ĐÁNH GIÁ CƠ HỘI VÀ ĐE DỌA ĐỐI VỚI CÔNG TY

Một phần của tài liệu Quản trị chiến lược vinacafe biên hoà (Trang 38)

2.3.1 Cơ hội:

Cà phê từ lâu đã trở thành thức uống quen thuộc ở nhiều nơi trên thế giới. Mỗi năm, lượng tiêu thụ cafe trên thế giới mỗi tăng. Việc đẩy nhanh quá trình đô thị hóa ở nhiều nước trồng cà phê đã tạo nên những chuyển biến đối với nhu cầu tiêu thụ cà phê trên thế giới. Nhu cầu tiêu thụ cà phê ở Mỹ La Tinh và Đông Nam Á chiếm 88% nhu cầu tiêu thụ cà phê tăng thêm trong năm 2021.

Việt Nam là nước sản xuất cà phê Robusta lớn nhất thế giới. Với lợi thế giá cả cà phê Robusta rẻ hơn so với Arabica nên cà phê Robusta được ưa chuộng hơn ở những thị trường đang phát triển như Brazil, Indonesia… với tốc độ tiêu thụ tăng trưởng trên 5%/ năm. . Cũng chính vì nhu cầu sử dụng café ngày càng tăng mà ngành sản xuất cà phê Việt Nam đã phát triển như một ngành công nghiệp định hướng xuất khẩu. Với vị thế là nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới, các sản phẩm cà phê của nước ta đã xuất khẩu đến hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm 14,2% thị phần xuất khẩu cà phê nhân toàn cầu (đứng thứ hai sau Brazil). Đặc biệt, cà phê rang xay và hòa tan xuất khẩu đã chiếm 9,1% thị phần (đứng thứ 5; sau Brazil, Indonesia, Malayxia, Ấn Độ), tạo ra nhiều cơ hội và triển vọng cho ngành Cà phê Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường quốc tế, thông qua các hiệp định thương mại tự do đã được kí kết.

Ngoài ra, do nhu cầu tiêu thụ cà phê nội địa của 2 nước có lượng cà phê xuất khẩu lớn là Brazil và Indonesia tăng nhanh nên các nước này phải tăng cường phục vụ nhu cầu tiêu

thụ trong nước khiến sản lượng cà phê dành cho xuất khẩu sẽ bị sụt giảm. Điều này là một cơ hội lớn cho ngành cà phê của Việt Nam vì hiện tại nước ta đang xuất khẩu khoảng 90% tổng sản lượng cà phê sản xuất.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá, tồn kho cà phê tại các kho cảng trên thế giới đã giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm qua là tín hiệu lạc quan cho thấy thị trường xuất khẩu cà phê sẽ cải thiện trong năm 2021. Các thị trường nhập khẩu cà phê lớn của Việt Nam đều gặp thiệt hại lớn vì dịch Covid-19 và tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội ở mức cao, tăng cường nhu cầu tiêu thụ cà phê tại nhà. Dự báo, xuất khẩu cà phê sẽ có nhiều tín hiệu lạc quan trong những tháng đầu năm 2021.

Một trong những yếu tố thuận lợi là doanh nghiệp xuất khẩu cà phê cần tận dụng tốt hơn cơ hội từ FTA Việt Nam-EU (EVFTA) để thúc đẩy xuất khẩu. Với việc thực thi Hiệp định EVFTA, EU đã xóa bỏ thuế cho toàn bộ cho các sản phẩm cà phê chưa rang hoặc đã rang (giảm từ 7 – 11% xuống 0%); các loại cà phê chế biến từ giảm 9 – 12% xuống còn 0% vào thời điểm Hiệp định có hiệu lực. Đồng thời, trong số 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam được EU cam kết bảo hộ khi EVFTA chính thức đi vào thực thi có chỉ dẫn địa lý về cà phê. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho ngành cà phê Việt Nam nói chung và Vincafe Biên Hòa nói riêng với các đối thủ tại thị trường EU.

Vinacafé Biên Hòa sau khi về một nhà với Masan cũng đã không còn bán hàng theo cách cũ mà đã chuyển đổi mô hình sang xây dựng thương hiệu và phân phối tập trung. Công ty tận dụng hệ thống bán hàng của Masan Consumer, với 130.000 điểm bán lẻ sản phẩm đồ uống và trên 300 nhà phân phối. Nhờ đó, doanh thu cà phê hòa tan năm 2018 tăng hơn 11% vì tăng được sản lượng bán ra. Cách thức bán hàng này cũng đã giúp Vinacafé Biên Hòa giảm mạnh số ngày hàng tồn kho cũng như giảm chi phí bán hàng.

