Thực trạng bảo đảm thực hiện các quyền dân sự của công dân nước Cộng hòa

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo đảm thực hiện quyền dân sự của công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 58 - 59)

VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Quyền dân sự đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội loài người. Thậm chí, nhiều quốc gia tiến bộ trên thế giới đã xem việc quy định các quyền dân sự trong pháp luật quốc gia là tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ phát triển của quốc gia đó. Việt Nam cũng không ngoại lệ, ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946, nhà lập hiến đã quan tâm và quy định quyền dân sự của công dân là một trong những nhóm quyền cơ bản. Trải qua nhiều lần thay thế, sửa đổi, bổ sung, Hiến pháp năm 2013 đã ghi nhận một cách có hệ thống về các quyền cơ bản này. Quyền dân sự ngày càng được mở rộng với việc gia tăng thêm một số lượng nhất định các quyền dân sự. Hiến pháp năm 2013 đã đưa quyền dân sự lên một bước phát triển mới, tiến bộ vượt bậc hơn so với các bản Hiến pháp trước. Quyền dân sự trong Hiến pháp năm 2013 đã có sự thay đổi cơ bản cả về nội dung và hình thức trình bày.

2.1. Thực trạng bảo đảm thực hiện các quyền dân sự của công dân nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong việc xây dựng một “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân” với mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”. Do đó, với ý nghĩa lấy dân làm gốc, Nhà nước tạo mọi điều kiện để công dân có thể phát huy được quyền lợi của mình. Chính vì vậy, một sự thay đổi tích cực là Hiến pháp năm 2013 đã ghi nhận quyền con người và quyền công dân thành một chương riêng và là chương thứ hai có tầm quan trọng chỉ sau chương chế độ chính trị Việt Nam. Các cơ chế bảo vệ và bảo đảm quyền công dân đã được quy định tương đối đầy đủ. Nhìn chung, các quyền đã tách thành điều riêng, quy định quyền và cơ chế bảo đảm ngay trong cùng một điều. Hiến pháp năm 2013 cũng đã ghi nhận các cơ chế bảo vệ quan trọng như sự độc lập của tòa án, nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người của Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân (thay cho bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa trong Hiến pháp 1992) và các cơ chế bảo vệ quyền công dân trong quá trình xét xử của Tòa án nhân dân (quyền tranh tụng, bào chữa...). Như vậy, quyền công dân ở Việt Nam chịu tác động rất lớn bởi những cơ chế pháp quyền như sau: (1) sự ghi nhận trong Hiến pháp; (2) sự thể chế hóa các nội dung trong Hiến pháp thành các đạo luật và trách nhiệm triển khai thực hiện các đạo luật đó; (3) các biện pháp bảo đảm các

quyền dân sự và cơ chế kiểm soát quyền lực nhằm hạn chế sự lạm dụng quyền lực nhà nước và thúc đẩy trách nhiệm tôn trọng và bảo đảm quyền công dân.

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo đảm thực hiện quyền dân sự của công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 58 - 59)