Mô tả nội dung thực tập và những công việc cụ thể tại cơ sở thực tập

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ phụ trách nông nghiệp xã hữu sản, huyện bắc quang, tỉnh hà giang (Trang 60)

Phần 3 : KẾT QUẢ THỰC TẬP

3.2. Kết quả thực tập

3.2.2. Mô tả nội dung thực tập và những công việc cụ thể tại cơ sở thực tập

3.2.2.1 Nội dung thứ nhất: Tìm hiểu cơ sở thực tập và nghiên cứu tài liệu

Tìm hiểu khái quát về tổ chức hoạt động của UBND, địa hình, kinh tế, xã hội, văn hóa, y tế, giáo dục, an ninh quốc phòng, thành tựu đạt đƣợc…của xã Hữu Sản. Thực hiện hoạt động này sẽ giúp nắm bắt một cách khái quát về những điều kiện, nguồn lực cơ bản, những vấn đề tổng quát liên quan đến nội dung thực tập và cơ sở nơi thực tập.

Nội dung thực hiện

Em đƣợc tham gia trực tiếp vào các nội dung, chƣơng trình của UBND phát động và tổ chức. Thƣờng xuyên hỗ trợ các công việc của các phòng ban ở UBND, chú ýquan sát lắng nghe và học hỏi và trau dồi.

Kết quả thu đƣợc

Em đã tìm hiểu, nắm bắt tốt thông tin cơ bản về điều kiện tự nhiên, dân cƣ, KT - XH từ tất cả các nguồn thông tin hiện có (các phƣơng tiện truyền thông, Internet, báo cáo của cơ sở thực tập, qua quan sát thực tế…). Xác định đƣợc vị trí, vai trò của các phòng ban, đoàn thể, cán bộ nhân viên của các phòng.

3.2.2.2. Nội dung thứ hai

Nghiên cứu các văn bản, công văn của UBND xã. Thực hiện hoạt động này sẽ giúp nắm bắt rõ hơn về công việc mà cán bộ phải thực hiện.

* Nội dung thực hiện

Em đƣợc tham khảo các công văn, văn bản từ các cấp nhƣ: Chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, hàng hóa; Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chƣơng trình 135 trên địa bàn tỉnh…

* Kết quả thu đƣợc

Em đã tìm hiểu, nắm bắt thông tin từng lĩnh vực thông qua các văn bản, công văn. Từ đó hiểu kĩ hơn về tính chất công việc của cán bộ tại xã.

3.2.2.3. Nội dung thứ ba

Thực hiện các công việc đơn giản với sự giám sát của cán bộ hƣớng dẫn nhƣ: tiếp nhận công văn, soạn thảo văn bản, soạn thảo giấy mời, xin dấu, ghi địa chỉ các trƣởng thôn, chuyển công văn tới các thôn …

* Nội dung thực hiện + Tiếp nhận công văn

- Tiếp cận, đọc các loại công văn từ huyện, tỉnh gửi xuống xã nhƣ: công văn chỉ đạo công tác chuẩn bị cho mƣa lớn, bão, lũ lụt….nhằm giảm thiệt hại của bão lũ đến mùa màng, nhà cửa của ngƣời dân.

- Công văn chỉ đạo phòng tránh sâu bệnh hại từ huyện….tránh ảnh hƣởng đến ảnh hƣởng đến năng suất của cây trồng.

+ Soạn thảo văn bản

- Nhập số liệu danh sách hỗ trợ giá giống cây keo cho các hộ dân 03 thôn vùng 3 (Trung Sơn, Thƣợng Nguồn, Khuổi Luồn) trên địa bàn.

- Soạn thảo giấy mời dự họp thôn Trung Sơn về việc hỗ trợ giống cây keo theo Chƣơng trình 135 đối với thôn vùng 3.

Kết quả thu đƣợc

Việc thực hành nhƣ vậy đã giúp em nắm bắt đƣợc các công việc tại văn phòng và tập trung vào công việc hơn. Ngoài ra, còn đƣợc thực hành công tác văn thƣ, lƣu trữ nhƣ: Cách đóng dấu vào các loại giấy tờ, chuyển công văn đến từng nhà trƣởng thôn.

