Những hạn chế nêu trên xuất phát từ các nguyên nhân sau:
Thứ nhất, “Khâu đàm phán và ký kết hợp đồng có những ảnh hưởng đến quá trình tô chức thực hiện HĐNK”.
Hiện tại Công ty vẫn đang thực hiện ký kết hợp đồng theo phương thức thanh toán L/C, T/T. trong đó phương thức T/T là có rủi ro và bất lợi đối với nhà kinh doanh làm hàng xuất - nhâp khẩu. Mà những điều kiện T/T trên thì có lợi cho nhà nhập khẩu vì họ chậm thanh toán cho Công ty và phương thức T/T trả sau sẽ làm cho Công ty ứ đọng nguồn vốn rất nhiều, chỉ nên áp dụng đối với những khách hàng thật sự quen biết từ lâu và có uy tín trong việc thanh toán tiền hàng.
Với những điều kiện phụ ngoài những điều kiện chính thì những điều kiện về bất khả kháng và trọng tài, Công ty nên có những quy định rõ ràng hơn nữa nhằm tránh tình trạng khi xảy ra tranh chấp thì khó có thể giải quyết thỏa đáng được và bây giờ đang có một khó khăn nữa mà Công ty phải chịu đó là chi phí bốc hàng (THC - Terminal Handling Charge) do bên Công ty chịu. Mức phí này khá cao và gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty rất nhiều.
Trong quá trình đàm phán nếu Công ty được ký kết theo giá CIF, thì còn nhận được hoa hồng từ thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm cho hàng hóa. Nhưng đa số Công ty xuất hàng theo giá FOB và lại chịu thêm cả chi phí bốc hàng thì lợi nhuận của Công ty sẽ giảm rất nhiều. Điều đó gây trở ngại cho Công ty. Cần phải nghiên cứu để đưa ra chính sách thích hợp nhằm vẫn giữ ổn định mức doanh thu mà còn giữ được khách hàng và lôi kéo được nhiều khách hàng về Công ty cả khách hàng cũ và khách hàng mới.
Thứ hai, “hạn chế về ngôn ngữ”.
Việc ký kết HĐNK của Công ty TNHH TM & XNK Quốc Khánh đòi hỏi phải sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau như tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nhật,… tuỳ theo đối tác ký kết hợp đồng sử dụng loại ngôn ngữ nào. Chính vì thế, để có một hợp đồng soạn thảo được các điều khoản có lợi cho mình thì Công ty TNHH TM &
XNK Quốc Khánh phải có các cán bộ giỏi ngoại ngữ khi đàm phán và ký kết HĐNK.
Thứ ba, “không am hiểu luật pháp của bên nước đối tác”
Để tiết kiệm thời gian, việc nghiên cứu trước pháp luật nước ngoài, đặc biệt là pháp luật của bên nước đối tác cũng như phong tục tập quán là hết sức cần thiết. sự hiểu biết này sẽ giảm thiểu được sự bất đồng ý kiến và tiết kiệm thời gian khi đàm phán. Tuy nhiên, việc am hiểu của nước đối tác còn khá yếu kém đối với Công ty TNHH TM & XNK Quốc Khánh.
Thứ tư, “Sự hoà nhập thương mại quốc tế của Việt Nam”
Sự hoà nhập thương mại quốc tế của Việt nam tạo ra cơ hội nhưng cũng đe doạ cho Công ty. Điều này tạo ra sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong hoạt động tìm kiếm đầu ra (khách hàng) và đầu vào (nguồn hàng, nguồn vốn). Sự cạnh tranh mạnh mẽ cả thị trường trong và ngoài nước do luôn có khả năng xuất hiện nhiều đối thủ mới và đối thủ tiềm ẩn trong tương lai.
Thứ năm, “Việc chuẩn bị thông tin còn tương đối sơ sài, chỉ tập trung vào các thông tin về hàng hóa, ít tập trung vào thông tin đối tác”
Với các đối tác quen thuộc, Công ty đặt quá nhiều sự tin tưởng vào đối tác quen thuộc. Việc thu thập thông tin chưa được chú trọng đúng mức. Công ty chưa chủ động được về nguồn thông tin. Có trường hợp, Công ty cũng không cử người đi thăm dò thực tế hoạt động của đối tác.
Tóm lại, việc đàm phán và ký kết các HĐNK của Công ty TNHH TM & XNK Quốc Khánh đã tuân thủ các quy định của pháp luật về đàm và ký kết hợp đồng. Tuy nhiên trong các điều khoản này vẫn còn lỗ hổng vì vậy Công ty TNHH TM & XNK Quốc Khánh cần phải thỏa thuận chi tiết hơn nữa đặc biệt đối với các điều khoản mà tác giả đã phân tích ở trên để hoạt động nhập khẩu trực tiếp tạo nguồn doanh thu chính thực sự an toàn, hiệu quả, bền vững.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Hoạt động kinh doanh nhập khẩu nói chung và những vấn vấn đề pháp lý về quá trình đàm phán và ký kết HĐNK đòi hỏi năng lực chuyên môn cao để không bị đối tác ép về quyền lợi, đặc biệt là vấn đề am hiểu pháp luật đồng thời cũng cần phải có các mối quan hệ rộng, không như ở trong nước mà còn ở các nhước trong khu vự và trên thế giới.
Trong Chương 2, tác giả đã nêu được khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH TM & XNK Quốc Khánh, giới thiệu về quy mô, quy trình nhập khẩu, đàm phán và ký kết HĐNK ở giai đoạn 2018 đến nay. Công ty đã chứng tỏ được mình qua thành tựu đạt được. nhìn lại chặng đường đã qua và những kết quả Công ty đạt được là sự cố gắng rất lớn của Công ty mặc dù trong quá trình nhập khẩu Công ty còn gặp không ít khó khắn. Đó là sự cố gắng của Ban Giám đốc cùng toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty. Họ đã cùng Công ty trên bước đường tồn tại và phát triển trong sự tồn tại khắc nghiệt của thị trường. Với quết tâm mạnh mẽ đưa Công ty đứng vững và gặt hái nhiều thành quả to lớn, góp phần nâng cao đời sống công nhân viên và góp phần không nhỏ với sự phát triển phồn vinh của đất nước.
Từ đó, tác giả đã đi sâu và phân tích thực tiễn đàm phán và ký kết HĐNK đồng thời phân tích các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình đàm phán và ký kết. Thông qua đó, tác giả có thể đưa ra những đánh giá khách quan về quy trình đàm phán và ký kết HĐNK hàng hóa tại Công ty. Làm cơ sở để đưa ra những kiến nghị cá nhân nhằm nâng cao quy trình tổ chức đàm phán ký kết HĐNK hàng hoá tại Công ty sẽ được trình bày tại Chương 3 của đề tài.
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY VIỆC TUÂN THỦ NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ ĐÀM PHÁN VÀ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG
NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH TM & XNK QUỐC KHