Thực trạng bảo đảm các điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa xã hộ

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo đảm thực hiện quyền dân sự của công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 59 - 104)

hội trong việc thực hiện các quyền dân sự công dân

Nhà nước ta xây dựng chế độ chính trị dân chủ, tiến lên xây dựng Nhà nước pháp quyền, quyền công dân và những cơ chế bảo đảm thực hiện quyền công dân là một trong những nội dung quan trọng của các văn kiện Đảng gần đây và những chủ trương này đã được thể chế hóa khá cụ thể trong Hiến pháp năm 2013 đã xác định một chế độ chính trị ổn định, tạo môi trường ổn định, thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước đã thể chế hóa các đường lối, chỉ đạo của Đảng trong bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Dân chủ về chính trị cũng có những bước tiến quan trọng, thể hiện ở việc cơ quan bầu cử, chất lượng sinh hoạt của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp tại các cuộc thảo luận của nhân dân tham gia ý kiến xây dựng các dự án luật. Tuy nhiên, có nơi, có lúc vẫn còn tình trạng thiếu dân chủ, một số cán bộ, công chức, đảng viên còn xã dân, lạm quyền.

Việc bảo đảm bằng chế độ chính trị, các biện pháp về kinh tế văn hóa - xã hội là một phần không thể thiếu trong quá trình thực hiện quyền dân sự của công dân. Thời gian qua, việc phát huy biện pháp kinh tế, văn hóa - xã hội đã đạt được một số thành tựu nhất định: (i) Vai trò của biện pháp kinh tế, chính trị, văn hóa ngày càng thể hiện rõ trong việc xây dựng con người, có tác động to lớn trong việc thực thi bảo đảm quyền dân sự của công dân (ii) Dân chủ về kinh tế ngày càng được mở rộng đã tác động tích cực đến việc nâng cao đời sống công dân, dân chủ trong kinh tế cũng là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển. Chính vì mức sống của công dân tăng cao, cơ hội được tiếp xúc với giáo dục, văn hóa ngày càng gần, công dân ý thức được quyền lợi của mình được bảo đảm, đó là cơ sở vững chắc để công dân thực hiện quyền dân sự của mình.

Từ Hiến pháp năm 1992 ghi nhận chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự tác động của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đến công tác bảo đảm quyền con người, quyền công dân nói chung và quyền dân sự của công dân nói riêng theo hướng tích cực là: Cải thiện các điều kiện kinh tế, xã hội để thúc đẩy công tác bảo đảm và giải quyết vấn đề quyền con người; phát triển theo hướng đa dạng nhu cầu về quyền con người và thách thức mới đối với bảo đảm quyền con người; tạo ra những cơ hội thuận lợi để Việt Nam phát triển kinh tế nhanh và bền vững - điều kiện cần thiết để bảo đảm quyền con người; góp phần làm thay đổi tư duy pháp lý về quyền con người; thúc

đẩy công tác bảo đảm quyền con người tiệm cận ngày càng toàn diện, sâu sắc hơn luật pháp, chuẩn mực và tập quán quốc tế; qua đó quyền con người không chỉ được bảo đảm ở cấp độ quốc gia mà còn ở cấp độ quốc tế. Những bước tiến vượt bậc về phát triển kinh tế trong gần 35 năm đổi mới (1986 - 2020)43. Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, quy mô nền kinh tế năm 1985 chỉ 14 tỷ USD, thì đến năm 2019 đạt 262 tỷ USD, tăng gấp hơn 18,7 lần44. Bên cạnh đó, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế cũng có các tác động tiêu cực đến công tác bảo đảm quyền con người, quyền công dân nói chung và quyền dân sự của công dân nói riêng như gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội, tiềm ẩn những bất bình đẳng trong quá trình bảo đảm quyền con người45. Tăng trưởng kinh tế gắn liền với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Tuy nhiên, khi vận hành vào đời sống xã hội, các biện pháp kinh tế, văn hóa - xã hội đã bộc lộ nhiều bất cập, vì quản lý nhà nước chưa ngang tầm với đòi hỏi của thời kỳ mới, chưa phát huy đầy đủ mặt tích cực và hạn chế được tính tự phát, tiêu cực của nền kinh tế thị trường. Từ đó dẫn đến việc công dân không có đủ điều kiện để thực thi và được bảo đảm quyền dân sự của mình trên thực tế. Xuất phát từ việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong điều kiện chuyển đổi nền kinh tế là nhiệm vụ còn mới mẻ, hiểu biết còn hạn hẹp, vừa học hỏi vừa làm vừa rút kinh nghiệm.

Các chính sách giáo dục, văn hóa – xã hội đúng đắn của Đảng và Nhà nước đã góp phần bảo đảm các quyền dân sự của công dân. Ví dụ như chính sách giáo dục được ghi nhận Điều 61 Hiến pháp năm 2013 giúp nâng cao dân trí, chính sách về văn hóa - xã hội như khoản 3 Điều 60 quy định “Nhà nước, xã hội tạo môi trường xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, tiến bộ, hanh phúc” đã góp phần trong bảo đảm sự bình đẳng giữa vợ và chồng trong gia đình. Ngày 05/9/2017, Chính phủ đã phê duyệt Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân. Chính phủ xác định mục tiêu đến năm 2025, 100% các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân tổ chức giáo dục quyền con người cho người học. Việt Nam đã dần đưa hoạt động giáo dục quyền con người, quyền công dân vào trong các chương trình của bậc tiểu học đến bậc trung học phổ thông. 43Nguyễn Thanh Tuấn, “Bảo đảm quyền con người trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay”, http://ttpc.hcmussh.edu.vn/?ArticleId=a2e170e8-b467-4165- 9d7b-1679d68c4cc8, truy cập ngày 30/6/2021.

44 https://hcmcpv.org.vn/tin-tuc/hien-thuc-hoa-quyen-con-nguoi-bang-nhung-chinh-sach-thiet-thuc-viec-lam- nhan-van-1491872545, truy cập ngày 30/6/2021.

45Nguyễn Thanh Tuấn, “Bảo đảm quyền con người trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay”, http://ttpc.hcmussh.edu.vn/?ArticleId=a2e170e8-b467-4165- 9d7b-1679d68c4cc8, truy cập ngày 30/6/2021.

+ Ở cấp tiểu học, các kiến thức về quyền con người, quyền công dân được truyền tải ở mức độ đơn giản nhưng rõ ràng.

+ Các bài học về quyền con người, quyền công dân ở cấp trung học cơ sở và phổ thông đã mang tính tiếp cận cụ thể, các bài học chứa đựng những kiến thức rộng và sâu hơn về quyền con người, quyền công dân. Cụ thể: Công ước Liên Hợp quốc về quyền trẻ em lần đầu tiên là chủ đề của một bài học trong chương trình giảng dạy phổ thông chương trình học môn Giáo dục công dân dành cho học sinh lớp 6, ngoài ra các quyền học tập, quyền được pháp luật bảo vệ tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm, quyền bất khả xâm phạm về thư tín cũng là nội dung chính của nhiều bài học khác. Chương trình giảng dạy từ lớp 7 đến lớp 9 đã lồng ghép các quyền về môi trường và tự do tín ngưỡng, tôn giáo,… Các kiến thức về quyền con người tập trung nhiều hơn ở chương trình giáo dục công dân lớp 12; theo đó, học sinh được tiếp cận với nhiều nội dung liên quan đến quyền công dân như bài Hiến pháp, các quyền trong lĩnh vực dân sự (trong bài Luật dân sự), các quyền trong tố tụng và một số quyền trong các lĩnh vực cụ thể như đất đai, thuế, hành chính…

+ Đối với bậc đại học, tại các trường có đào tạo luật, quyền con người, quyền công dân đã được tích hợp, lồng ghép vào một số môn học như luật hiến pháp, luật hành chính, luật hình sự, luật tố tụng hình sự, công pháp quốc tế...như: Trường Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật (Đại học quốc gia Hà Nội), Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Học viện Cảnh sát nhân dân, Học viện An ninh nhân dân, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Học viện Ngoại giao…

