Tóm tắt kết quả thực tập

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ phụ trách nông nghiệp xã hữu sản, huyện bắc quang, tỉnh hà giang (Trang 49 - 60)

Phần 3 : KẾT QUẢ THỰC TẬP

3.2.1.Tóm tắt kết quả thực tập

3.2. Kết quả thực tập

3.2.1.Tóm tắt kết quả thực tập

3.2.1.1. Thông tin chung về Ủy ban nhân dân xã Hữu Sản

UBND xã Hữu Sản có trụ sở tại thôn Quyết Tiến, UBND thực hiện nhiệm vụ theo đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách pháp luật của NN, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng uỷ và thực hiện theo nghị quyết của HĐND huyện Bắc Quang trong việc phát triển kinh tế, chính trị , văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng… Lãnh đạo toàn thể

các tổ chức cá nhân trên toàn xã, tuyên truyền giáo dục và định hƣớng cho sự phát triển của nhân dân trên địa bàn.

UBND xã Hữu Sản có trụ sở làm việc bao gồm 01 nhà 02 tầng gồm 10 phòng bao gồm 01 phòng họp nhỏ gồm 40 chỗ ngồi và các phòng ban chuyên môn, 01 trụ sở nhà cấp 4 là y tế, 01 nhà sàn văn hóa, 01 hội trƣờng với 100 chỗ ngồi để tổ chức các cuộc họp, các hội nghị của địa phƣơng, các phòng làm việc của các ngành chuyên môn đều đƣợc trang bị máy vi tính và mạng Internet nhằm phục vụ cho công việc chuyên môn của cán bộ nhân viên đƣợc hiệu quả.

3.2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý của UBND xã Hữu Sản

ĐẢNG ỦY HĐND UBND MTTQ VÀ CÁC TỎ CHỨC ĐOÀN THỂ TRƢỞNG CÔNG AN BCH QUÂN SỰ ĐỊA CHÍNH – NÔNG NGHIỆP ĐỊA CHÍNH – XÂY DỰNG VĂN HÓA – XÃ HỘI VĂN PHÕNG THỐNG KÊ TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN TƢ PHÁP – HỘ TỊCH ỦY BAN MTTQ

HỘI CỰU CHIẾN BINH

ĐOÀN THANH NIÊN

HỘI NÔNG DÂN

HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ

Hình 3.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức xã Hữu Sản

Theo sơ đồ dọc

Đảng ủy là cơ quan lãnh đạo các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc thực hiện nhiệm vụ chính trị, kinh tế, chính trị, ANQP, văn hoá xã hội, công tác tƣ tƣởng, công tác xây dựng Đảng, công tác vận động quần chúng và công tác tổ chức cán bộ. Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh gắn với xây dựng cơ quan, đơn vị, đoàn thể vững mạnh, kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ chấp hành Cƣơng lĩnh chính trị. Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của NN, tham mƣu đề xuất với Tỉnh ủy về các chủ trƣơng, giải pháp lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, đổi mới công tác xây dựng đảng trong Đảng bộ khối.

HĐND là cơ quan quyền lực cao nhất của NN ở địa phƣơng, do nhân dân bầu ra. HĐND chịu trách nhiệm trƣớc nhân dân địa phƣơng, ban hành ra các Nghị quyết về các biện pháp đảm bảo thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và Pháp luật của Nhà nƣớc. Xây dựng kế hoạch phát triển KTXH. Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi đƣợc phân quyền. Biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn xã.

Có các biện pháp cụ thể để ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân, hoàn thành mọi nhiệm vụ mà cấp trên giao phó, làm tròn nghĩa vụ là cơ quan đại diện cho nhân dân địa phƣơng.

Uỷ ban nhân dân - Quan hệ với Đảng ủy

+ Chịu sự lãnh đạo của Đảng ủy xã trong việc thực hiện Nghị quyết của Đảng, pháp luật của NN và các văn bản chỉ đạo của cơ quan NN cấp trên.

+ UBND xã chủ động đề xuất với Đảng ủy phƣơng hƣớng, nhiệm vụ, KH về phát triển KTXH, giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội, nâng cao đời sống nhân dân và những vấn đề quan trọng khác ở địa phƣơng, có KH đào tạo bồi dƣỡng để

giới thiệu với Đảng ủy những cán bộ Đảng viên có phẩm chất, năng lực đảm nhiệm các chức vụ công tác chính quyền.