3.2.2.4. Nội dung thứ tư

Tham gia hỗ trợ tổ chức buổi tập huấn kỹ thuật trồng ngô vụ đông năm 2017 tại 2 thôn Đoàn Kết, An Toàn (08/09/2017).

* Nội dung tham gia

Hỗ trợ cán bộ cán bộ khuyến nông chuẩn bị nội dung của tập huấn nhƣ: Chuẩn bị tài liệu về giống ngô nếp Tím dẻo 926, MX2; Chuẩn bị khay xốp làm bầu cho cây ngô gồm: đất bùn+rơm mục+phân chuồng theo tỉ lệ (1:1:1).

Cùng cán bộ khuyến nông thực hành hƣớng dẫn kỹ thuật ngâm ủ giống: Ngâm hạt trong nƣớc sạch 6-8 tiếng sau đó đem ủ ẩm 18-24 tiếng. Trong thời gian ủ, kiểm tra thƣờng xuyên độ ẩm tránh mầm thối, rễ mầm quá dài, hạt nảy mầm đến đâu tra bầu đến đó, thời gian bầu từ 5 – 7 ngày. Kỹ thuật trồng ngô (đặt bầu ra đồng, khơi rãnh, làm luống..) và chăm sóc cây ngô giai đoạn đầu.

Cuối buổi tập huấn hỗ trợ cán bộ khuyến nông lấy danh sách các hộ đăng kí nhận giống Ngô.

Kết quả

Qua lớp tập huấn em đã biết thêm thông tin và hiểu rõ hơn về kỹ thuật trồng ngô bằng bầu thay vì kinh nghiệm truyền thống trồng ngô bằng cách tra hạt, cách làm này giúp cho việc nảy mầm và tỉ lệ sống cây con hiệu quả hơn. Việc đóng bầu bằng nguyên liệu sẵn có không chỉ giúp tăng năng suất cây trồng, còn làm giảm sâu bệnh hại, không độc hại, tiết kiệm đƣợc chi phí cho ngƣời nông dân, tận dụng đƣợc tối đa lƣợng phân sẵn có của các hộ dân.

3.2.2.5. Nội dung thứ năm

Tham gia một số cuộc họp tại xã nhƣ: Cuộc họp giao ban đầu tuần, giao ban hàng tháng, cuộc họp triển khai các hoạt động khác…

* Nội dung thực hiện

-Tham gia cùng các anh chị bên văn hóa - xã hội chuẩn bị hội trƣờng họp, sắp xếp bàn ghế….

-Trong cuộc họp giao ban các cán bộ chuyên môn báo cáo vắn tắt tình hình triển khai công việc trong tuần vừa qua, nếu có vƣớng mắc thì xin ý kiến chỉ đạo từ phía Chủ tịch xã. Chủ tịch xã giải quyết những vƣớng mắc của các cán bộ, triển khai nhiệm vụ tháng tiếp theo Chủ tịch đƣa ra các kết quả trong tháng, nêu những việc chƣa đạt đƣợc, yêu cầu đội ngũ cán bộ công chức xã đƣa ra các ý kiến, đề xuất về những khó khăn, tồn tại chƣa giải quyết đƣợc. Từ đó đƣa ra những giải pháp giải quyết những vấn đề tồn tại và triển khai nhiệm vụ của tháng tiếp theo.

* Kết quả thu đƣợc

Sau khi tham gia những cuộc họp này em đã học hỏi đƣợc nhiều kinh nghiệm về cách tổ chức, bố trí một cuộc họp, cách báo cáo công việc với trên, cách làm việc với các đồng nghiệp…Tất cả giúp em tự tin hơn, cẩn thận trong công việc.

3.2.2.6. Nội dung thứ sáu

Cùng CBNN đi kiểm tra đồng ruộng trồng giống lúa “nếp cái hoa vàng” của gia đình ông Nông Hoàng Thuật thôn Kiên Quyết (13/09/2017)

Nội dung thực hiện

- Kiểm tra quá trình sinh trƣởng, phát triển và tình hình sâu bệnh hại lúa. - Em cùng CBNN tham gia hỗ trợ hộ gia đình khơi rãnh thoát nƣớc, tạm thời giải quyết vấn đề bị ngập úng do mƣa lớn ngày 11/09/2017.

