Hiện trạng sử dụng đất của xã Hữu Sản năm 2016

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ phụ trách nông nghiệp xã hữu sản, huyện bắc quang, tỉnh hà giang (Trang 33 - 37)

STT Tiêu chí

Tổng diện tích tự nhiên

1 Đất nông nghiệp

1.1 Đất trồng lúa

1.2 Đất trồng cây hàng năm khác

1.3 Đất trồng cây lâu năm

1.4 Đất lâm nghiệp

1.5 Đất nuôi trồng thủy sản

2 Đất phi nông nghiệp

2.1 Đất ở

2.2 Đất chuyên dùng

2.3 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa

2.4 Đất sông suối, ao hồ

2.5 Đất có mặt nƣớc chuyên dùng

Qua bảng số liệu thống kê ta thấy:

Tổng diện tích đất nông nghiệp chiếm hơn 80% diện tích tự nhiên (DTTN), cụ thể: là 4.462,38ha, chiếm 81,45% DTTN thuận lợi cho việc phát triển kinh tế các ngành nông nghiệp tại xã.

Trong đó:

- Đất sản xuất nông nghiệp

+ Đất trồng lúa có diện tích 205ha chiếm 3,74% DTTN, lúa cũng là cây trồng chủ yếu, giải quyết vấn đề lƣơng thực cho xã.

+ Đất trồng cây hàng năm khác có diện tích 95,33ha, chiếm 1,74% DTTN chủ yếu là ngô, khoai, sắn, lạc.... các loại cây chịu hạn tốt.

+ Đất trồng cây lâu năm có diện tích 23,65ha, chiếm 0,43% DTTN chủ yếu là trồng chè.

- Đất lâm nghiệp

Đất lâm nghiệp của xã chiếm phần lớn vì ngƣời dân của xã Hữu Sản sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp, với tổng diện tích là 4.112,7ha, chiếm 75,07% DTTN. Trong đó đất rừng sản xuất chiếm 53,61%, đất rừng phòng hộ chiếm 21,46 DTTN. Chủ yếu trồng các loại cây lấy gỗ: keo, xoan, bồ đề...

- Đất nuôi trồng thủy sản

Chiếm tỷ lệ diện tích không đáng kể nó chỉ chiếm một diện tích rất nhỏ là 0,1% tổng DTTN của xã với 25,70 ha, chiếm 0,47% chủ yếu là các ao hồ hộ gia đình nuôi cá chép, rô phi, cá trê....

- Đất phi nông nghiệp

Năm 2016, tổng diện tích đất phi nông nghiệp là 134ha. Vì diện tích đất nông nghiệp và lâm nghiệp của xã chiếm phần lớn, ngƣời dân sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp. Diện tích đất phi nông nghiệp chỉ chiếm 2,44%, bao gồm đất ở, đất chuyên dùng và các loại đất khác chiếm tỷ lệ nhỏ và ít thay đổi về diện tích qua các năm.

3.1.1.6. Tài nguyên nước

Xã có rất nhiều suối nhỏ phân bố khá đồng đều, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tƣới tiêu và xây dựng các công trình thủy điện nhỏ kết hợp với thủy điện phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt. Tuy nhiên, do địa hình chia cắt mạnh hình thành các thung lung, làm cho mực nƣớc ngầm tăng lên gây ảnh hƣởng đến giao thông đi lại và khai thác trở nên khó khăn hơn.

3.1.1.7. Tài nguyên rừng

Theo số liệu thống kê đất đai năm 2016 diện tích đất rừng của xã Hữu Sản có 4.112,68ha trong đó rừng sản xuất có 2.937,00 ha (chiếm 53,61% so với tổng DTTN), rừng phòng hộ có 1.175,70ha (chiếm 21,46 % so với tổng DTTN và không có rừng đặc dụng. Rừng trồng chủ yếu là mỡ, keo, xoan... Động vật rừng còn rất ít, chủ yếu là các loài chim, chồn... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhìn chung rừng Hữu Sản có trữ lƣợng gỗ ít, động thực vật quý hiếm hầu nhƣ không còn. Tuy nhiên với trữ lƣợng rừng hiện nay cùng với rừng trồng theo dự án đang phát triển, đƣợc quản lý bảo vệ tốt, lâm nghiệp sẽ là ngành kinh tế quan trọng của xã trong những năm tới.

* Đánh giá chung: Với điều kiện về vị trí địa lý, địa hình, khí hậu và thổ nhưỡng như hiện nay Hữu Sản là xã có điều kiện để phát triển kinh tế nhất là phát triển nông - lâm nghiệp. Tuy nhiên, do địa hình phức tạp chủ yếu là đồi núi gây khó khăn cho hoạt động sản xuất của người dân .

3.1.2. Điều kiện kinh- xã hội

3.1.2.1. Tình hình dân số và lao động

Hữu Sản là một xã còn gặp rất nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, đời sống của ngƣời dân còn thấp, dân cƣ thƣa thớt, với 11 thôn và 6 dân tộc anh em sinh sống. Sự đa dạng về thành phần dân tộc và nguồn gốc xuất hiện tạo nên nét đặc sắc riêng về văn hóa, phong tục,….thể hiện qua bảng sau:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ phụ trách nông nghiệp xã hữu sản, huyện bắc quang, tỉnh hà giang (Trang 33 - 37)