Công nghệ và điện tử có nhiều tiềm năng phát triển, triển khai các giải pháp công nghệ số hỗ trợ bán hàng; hoàn thiện mô hình kinh doanh điện tử số, website, trên các trang thương mại điện tử( Beamin, Shoppe Food, Foody….) tạo thuận lợi, tiện ích nhất nhằm

thu hút khách hàng từ khắp các loại hình thương mại, kênh số, kênh giao dịch điện tử trong thời đại bùng nổ công nghệ số 4.0 này.

Nền kinh tế đang được tạo nhiều điều kiện để phục hồi. Các gói tài trợ, chương trình khuyến khích, ưu đãi do Chính Phủ thực hiện đã tạo ra nhiều cơ hội cho Vinacafe Biên Hòa có thể tiếp cận nguồn vốn tốt, thị trường nước ngoài rộng lớn, giúp doanh nghiệp có có một số lượng lớn khách hàng tiềm năng phát sinh từ các chính sách khuyến khích và hỗ trợ đó.

Chính trị ổn định dẫn đến thu hút nhiều vốn đầu tư. Nhà nước giãn , giảm thuế trong tâm dịch Covid -19.

Tăng trưởng cao về hoạt động dịch vụ về cả số tuyệt đối cũng như tỷ trọng chứng tỏ hướng đi của Vinacafe Biên Hòa đang rất phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới, và góp phần không nhỏ vào chỉ tiêu lợi nhuận của Viancafe Biên Hòa.

2.3.2 Thách thức:

Ngành cà phê Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung có đặc điểm là sản lượng cà phê được sản xuất ra có tính chu kỳ và phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết chi phí sản xuất đang tăng cao hơn trong khi giá cà phê thế giới đang ở mức rất thấp.

Thách thức trong việc giữ vững và mở rộng thị phần của công ty do số lượng công ty sản xuất, kinh doanh các sản phẩm cà phê hòa tan tại thị trường trong nước ngày càng phát triển mạnh. Các đối thủ của Vinacafe Biên Hoà hiện tại là Trung Nguyên, Nestle và còn nhiều công ty khác… khiến cho tính cạnh tranh ở thị trường nội địa ngày càng gay gắt. Bên cạnh đó, sự thâm nhập thị trường cà phê Việt Nam của các công ty đa quốc gia có lợi thế về nguồn tài chính, công nghệ, nghiên cứu phát triển sản phẩm và hệ thống phân phối ở thị trường nước ngoài như: Nestle, Starbucks, MacCoffee, Dunkin Donut…

hoặc chuỗi cửa hàng cà phê mang phong cách hiện đại như Phúc Long Tea, Coffee House, Highland… cũng sẽ là thách thức cho VinaCafe Biên Hoà

Hiện nay ngành công nghiệp sản xuất đồ uống ngày càng phát triển với nhiều loại nước uống, nước giải khát đa dạng như trà xanh, trà bí đao, cà phê lon, nước tăng lực… chi phối sự lựa chọn của khách hàng. Vinacafe luôn phải cập nhật thị hiếu và không ngừng nâng cao sản phẩm để giữ vị thế trên thị trường

Ngoài ra nếu như Vinacafe không chú trọng đến hoạt động trồng café tại các vùng nguyên liệu chính cộng thêm sự bất ổn về giá của hạt café trên thế giới gây ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm của công ty những năm tới.

Dịch bệnh Covid19 đang tiếp diễn gây ảnh hưởng xấu để nền kinh tế, thu nhập của người tiêu dung. Điều này cũng ảnh hưởng đến tình hình sản xuất và doanh thu của công ty

CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG 3.1 ĐÁNH GIÁ LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY

* Các đối thủ cạnh tranh trong ngành

- Công ty cổ phần cà phê Thắng Lợi (CFV) - Công ty cổ phần Ea Pốk (EPC)

- Công ty cổ phần tập đoàn Masan (MSN)

Chỉ tiêu tài chính cơ bản của CTCP Vinacafé Biên Hòa (Mã ck: VCF)

Doanh thu thuần 3,309,723 3,248,845 3,434,935 3,097,446 2,901,293 LNST thu nhập DN 380,949 369,343 636,977 677,776 720,844 Tổng tài sản 3,140,260 3,583,343 2,216,637 2,225,329 2,131,779 Vốn chủ sở hữu 2,150,097 765,217 1,402,194 1,442,071 1,498,437 ROS 11.51 7.55 7.7 6.35 7.93 ROA 12.13 10.31 28.74 30.46 33.81 ROE 17.72 48.27 45.43 47.00 48.11

Biểu đồ các chỉ tiêu tài chính:

Nhận xét về tình hình tài chính của công ty:

Kết thúc năm 2020, Vinacafé Biên Hòa đạt doanh thu thuần 2.901 tỷ tương đương 92% so với kế hoạch và giảm 6% so với doanh thu thuần năm 2019. Lợi nhuận thuần sau thuế phân bổ cho cổ đông công ty đạt 724 tỷ đồng tương đương 99.99% so với kế hoạch và cao hơn 6% so với kết quả kinh doanh năm 2019. Tổng tài sản tăng từ năm 2016 đến năm 2017 và bắt đầu giảm dần qua các năm 2018, 2019, 2020. Tổng tài sản năm 2020 là 2.1 tỉ giảm 4% so với năm 2019. Vốn chủ sỡ hữu từ 2016 đến 2017 giảm nhưng đến 2018 tăng mạnh và tăng dần ở năm 2019, 2020. Vốn chủ sỡ hữu năm 2020 đạt gần 1.5 tỉ tăng 3% so với năm 2019

Nhìn vào biểu đồ trên nhận thấy doanh thu thuần từ năm 2018 – 2020 có giảm do khó khăn từ sự tác động của dịch Covid 19 và các biện pháp cách ly xã hội khiến nhu cầu mua café chưa được ưu tiên so với hàng nhu yếu phẩm, ngược lại lợi nhuận sau thuế liên tục tăng qua các năm nhờ nỗ lực của bán hàng cũng như hiệu quả của việc tối ưu hóa các chi phí bằng việc thực hiện và đẩy mạnh cải tiến trong sản xuất, các biện pháp kiểm soát chi phí nguyên liệu đầu vào.

* ROA, ROE, ROS của công ty Tường An và các công ty đối thủ:

Công ty cổ phần cà phê Thắng Lợi (CFV)

ROS 8.71 9.59 14.72 17.04 1.81

ROE 5.17 5.68 8.70 6.54 1.21

ROA 18.57 17.84 16.50 12.27 5.57

Công ty cổ phần Ea Pốk (EPC)

Chỉ tiêu tài chính Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

ROS 3 8.55 3.63 -9.88 0.14

ROE 3.78 6.18 1.53 -8.25 0.10

ROA 7,02 10.69 1.74 -9.44 0.13

CTCP tập đoàn MASAN (MSN)

Chỉ tiêu tài chính Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

ROS 8.71 9.59 14.72 17.04 1.81

ROA 5.16 5.68 8.7 6.54 1.21

ROE 18.57 17.84 16.5 12.27 5.57

* Tổng bình quân ROS, ROE, ROA của 4 công ty:

Chỉ tiêu tài chính Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

ROS 6.89 9.08 8.24 1.8 2.63

ROE 12.67 21.79 29.77 11.94 13.77

ROA 6.82 7.54 11.78 6.86 8.97

* Vẽ biểu đồ và nhận xét về ROS, ROA, ROE của VCF so với ngành:

Nhận xét: Từ đồ thị ta có thể thấy:

- Từ năm 2016 – 2020, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu có sự biến động liên tục. Từ năm 2016 – 2017, ROS giảm mạnh. 2017-2018, ROS tăng nhẹ nhưng 2018-2019 ROS lại tiếp tục giảm. Tuy nhiên năm 2019 đến năm 2020 ROS đã tăng trưởng trở lại. Nhìn

chung, sau năm 2018, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu vẫn cao hơn tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu bình quân trong ngành nên VCF có lợi thế cạnh tranh.

Nhận xét: Từ đồ thị ta có thể thấy:

- Từ năm 2016 – 2017, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản có sự giảm nhẹ nhưng từ năm 2017, ROA tăng mạnh và tăng dần đến năm 2020. Nhìn chung, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của VCF từ năm 2016 – 2020 đều cao hơn tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân trong ngành nên VCF có lợi thế cạnh tranh bền vững.

Nhận xét:

- Từ đồ thị ta có thể thấy, từ năm 2016 – 2020, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sỡ hữu tăng cao. Tuy ROE có sự giảm nhẹ từ năm 2017-2018 nhưng nhìn chung, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sỡ hữu của VCF cao hơn tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sỡ hữu trong ngành nên TAC có lợi thế cạnh tranh