Hình 3.3: Kiểm tra đồng ruộng trồng giống lúa “Nếp cái hoa vàng” tại thôn Kiên Quyết

(Nguồn: Tác giả, 2017)

Kết quả thu đƣợc

Qua buổi đi kiểm tra, đánh giá giúp em có thêm kinh nghiệm xử lý công việc, trực tiếp xuống địa bàn thôn làm thực tế, đƣợc cùng ngƣời dân giải quyết những vấn đề khó khăn gặp phải, nắm bắt đƣợc tình hình sản xuất của ngƣời dân. Qua đó, giúp em có kinh nghiệm hơn trong việc giải quyết các vấn đề khó khăn gặp phải trong SXNN.

3.2.2.7. Nội dung thứ bảy

Cùng cán bộ thú y đi thụ tinh nhân tạo cho trâu ở thôn Quyết Tiến (19/09/2017).

- Cùng CBNN lên kế hoạch triển khai, thông báo cho trƣởng thôn, để trƣởng thôn thông báo cho các hộ dân chăn nuôi Trâu nắm đƣợc thông tin và thời gian thụ tinh nhân tạo cùng phối hợp thực hiện.

- Hỗ trợ chuẩn bị dụng cụ: bao tay, nƣớc,…..

Hình 3.4: Thụ tinh nhân tạo cho trâu tại thôn Quyết Tiến

(Nguồn: Tác giả, 2017)

* Kết quả đạt đƣợc

Qua việc thụ tinh nhân tạo cho trâu cho em biết cách nhân giống ở gia súc, em có thêm kinh nghiệm về thời gian phù hợp để thụ tinh nhân tạo cho trâu, cách chăm sóc trâu khi đến thời kì động dục, cách chăm sóc và theo dõi tình trạng sau khi thụ tinh….

3.2.2.8.Nội dung thứ tám

Cùng CBNN và một cán bộ trong cơ quan đi điều tra, rà soát hộ nghèo năm 2017 tại thôn Đoàn Kết (25/09/2017).

* Nội dung công việc

- Cùng CBNN chuẩn bị tài liệu liên quan đến nội dung.

Hình 3.5: Điều tra, rà soát hộ nghèo năm 2017 tại thôn Đoàn Kết

(Nguồn: Tác giả, 2017)

* Kết quả đạt đƣợc

Đƣợc trực tiếp phỏng vấn ngƣời dân nhƣ một CBNN giúp em có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc tổ chức, kĩ năng giao tiếp với ngƣời dân, biết cách lắng nghe và truyền đạt lại những gì ngƣời dân yêu cầu giải thích.

3.2.2.9. Nội dung thứ chín

Cùng CBNN kiểm tra tiến độ sản xuất Ngô vụ Đông tại thôn An Toàn, Đoàn Kết (14/10/2017).

* Nội dung thực hiện

- Xuống địa bàn kiểm tra tình hình phát triển của cây Ngô

- Trao đổi trực tiếp với trƣởng thôn và hộ gia đình về vấn đề khó khăn gặp phải khi chăm sóc Ngô.

Hình 3.6: Kiểm tra tiến độ sản xuất Ngô vụ Đông năm 2017

(Nguồn: Tác giả, 2017)

Kết quả thu đƣợc

Qua buổi khảo sát và nnghe những chia sẻ của hộ nông dân trồng Ngô giúp em nắm bắt đƣợc những thông tin thực tế, bổ ích về cây Ngô, kĩ thuật chăm sóc và những khó khăn gặp phải trong quá trình trồng và chăm sóc cây Ngô, nắm bắt sơ bộ về kỹ thuật trồng, phân bón thƣờng dùng.

3.2.2.10. Nội dung thứ mười

Xuống địa bàn thôn Thành Công, Quyết Thắng khảo sát đồng ruộng cùng CBNN về tình hình thiệt hại do sâu bệnh (12/9/2017).