- Quan hệ với HĐND

+ UBND do HĐND bầu ra. UBND phải chịu sự kiểm tra, giám sát của HĐND cùng cấp. HĐND ra các nghị quyết có tính chất bắt buộc phải thực hiện đối với UBND. UBND chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị quyết của HĐND, báo cáo trƣớc HĐND, phối hợp với các thƣờng trực HĐND, chuẩn bị nội dung các kì họp của HĐND xã. Trong các cuộc họp hàng tháng của UBND, Chủ tịch HĐND cấp xã đƣợc mời tham dự để cùng bàn việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế, ngân sách và các nhiệm vụ khác liên quan đến HĐND, UBND cấp xã có trách nhiệm cung cấp cho Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND và các đại biểu HĐND cấp xã những văn bản, tài liệu của UBND ban hành liên quan đến hoạt động của HĐND cấp xã.

+ Các thành viên UBND có trách nhiệm trả lời các chất vấn của Đại biểu HĐND, khi đƣợc yêu cầu phải báo cáo giải trình những vấn đề có liên quan đến những công việc do mình phụ trách.

+ Chủ tịch UBND xã phải thƣờng xuyên trao đổi, làm việc với Thƣờng trực HĐND để nắm tình hình, thu thập ý kiến của cử tri, cùng Thƣờng trực HĐND giải quyết những kiến nghị nguyện vọng chính đáng của nhân dân.

- Quan hệ với các phòng ban chuyên môn: Tổ chức chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra đối với công tác chuyên môn thuộc UBND trong việc thực hiện chính sách, pháp luật của cơ quan Nhà nƣớc cấp trên, nghị quyết của HĐND và các quyết định của

+ Các phòng ban chuyên môn hay còn gọi là các chức danh chuyên môn: Các chức danh chuyên môn bao gồm Trƣởng Công An xã, Trƣởng ban chỉ huy quân sự xã, Văn phòng thống kê, Địa chính xây dựng, Tài chính- kế toán, Tƣ pháp - hộ tịch, Văn hóa-xã hội và Địa chính-nông nghiệp.

Các chức danh này có nhiệm vụ tham mƣu, đề xuất các nội dung liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của mình và lĩnh vực ngành mà mình phụ trách, chủ động giải quyết các công việc đƣợc giao, sâu sát cơ sở tận tụy phục vụ nhân dân, không

gây khó khăn cho nhân dân. Nếu có vấn đề cần giải quyết vƣợt quá thẩm quyền, phải kịp thời báo cáo Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch để xin ý kiến.

Có trách nhiệm xây dựng KH công tác hàng tuần, tháng, quý, năm, báo cáo kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành các ngành, lĩnh vực mình phụ trách và các báo cáo khác của UBND, theo sự chỉ đạo của Chủ tịch UBND xã.

MTTQ và tổ chức đoàn thể MTTQ và các đoàn thể gồm: Hội nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên đều có quan hệ chặt chẽ với các phòng ban của HĐND xã. Thực hiện các KH, Nghị quyết, huy động quần chúng nhân dân và sức ngƣời, sức của để làm cho nền KTXH phát triển, tuyên truyền giáo dục chính sách của Đảng từ Nhà nƣớc đến nhân dân địa phƣơng.

3.2.1.3. Tìm hiểu vai trò, chức năng và nhiệm vụ của cán bộ phụ trách nông nghiệp xã Hữu Sản

Đội ngũ CBPTNN xã (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cán bộ địa chính nông nghiệp: Nguyễn Thị Huyền – phụ trách nông – lâm nghiệp và công tác khuyến nông.

- Cán bộ thú y xã: Đặng Hà Võ – Cán bộ bán chuyên trách, phụ trách thú y xã.  Vai trò

+ CBPTNN có vai trò phụ trách nông - lâm - ngƣ nghiệp, chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi, nâng cao thu nhập cho ngƣời dân và thực hiện nhiệm vụ đƣợc phân công của chủ tịch UBND xã.

+ Cán bộ thú y có vai quan trọng trong phát triển chăn nuôi của xã. Phòng ngừa các dịch bệnh xảy ra với đàn gia súc gia cầm, phát hiện sớm dịch bệnh, lên phƣơng án chữa bệnh. Đề ra các phƣơng án để nâng cao chất lƣợng, năng suất trong chăn nuôi về giống và kĩ thuật chăm sóc.