3.2.1. Cải tiến vượt trội :

Công ty không ngừng cải thiện trang máy móc thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất. Với quy mô và năng lực sản xuất cà phê hoà tan nguyên chất (với ba thành phần chính: cà phê, đường, bột kem) khoảng 1.200 tấn/năm hiện tại, mở ra một bước đột phá và thành công mới cho Vinacafé Biên Hòa. Đặc biệt là sản phẩm cà phê sữa 3 trong 1 hiện nay chiếm thị phần lớn nhất so với các đối thủ cạnh tranh. Tốc độ tăng trưởng cao trong nhiều năm qua đã thúc đẩy Vinacafé Biên Hòa khởi động lại dự án xây dựng nhà máy sản xuất cà phê hoà tan nguyên chất có công suất 3.200 tấn/năm bị đình hoãn trong thời kỳ suy thoái kinh tế. Qua đó, mở rộng quy mô sản xuất, đảm bảo cho chiến lược phát triển bền vững của Công ty trong tương lai. Các sản phẩm kinh doanh chính của Công ty trong năm qua hầu hết là những sản phẩm truyền thống, đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường như cà phê hoà tan 3 trong 1, và ngũ cốc dinh dưỡng. Đây là những sản phẩm dẫn đầu thị phần trong nhóm mặt hàng này trên thị trường hiện nay. Năm 2009, cà phê

sữa 3 trong 1 đã đóng góp 75% trong tổng doanh thu và tăng trưởng 20% so với năm 2008.

Một trong những ví dụ cho sự cải tiến của Vinacafé Biên Hòa đó là trong những năm 2003-2004, khi G7 và Nescafe đang cạnh tranh quyết liệt trên mặt trận truyền thông cho dòng sản phẩm cà phê “3 trong 1” thì Vinacafé BH tung ra dòng sản phẩm cà phê sâm “4 trong 1” vào đầu năm 2004. Vẫn là cà phê “3 trong 1”, giữ nguyên hương vị thuần khiết của cà phê Việt Nam, nhưng được bổ sung tinh chất hồng sâm, sản phẩm này nhanh chóng thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. Hiện nay, dù thị trường cà phê đang cạnh tranh gay gắt bởi Nescafe, Trung Nguyên, Tiến Thành, Mê Trang và hơn 20 công ty khác, Vinacafé BH vẫn tăng trưởng đều với tốc độ từ 20 – 30%/ năm.

Trong năm 2020 vừa qua qua, Công ty đã thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý về chất lượng, môi trường, năng lượng, an toàn sức khỏe, bệnh nghề nghiệp, trách nhiệm xã hội, an toàn thực phẩm thể hiện cam kết cao nhất của Công ty nhằm đáp ứng mong đợi của người tiêu dùng về sản phẩm an toàn, chất lượng cao, tuân thủ quy định về an toàn thực phẩm và trách nhiệm với cộng đồng. Công ty cũng cải tiến nhiều sản phẩm mới như Wakeup và đặc biệt Nước tăng lực vị cà phê Wake up Coffee 247 phát triển tốt, mang lại kết quả tốt cho công ty.

Năm 2021-2022, công ty sẽ tiếp tục đầu tư vào Nghiên cứu và Phát triển để sáng tạo các giải pháp mới, đột phá về công nghệ. Qua đó, gia tăng năng lực cạnh tranh, nâng cao tỷ lệ thu hồi và quan trọng hơn là nâng cao năng lực phát triển sản phẩm mới.

3.2.2. Đáp ứng khách hàng vượt trội :

Vinacafé được dày công xây dựng từ nền móng vững chắc: chất lượng sản phẩm và cam kết” “Hương vị của thiên nhiên”. Công ty luôn nghiên cứu tìm tỏi để mang đến cho khách hàng những sản phẩm vượt trội, tiện lợi và chất lượng cao nhất.

Thời kì năm 1990 cà phê hòa tan còn là một khái niệm xa lạ với người Việt Nam, với thói quen uống cà phê rang xay pha phin. Để thu hút người tiêu dùng trong nước, Vinacafé đã phát triển khái niệm cà phê hòa tan đóng sẵn từng gói nhỏ. Sản phẩm này

thành công rất nhanh chóng nhờ đáp ứng được thói quen uống cà phê sữa của người Việt, thay thế cho loại cà phê sữa truyền thống mà không phải chờ cà phê nhỏ giọt qua phin. Đáp ứng được nhu cầu của thị trường, cùng với đóng góp của những người đã từng lao động và học tập tại Đông Âu về nước trong việc giới thiệu về thương hiệu Vinacafé, đã giúp Vinacafé nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trường cà phê hòa tan trong nước. Thành công đó đã tạo thêm danh tiếng cho Vinacafé. Tiếp tục xuất ngoại từ giữa những năm 1990, nhưng lần này, đích đến của Vinacafé không chỉ là Đông Âu nữa, mà là Mỹ là một trong những thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất, và cũng là thị trường khó tính nhất thế giới, nơi quyền của người tiêu dùng là tối thượng. Ở Mỹ, người ta có thể mang một bộ comple đắt tiền trả lại cho cửa hàng sau cả tuần mặc thử, chỉ vì một lý do đơn giản “Tôi không còn thích nữa”. Vào đất Mỹ, các sản phẩm thực phẩm nói chung và cà phê nói

Một phần của tài liệu Quản trị chiến lược vinacafe biên hoà (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w