* Nội dung thực hiện

- Xuống địa bàn thôn kiểm tra tình hình thiệt hại

- Lấy số liệu về diện tích và lập danh sách số hộ bị thiệt hại cụ thể tại thôn. - Hỗ trợ CBNN tổng hợp diện tích bị thiệt hại, phân loại các cây rau màu thiệt hại để chuyển đổi diện tích sang trồng cây rau đậu khác kịp thời vụ cho nhân dân.

Hình 3.7: Khảo sát đồng ruộng bị sâu bệnh hại tại thôn Thành Công, Quyết Thắng

(Nguồn: Tác giả, 2017)

Kết quả thu đƣợc

Sau quá trình kiểm tra và tổng hợp số liệu giúp cho em có thêm kinh nghiệm về cách xử lý số liệu và kịp thời đƣa ra giải pháp khắc phục phù hợp và hiệu quả khi gặp thiên tai bất thƣờng xảy ra đối với từng hộ dân trên địa bàn.

3.2.2.11. Nội dung thứ mười một

Cùng CBNN tham quan, đánh giá hiệu quả của hai mô hình nuôi lợn đen của gia đình ông Làn Đình Dƣỡng thôn Trung Sơn và gia đình bà Cao Thị Vĩnh thôn Chiến Thắng.

Nội dung thực hiện

Tìm hiểu đƣợc trang trại nuôi lợn đen của gia đình ông Làn Đình Dƣỡng với tổng số là: 40 con, gia đình bà Cao Thị Vĩnh 57 con. Thức ăn chăn nuôi chủ yếu là các nguyên liệu có sẵn và tận dụng các phụ phẩm nhƣ: Thân chuối, rau lang, bã rƣợu…Thời gian nuôi từ 5-6 tháng, khối lƣợng khoảng 45-60kg/con, với giá xuất bán dao động từ 60-80 nghìn đồng/kg. Xuất bán theo lứa, chủ yếu là bán lợn hơi và lợn thịt. Thu nhập bình quân một năm khoảng từ 150-300 triệu đồng.

Hình 3.8: Mô hình nuôi lợn đen của hai hộ gia đình tại thôn Trung Sơn và thôn Chiến Thắng

(Nguồn: Tác giả, 2017)

Kết quả thu đƣợc

Qua buổi tham quan và những chia sẻ của chủ trang trại nuôi lợn đen, giúp em nắm bắt đƣợc những thông tin thực tế về thị trƣờng lợn đen so với các loại lợn chăn nuôi theo hƣớng công nghiệp, những khó khăn gặp phải trong quá trình nuôi lợn, nắm bắt sơ bộ về kỹ thuật nuôi lợn, thức ăn thƣờng dùng.

Qua đánh giá trang trại lợn thấy đƣợc hiệu quả của mô hình chăn nuôi lợn đen. Tuy nhiên, việc thực hiện mô hình bƣớc đầu đạt hiệu quả nhƣng mới chỉ mở ra hƣớng thoát nghèo. Đi đôi với kỹ thuật chăm sóc, chăn nuôi đàn lợn thì chính quyền xã cần tập tung tuyên truyền, vận động bà con thay đổi tập quán chăn thả. Xã cần quan tâm hơn nữa đến việc phát triển các mô hình chăn nuôi cho các hộ dân, cần nhân rộng mô hình chăn nuôi không chỉ mỗi chăn nuôi lợn đen mà cả các loại động vật khác có giá trị kinh tế cao ra các thôn khác đem thu nhập cao cho ngƣời dân. Lập KH cung ứng giống lợn lứa đầu cho các hộ dân nghèo theo thứ tự ƣu tiên chăn nuôi các loại động vật để tạo đƣợc thƣơng hiệu trên thị trƣờng, dễ tìm kiếm đƣợc đầu ra của sản phẩm hơn thay vì làm theo các hộ cá thể.

3.2.2.12. Nội dung thứ mười hai

* Nội dung thực hiện

- Hỗ trợ các anh chị trong cơ quan chuẩn bị sân khấu, loa đài, máy chiếu, sắp xếp bàn ghế…. cho cuộc thi “Tuyên truyền chào mừng kỷ niệm 72 năm Quốc khánh Nước CHXHCN Việt Nam (2/9/1945 – 2/9/2017)”; Cuộc thi “Kể chuyện về Bác và những tập thể cá nhân tiên tiến trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh” (08/09/2017).

