơ bản của tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc nam nữ, ngôn ngữ hay tôn giáo.

Hiến chương Liên Hợp quốc chỉ quy định ở mức độ khái quát, không quy định cụ thể các quyền con người cũng như các bảo đảm các quyền này nhưng đây được coi là nền tảng pháp lý quan trọng làm cơ sở cho các các văn bản pháp lý quốc tế sau này ra đời và phát triển.

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo đảm thực hiện quyền dân sự của công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 29 - 30)