Cùng với Hiến chương Liên Hợp quốc 1945, Tuyên ngôn thế giới về quyền con người (the Universal Declaration of Human rights - UDHR) là cơ sở pháp lý 28Đại học Quốc gia Hà Nội (2010),Quyền con người, Tập tài liệu chuyên đề của Liên Hợp quốc, NXB Công an nhân dân, tr.9 -10.
29Đại học Quốc gia Hà Nội (2010),Hỏi đáp về quyền con người,NXB Công an nhân dân, tr. 96.
cho việc xây dựng và thông qua hàng loạt các công ước khác về quyền con người của Liên Hợp quốc về cấm và trừng trị những tội ác chống loài người. Ra đời sau những tàn phá của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai và trên cơ sở kế thừa những ý nghĩa cao đẹp của Hiến chương Liên Hợp quốc: “Phòng ngừa cho những thế hệ tương lai khỏi thảm họa chiến tranh, như đã xảy ra hai lần trong đời chúng ta và gây cho nhân loại đau thương không kể xiết và khẳng định lại sự tin tưởng vào những quyền cơ bản của con người…”. Mục tiêu ra đời của bản Tuyên ngôn đã được xác định ngay từ Lời nói đầu “là thước đo chung cho tất cả các quốc gia và các dân tộc…sẽ phấn đấu thúc đẩy sự tôn trọng các quyền và tự do cơ bản của con người…thúc đẩy sự thừa nhận và tuân thủ chung và hữu hiệu các quyền đó…thông qua các biện pháp tích cực, kể cả trong phạm vi quốc gia và quốc tế”.
Trong Tuyên ngôn về quyền con người bao gồm lời nói đầu và 30 Điều, đề cập đến các quyền và tự do rất cơ bản của con người mà không có sự phân biệt đối xử nào trong đó bao gồm các quyền dân sự. Vấn đề bảo đảm quyền con người nói chung và các quyền dân sự nói riêng trong Tuyên ngôn thế giới về quyền con người được thể hiện như sau:
Thứ nhất, Tuyên ngôn thế giới về quyền con người đã ghi nhận các quyền dân sự, tạo cơ sở pháp lý để các quốc gia quy định các quyền con người, quyền dân sự của công dân. Cụ thể:
Một là, Tuyên ngôn nêu rõ cơ sở triết lý của văn kiện tại Điều 1. Điều này cũng khẳng định những tư tưởng cơ bản của Tuyên ngôn là quyền tự do và bình đẳng là quyền bẩm sinh và không thể chuyển nhượng của con người.
Hai là, Điều 2 đề cập đến nguyên tắc nền tảng về bình đẳng và không phân biệt đối xử trong việc hưởng thụ các quyền và tự do cơ bản của con người, trong đó cấm “bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, chính trị hay quan điểm khác, dân tộc hay nguồn gốc xã hội, tài sản, nòi giống hay vấn đề khác”.
Ba là, Điều 3 mở đầu cho phần quan trọng của Tuyên ngôn, tuyên bố về quyền được sống, tự do và an ninh của con người - một quyền cốt yếu cho việc hưởng thụ tất cả các quyền khác của con người. Quyền con người được bảo vệ để khỏi bắt làm nô lệ hay nô dịch lần đầu tiên quy định tại Điều 4.
Bốn là, quyền không phân biệt đối xử, được thừa nhận và bình đẳng trước pháp luật (Điều 1,2,6,7,8,10 UDHR) quyền này bao gồm: không phân biệt đối xử,
được thừa nhận tư cách con người trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng31.
Năm là, quyền con người được đảm bảo trong hoạt động tố tụng tư pháp như quyền được bảo vệ để khỏi bị bắt, giam giữ tùy tiện ghi nhận tại Điều 9; Quyền được bảo vệ không bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục tại Điều 5 UDHR.
Sáu là, các Điều 13, 16, 18, 19 và 20 quy định về quyền tự do của con người, bao gồm quyền tự do đi lại, tự do cư trú, quyền tự do chính kiến, niềm tin, tín ngưỡng, tôn giáo, quyền tự do ý kiến và biểu đạt, quyền tự do lập hội.
Cuối cùng, quyền có quốc tịch được ghi nhận tại Điều 15 UDHR, mọi người có quyền có quốc tịch của một nước nào đó. Không ai bị tước quốc tịch hoặc bị khước từ quyền được đổi quốc tịch một cách tùy tiện.
Trên cơ sở Tuyên ngôn về quyền con người năm 1948, mọi quốc gia căn cứ vào điều kiện, nhu cầu của mình sẽ thể chế hóa các quyền này để trở thành quyền công dân được ghi nhận trong văn bản pháp lý mà trước tiên là Hiến pháp phù hợp với quốc gia mình.
Thứ hai, Tuyên ngôn về quyền con người chỉ có ý nghĩa kêu gọi, khuyến cáo mà không có giá trị bắt buộc về mặt pháp lý. Do xuất phát từ việc UDHR được Đại hội đồng Liên Hợp quốc thông qua dưới hình thức Nghị quyết. Do vậy, về hình thức, bản Tuyên ngôn không được đòi hỏi phải phê chuẩn hay gia nhập bởi các quốc gia thành viên, nên không có giá trị bắt buộc.
Cách thức bảo đảm của Tuyên ngôn chỉ dừng lại ở mức kêu gọi các quốc gia tôn trọng các cam kết của mình“Các quốc gia đã cam kết, cùng với Liên Hợp Quốc, phấn đấu thúc đẩy sự tôn trọng và tuân thủ chung các quyền và tự do cơ bản của con người”. Đồng thời, Tuyên ngôn cũng chỉ ra việc hạn chế quyền chỉ phải tuân thủ do “luật định”, nhằm để “đảm bảo sự ghi nhận và tôn trọng”đối với quyền lợi thích đáng của người khác, nói cách khác, khi thực hiện quyền, con người chỉ bị hạn chế bởi luật nhằm mục đích duy nhất là bảo đảm sự thừa nhận và tôn trọng quyền tự do của người khác, việc thực hiện các quyền tự do của con người không được trái với nguyên tắc và mục tiêu của Liên Hợp quốc (Điều 29). Hơn hết, Tuyên ngôn cũng ghi nhận rằng“không diễn giải bất kỳ một điều khoản nào” theo hướng nhằm phá hoại, với hàm ý cho phép Nhà nước, nhóm người hoặc cá nhân nào được tham gia hay thực hiện các hoạt động loại bỏ các quyền, tự do của con người đã được nêu 31Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng (2009),Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người - Đại học quốc gia Hà Nội, Khoa Luật, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 191.
trong tuyên ngôn (Điều 30). Từ đây có thể thấy, mặc dù chỉ dừng ở mức độ khuyến khích nhưng UDHR đã có những tác động nhất định đến việc quy định cụ thể của mỗi quốc gia trong việc bảo đảm và tôn trọng quyền cơ bản, cụ thể là quyền dân sự của công dân. Đó là lý do mà Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp quốc nhiệm kỳ đó đã chỉ ra rằng, việc thông qua UDHR là “một thành tựu đáng ghi nhớ, một bước tiến của một tiến trình cách mạng vĩ đại…”32. Vì vậy, nhiều học giả cho rằng Tuyên ngôn là “Luật tập quán quốc tế”33.