- Tham gia giao lƣu văn nghệ tổ chức tết trung thu cho thiếu nhi tại sân khấu ngoài trời.

- Làm cỏ và làm sạch xung quanh UBND xã cùng Đoàn Thanh Niên - Quét, dọn vệ sinh hội trƣờng UBND.

Theo kế hoạch vận động cán bộ, công chức, viên chức thực hiện phong trào Xanh - Sạch - Đẹp tại nơi làm việc và thực hiện nếp sống văn minh. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng trong việc giữ gìn vệ sinh môi trƣờng lâu dài, bền vững, nhất là tại các cơ quan NN nhằm làm sạch môi trƣờng bảo vệ sức khỏe, đồng thời còn tuyên truyền đến bà con nhân dân trong khu vực về việc nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trƣờng, đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định.

- Tham gia lao động tình nguyện mở đoạn đƣờng liên thôn do đoàn xã tổ chức tại thôn Kiên Quyết Hƣởng ứng kỷ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam 22/12.

* Kết quả thu đƣợc

Tham gia những hoạt động trên giúp em học hỏi đƣợc rất nhiều điều, có những mối quan hệ mới, thể hiện đƣợc sức trẻ sự nhiệt huyết, sự hào hứng đối với các hoạt động xã hội. Sự chủ động trong công việc, tự tin của bản thân khi tham gia các hoạt động của Đoàn thanh niên.

3.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế

Trong thời gian thực tập tại UBND xã Hữu Sản, vƣợt qua những khó khăn, trở ngại ban đầu, đó chính là khoảng thời gian để em học hỏi, tích lũy hành trang cho mình trƣớc khi chính thức đến với công việc sau khi ra trƣờng. Trải

qua thời gian thực tập tại UBND xã đã giúp em rút ra đƣợc những bài học quý giá, hữu ích cho bản thân từ thực tế nhƣ sau:

Về tính chủ động

- Chủ động là bài học lớn nhất và cũng là bài học đầu tiên mà khi đi thực tập em học hỏi đƣợc. Chủ động làm quen với mọi ngƣời, chủ động tìm hiểu công việc tại nơi thực tập, chủ động đề xuất và cùng làm việc với mọi ngƣời… tất cả đều giúp cho em hòa nhập đƣợc nhanh hơn trong môi trƣờng mới.

- Khi đến UBND xã Hữu Sản thực tập, mỗi ngƣời ở đó đều có những công việc riêng và không phải khi nào cũng có thời gian để quan tâm, theo sát và chỉ bảo cho em đƣợc vậy nên em đã chủ động trong mọi lúc, mọi công việc đợi giao qua đó giúp cho em nắm bắt đƣợc những cơ hội và học hỏi đƣợc nhiều điều trong thực tế.

Về trang phục

Trang phục tuy không phải là vấn đề để nhận xét hay đánh giá một ngƣời nhƣng đây là điều đầu tiên mà ngƣời đối diện nhìn vào chúng ta trong lần gặp đầu tiên. Trang phục lịch sự, gọn gàng, phù hợp sẽ gây ấn tƣợng tốt đối với ngƣời đối diện.

Tinh thần ham học hỏi, không sợ sai và sự tự tin

- Với vai trò là sinh viên thực tập, những điều gì không biết và không hiểu thì hãy hỏi lại những ngƣời xung quanh. Hỏi những ngƣời xung quanh sẽ dễ dàng, chính xác, nhanh chóng nhận đƣợc những câu trả lời.

- Không cần ngại ngùng, sợ sai mà không dám hỏi những vấn đề mà mình thắc mắc. Vì không ai là biết hết tất cả mọi thứ cả, chính những lỗi lầm mà mình mắc phải lại giúp mình ghi nhớ và đứng lên từ những sai lầm đó. Chính tinh thần

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ phụ trách nông nghiệp xã hữu sản, huyện bắc quang, tỉnh hà giang (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w