Chức năng

Tham mƣu, giúp UBND cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp xã thuộc lĩnh vực nông nghiệp và xây dựng NTM trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách của Đảng và NN về NN&PTNT.

+Cán bộ thú y xã:

Tham mƣu cho UBND xã thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nƣớc về công tác chăn nuôi, thú y, và các hoạt động sự nghiệp chuyên ngành tại địa phƣơng

Nhiệm vụ + CBPTNN xã:

Thu thập thông tin, tổng hợp số liệu, lập sổ sách các tài liệu và xây dựng các báo cáo về nông nghiệp trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch UBND cấp xã giao.

Phối hợp với phòng NN & PTNT, trạm khuyến nông huyện Bắc Quang tổ chức lớp tập huấn chuyển giao KHKT về kỹ thuật trồng trọt, bảo vệ thực vật trong sản xuất. Phối hợp với nông dân tổ chức các đợt thử nghiệm phát triển kỹ thuật mới, hoặc thử nghiệm kiểm tra tính phù hợp của kết quả nghiên cứu trên hiện trƣờng, từ đó làm cơ sở cho việc khuyến khích lan rộng.

Trao đổi, truyền bá thông tin: Bao gồm việc xử lý, lựa chọn các thông tin cần thiết, phù hợp từ các nguồn khác nhau để phổ biến cho nông dân giúp họ cùng nhau chia sẻ và học tập. Tổ chức vận động nhân dân áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất, bảo vệ môi trƣờng trên địa bàn cấp xã.

Tìm kiếm và cung cấp cho nông dân các thông tin về giá cả, thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm.

Thƣờng xuyên quan tâm đi thực tế tại cơ sở các thôn, nắm bắt kịp thời tình hình diễn biến sản xuất của nhân dân. Thông tin, báo cáo kịp thời tình hình thực

hiện kế hoạch khuyến nông, tình hình sản xuất và nguyện vọng của nông dân lên cấp có thẩm quyền để giải quyết.

+ Cán bộ thú y xã:

Giúp Chủ tịch UBND xã hƣớng dẫn hoạt động đối với hệ thống cung cấp dịch vụ công về chăn nuôi, thú y và cá nhân kinh doanh thuốc thú y. Thực hiện công tác khuyến nông về thú y theo kế hoạch đƣợc duyệt và các dịch vụ về thú y trên địa bàn xã theo quy định.

Tham gia xây dựng các chƣơng trình, kế hoạch, đề án khuyến khích phát triển và chuyển đổi cơ cấu vật nuôi trong SXNN. Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách và chuyên môn nghiệp vụ về chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, thú y.

Tổng hợp, hƣớng dẫn kế hoạch phát triển chăn nuôi hàng năm; Hƣớng dẫn nông dân về quy trình sản xuất, thực hiện các biện pháp kỹ thuật về chăn nuôi, thú y và chuyển đổi cơ cấu vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp theo quy hoạch, kế hoạch đƣợc phê duyệt.

Tổng hợp và báo cáo kịp thời tình hình chăn nuôi, dịch bệnh động vật; đề xuất, hƣớng dẫn biện pháp kỹ thuật phòng, chống dịch bệnh và chữa bệnh cho động vật theo kế hoạch.

Báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình dịch bệnh động vật, công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn xã.

Thực hiện nhiệm vụ khác do Trạm Thú y cấp huyện và UBND xã giao.

3.2.1.4. Hoạt động cụ thể của CBPTNN tại địa phương

* Mô tả công việc cụ thể của CBPTNN

Xã Hữu Sản có một cán bộ địa chính nông nghiệp phụ trách nông – lâm- ngƣ nghiệp và thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch UBND cấp xã giao. Việc triển khai KH và chuyển giao tiến bộ KHKT tới ngƣời nông dân do CBPTNN đảm nhận.

