Bài học kinh nghiệm cho xã Hữu Sản

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ phụ trách nông nghiệp xã hữu sản, huyện bắc quang, tỉnh hà giang (Trang 29 - 32)

2.2.2.1. Kinh nghiệm về xây dưng đội ngũ cán bộ cấp xã

CBNN cấp xã có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của địa phƣơng cũng nhƣ đất nƣớc. Công tác phát triển nông nghiệp là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu của nền nông nghiệp. CBNN với vai trò là lực lƣợng chủ công trong đƣa tiến bộ KHKT đến với bà con nông dân, chuyển giao các mô hình mới vào hiệu quả sản xuất, thay đổi nâng cao trình độ SXNN cho ngƣời nông dân.

CBNNX là ngƣời trực tiếp gần dân, chuyển giao tiến bộ KHKT cho ngƣời nông dân, góp phần quan trọng vào thay đổi tập quán canh tác của họ. Họ đóng vai trò là lực lƣợng nòng cốt ở các địa phƣơng khi thực hiện các mô hình sản xuất mới, đƣa tiến bộ KHKT vào sản xuất để đẩy nhanh quá trình CNH-HĐH nông thôn. Thế nhƣng chế độ dành cho họ nhiều năm qua là chƣa thỏa đáng.

Tăng cƣờng quản lý NN của UBND cấp xã, thành lập Ban nông nghiệp là một chủ trƣơng đúng nhất trong tình hình thực tiễn hiện nay. Đã có sự lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của chính quyền cơ sở để đáp ứng yêu cầu phát triển KTNN, xây dựng NTM. Do đó khâu cán bộ là quan trọng vì vậy phải thƣờng xuyên quan tâm đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ cho cán bộ xã nói chung và Ban nông nghiệp nói riêng, mạnh dạn lựa chọn những thanh niên trẻ có năng lực, tâm huyết với nông

nghiệp nông thôn bố trí vào Ban nông nghiệp xã. Sau đó từng bƣớc có kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao trình độ cho các nhân viên kỹ thuật, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả của Ban nông nghiệp xã.

Một là: Phải luôn luôn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ cấp xã để phát huy tiềm năng KT-XH của địa phƣơng.

Hai là: Phải đổi mới và chấn chỉnh nội dung, phƣơng pháp, tác phong làm việc của CBPTNN cấp xã.

Ba là: Đẩy mạnh phát triển sản xuất công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ theo hƣớng công nghiệp hóa. Phát triển mạnh các thành phần kinh tế nâng cao chất lƣợng hàng hóa trong sản xuất và kinh doanh.

Bốn là: Đầu tƣ sự chuyển biến tích cực yếu tố con ngƣời phát triển nhanh sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Chuyển giao khoa học công nghệ cho ngƣời sản xuất. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân. Tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, tăng nhanh số hộ giàu, thực hiện dân chủ gắn bó với kỷ cƣơng và tinh thần trách nhiệm

Năm là: UBND xã cần có trách nhiệm hơn trong triển khai các nhiệm vụ đã đƣợc giao cụ thể trong các KH của tỉnh và Sở NN&PTNT đƣa ra, kịp thời. CBNN cần có những tham mƣu cho UBND xã về tình hình thực tế của địa phƣơng, nhằm kịp thời đƣa ra hƣớng giải quyết cho từng vấn đề.

Sáu là: Tăng cƣờng chỉ đạo, hƣớng dẫn, thƣờng xuyên đôn đốc, kiểm tra trách nhiệm của cán bộ không chuyên trách, các trƣởng thôn trong việc quản lý chất thải rắn, chất thải sinh hoạt và tình hình sử dụng kinh phí xây dựng môi trƣờng. Kiên quyết xử lý trách nhiệm của ngƣời đứng đầu nếu để khu vực quản lý của xã, thôn xảy ra tình trạng vứt rác, đổ rác thải không đúng nơi quy định, sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trƣờng không hợp lý và không đúng mục đích. Tập trung chỉ đạo cá nhân, tổ chức về ý thức trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trƣờng.

Bảy là: CBNN cần thƣờng xuyên xuống thôn giám sát việc chỉ đạo sản xuất của xã giao cho từng thôn.

2.2.2.2. Kinh nghiệm về sản xuất nông nghiệp

Qua các mô hình và công tác chỉ đạo sản xuất của các địa phƣơng khác em rút ra đƣợc một số bài học nhƣ sau:

1. Phải chấp hành nghiêm lịch thời vụ và cơ cấu giống, không nên sử dụng giống lúa quá dài ngày nếu gặp thời tiết khắc nghiệt sẽ chịu ảnh hƣởng nghiêm trọng.

2. Tiếp tục sản xuất một giống trên cùng một cánh đồng để tiện lợi trong việc điều tiết nƣớc, quản lý dịch hại, thu hoạch và để giống vụ sau.

3. Khi gặp thời tiết rét đậm, rét hại nông dân cần bình tỉnh tháo nƣớc cạn tránh cho lúa bị chết mầm, tiếp tục theo dõi, không vội gieo lại, vì khi gặp thời tiết tốt lúa sẽ hồi phục nhanh; Quan trọng nhất là khâu chăm bón đúng quy trình, khi lúa đã có màu xanh, đƣa nƣớc vào vừa phải, làm cỏ, tỉa dặm, bón phân để lúa đẻ.

4. Phải luôn học tập kinh nghiệm của các địa phƣơng khác và áp dụng để chỉ đạo cho địa phƣơng mình giúp nông dân làm sản xuất nâng cao hiệu quả.

Phần 3

KẾT QUẢ THỰC TẬP

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ phụ trách nông nghiệp xã hữu sản, huyện bắc quang, tỉnh hà giang (Trang 29 - 32)