+ Đối với hệ đào tạo sau đại học, số lượng các cơ sở đào tạo về quyền con người hiện còn khá hạn chế, chỉ có một số chương trình như: Chương trình thạc sĩ chuyên ngành Pháp luật về quyền con người của Đại học quốc gia Hà Nội46, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh47… còn lại chủ yếu là các chương trình đào tạo liên kết. Ngoài ra, các cơ sở đào tạo và trung tâm nghiên cứu quyền con người còn tiến hành các hình thức đào tạo, bồi dưỡng dài hạn, trung hạn và ngắn hạn cho các đối tượng là cán bộ công chức, viên chức theo các đề án của Nhà nước; hoặc các chương trình bồi dưỡng kiến thức theo nhu cầu của cơ quan, tổ chức, góp phần nâng cao nhận thức về quyền con người trong xã hội48.

46 Các ngành tuyển sinh sau đại học của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, xem tại: https://www.vnu.edu.vn/ttsk/?C2097/N23641/Khoa-Luat-tuyen-sinh-sau-dai-hoc-nam-2019.htm, truy cập ngày 18/9/2020)

47 https://hcma.vn/gioithieu/Pages/cac-don-vi-truc-thuoc.aspx?CateID=237&ItemID=20315, (truy cập ngày 18/9/2020).

48Nguyễn Thị Hồng Yến - Lã Thị Minh Trang (2020), “Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về quyền con người ở Việt Nam”,Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp,số 21 (421)

Với bản chất của một chế độ xã hội ưu việt, thông qua chủ trương, đường lối phát triển kinh tế - xã hội đúng đắn, Việt Nam ngày càng có điều kiện tạo ra những tiền đề cơ sở vật chất, văn hóa để bảo đảm tốt hơn các quyền cơ bản của con người.

2.1.2. Thực trạng bảo đảm các biện pháp pháp lý trong việc thực hiện các quyền dân sự của công dân

Quyền công dân được đảm bảo trên thực tế là thước đo của nền dân chủ, văn minh và tiến bộ xã hội, qua đó thể hiện bản chất nhà nước của dân, do dân và vì dân. Thực tiễn ở Việt Nam và kinh nghiệm thế giới chỉ ra rằng, bên cạnh một hệ thống pháp luật mang tính tiến bộ, bảo đảm thực hiện quyền công dân luôn cần có những cơ chế với những biện pháp pháp lý thực hiện đồng bộ giữa các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội với cá nhân công dân, như vậy sẽ tạo điều kiện cho việc đảm bảo quyền công dân có hiệu quả trên thực tế. Biện pháp pháp lý là biện pháp quan trọng trong việc bảo đảm thực hiện quyền dân sự của công dân vì nó trực tiếp chi phối tính hiện thực của quyền công dân trong các hoàn cảnh kinh tế, chính trị, xã hội nhất định. Có thể nói, tính đến thời điểm hiện tại, các biện pháp pháp lý đã đạt được nhiều thành tựu nhất định, tạo cơ sở để công dân tự do thực hiện quyền dân sự của mình trong khuôn khổ pháp luật.

a) Việc ghi nhận quyền dân sự của công dân trong Hiến pháp và pháp luật hiện hành

Hiến pháp năm 2013 lần đầu tiên quy định nguyên tắc hạn chế quyền tại Khoản 2 Điều 14. Đây cũng là nguyên tắc đã được nêu trong Luật Nhân quyền quốc tế, chẳng hạn tại Điều 29 Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948 và một số điều trong Công ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị năm 1966 mà nước ta là thành viên. Bên cạnh đó, nguyên tắc này có ý nghĩa lớn trong việc bảo đảm thực hiện chức năng quản lý xã hội của Nhà nước một cách hiệu quả và minh bạch, hài hòa hóa mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước - cá nhân - cộng đồng; đồng thời bảo đảm tính hiện thực của các quyền con người, quyền công dân trước nguy cơ các nhà chức trách lạm dụng quyền lực nhà nước trong việc cắt xén chúng một cách tùy tiện đây được coi là một điểm sáng cần thiết để bảo đảm quyền con người, quyền công dân thực hiện một cách minh bạch, phòng ngừa sự cắt xén, hạn chế quyền một cách tùy tiện từ phía cơ quan nhà nước. Theo đó, quyền con người, quyền công dân chỉ bị hạn chế khi hội đủ các điều kiện sau: thứ nhất, chủ thể duy nhất có quyền hạn chế là Quốc hội, các cơ quan nhà nước khác không thể ban hành văn bản quy phạm dưới luật để hạn chế quyền con người, quyền công dân, thứ hai, hình thức pháp lý của việc hạn chế quyền là các đạo luật (luật hoặc bộ luật) do Quốc hội ban hành, thứ ba, lý do của việc hạn chế quyền nhằm đảm bảo quốc phòng, an ninh quốc gia,

trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. Tuy nhiên, Hiến pháp năm 2013 đã không chỉ rõ những quyền không thể bị hạn chế hay quyền tuyệt đối theo tinh thần của Luật Nhân quyền quốc tế49, cụ thể trong Công ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị khi đặt ra giới hạn quyền, Ủy ban Nhân quyền xác định hạn chế được xem là thích đáng, cụ thể đối với quyền tự do đi lại, tự do cư trú, theo Bình luận chung số 27 của Ủy ban Nhân quyền thì giới hạn được coi là thích đáng bao gồm: (i) giới hạn việc đi vào những khu quân sự vì lý do an ninh quốc gia; (ii) những giới hạn về quyền tự do cư trú ở những nơi có cộng đồng thiểu số hoặc bản xứ sinh sống. Để phòng ngừa các quốc gia đưa ra hạn chế quá mức, cũng trong Bình luận chung số 27, Ủy ban Nhân quyền cũng liệt kê những hạn chế được coi là không thích đáng bao gồm: (i) không cho phép một người ra nước ngoài vì lý do chung chung là người này nắm giữ bí mật của nhà nước; (ii) ngăn cản một cá nhân đi lại trong nước với lý do không có giấy phép cụ thể….Như vậy, điều khoản giới hạn chung này được áp dụng cho mọi quyền hay cần được diễn giải cho phù hợp với từng trường hợp hạn chế quyền cụ thể? Đồng thời, cũng cần thể chế hóa hệ tiêu chí của các lý do hạn chế nếu chúng ta thực sự lường trước nguy cơ lạm quyền từ chính Quốc hội - cơ quan cao nhất của quyền lực nhà nước50.

Thứ nhất, quyền không bị trục xuất, giao nộp cho Nhà nước khác

Nhằm thể hiện chủ quyền quốc gia, trách nhiệm bảo vệ công dân của Nhà nước, Điều 49 Hiến pháp năm 2013 quy định “Công dân Việt Nam không thể bị trục xuất, giao nộp cho Nhà nước khác”. Trục xuất là một biện pháp xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của người nước ngoài, người không quốc tịch được cơ quan chức năng Việt Nam phát hiện và xử lý bằng cách loại bỏ những người này ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trục xuất còn thể hiện bản chất của Nhà nước vì nó mang tính cưỡng chế thi hành đối với những đối tượng bị áp dụng hình phạt. Vì vậy, có thể thấy công dân Việt Nam không thể bị trục xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hay bị giao nộp cho Nhà nước khác. Nhà lập hiến đã quy định quyền này vào trong Hiến pháp với tinh thần bảo vệ quyền lợi chính đáng và đặt quyền lợi của công dân Việt Nam là ưu tiên hàng đầu. Điều này thể hiện bước tiến mới trong việc mở rộng và phát triển các quyền, phản ánh kết quả của quá trình đổi mới hơn 1/4 thế kỷ ở Việt Nam. Nội dung quyền công dân được quy định trong Hiến pháp năm 2013 phù hợp với Điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên, nhất là Công ước quyền con người về chính trị, dân sự và Công 49Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2017),Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, NXB Hồng Đức, tr.154.

50Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2017),Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, NXB Hồng Đức, tr.155.

ước quyền con người về kinh tế, văn hóa và xã hội năm 1966 của Liên Hợp quốc. Đây cũng chính là sự khẳng định cam kết mang tính hiến định của Nhà nước ta

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo đảm thực hiện quyền dân sự của công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 59 - 104)