Phòng NN&PTNT, các ban ngành khác UBND xã CBPTNN 1.Tiếp nhận công văn, văn

bản

Lập KH dự thảo

4.Hoàn thành công việc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Viết báo cáo

2.Xây dựng KH 3.Triển khai thực hiện Tập huấn Hình 3.2. Mô tả công việc của CBPTNN xã Hữu Sản (Nguồn: Thu thập của tác giả, 2017)

nông dân, trực tiếp trao đổi với ngƣời nông dân, cụ thể:

Sau khi nhận kế hoạch từ phòng NN&PTNT hay các ban ngành khác triển khai về xã. CBPTNN tiếp thu chính sách sau đó chọn thôn cụ thể thực hiện và thông tin đến đội ngũ cán bộ thôn, lập kế hoạch cụ thể về thời gian, địa điểm tiến hành, tham mƣu cho lãnh đạo làm các tờ trình xin kinh phí (nguồn vốn, kinh phí, giống), hỗ trợ các hộ nông dân tham gia mô hình tạo điều kiện cho các hộ nông dân thực hiện tốt theo yêu cầu của quy trình kỹ thuật.

CBPTNN sau khi tiếp thu sẽ giảng dạy, chuyển giao các tiến bộ KHKT đến ngƣời dân để họ áp dụng những phƣơng thức mới, công nghệ kỹ thuật mới thông qua các phƣơng thức nhƣ: Tập huấn, hội thảo đầu bờ, thực hiện các mô hình trình diễn để ngƣời dân hiểu và thực hiện.

Cuối vụ CBPTNN phối hợp với cán bộ thôn, thống kê ƣớc năng suất. Làm báo cáo, báo cáo lại tình hình triển khai mô hình báo cáo cấp trên.

* Mô tả công việc cụ thể của Cán bộ thú y

- Nhận các công văn kế hoạch của UBND huyện, Trạm thú y… +Sau khi nhận kế hoạch sẽ tham mƣu cho Chủ tịch xã để soạn thảo công văn thông báo đến các trƣởng thôn.

- Soạn thảo kế hoạch đăng ký dự trù số lƣợng. - Hƣớng dẫn ngƣời dân thực hiện theo kế hoạch. + Phối hợp với các thôn tổ chức thực hiện.

- Tổng hợp số liệu viết báo cáo trình lên cấp trên: Chủ tịch UBND xã, trạm thú y, UBND huyện.

- Thực hiện các công tác chuyên môn khác nhƣ: Thống kê tổng đàn gia súc, gia cầm cho trạm thú y huyện; Giám sát định kỳ các cơ sở chăn nuôi.

Nhận xét chung hiệu quả công việc của CBPTNN tại cơ sở thực tập

Qua quá trình thực tập tại cơ sở, em đã tìm hiểu, quan sát, học hỏi kinh nghiệm từ CBPTNN, e nhận thấy:

* Những mặt tích cực

CBPTNN nắm vững những kiến thức về chuyên ngành, xã hội, địa phƣơng...nên việc tuyên truyền phổ biến pháp luật, chính sách của NN về NN&PTNT trở nên thuận lợi.

Thực hiện tốt các công tác tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật, xây dựng mô hình, thông tin tuyên truyền, giải đáp những thắc mắc tạo cơ hội cho ngƣời dân tận mắt nhìn thấy kết quả thực tập của các mô hình, giúp nông dân mở rông tầm hiểu biết, tin tƣởng và áp dụng tiến bộ khoa học mới vào sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất từ đó góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của bà con nông dân.

Thông qua các hoạt động của CBPTNN, các hộ nông dân tham gia vào các trƣơng trình đầu tƣ và áp dụng KHKT vào sản xuất, góp phần vào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng KHKT vào sản xuất làm tăng năng suất, chất lƣợng nông sản.

* Những mặt còn hạn chế

CBPTNN chỉ mới đƣợc đào tạo một chuyên ngành, vì vậy còn thiếu kỹ năng phát triển cộng đồng, kỹ năng sƣ phạm nên còn gặp nhiều khó khăn trong công tác, nội dung và các thông tin truyền đạt còn chƣa đầy đủ mới chỉ thiên về nội dung mang tính kỹ thuật.

CBPTNN đã công tác lâu năm, tuy trình độ đào tạo từng bƣớc đƣợc nâng lên, song so với yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới thì kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc còn gặp nhiều khó khăn do hạn chế về kiến thức tin học.

CBPTNN chƣa mạnh dạn đƣa ra những quan điểm, những khó khăn gặp phải của bản thân nên việc thực hiện các kế hoạch, công việc nên chƣa đạt mục tiêu đề ra.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ phụ trách nông nghiệp xã hữu sản, huyện bắc quang, tỉnh hà giang (Trang 49 - 60)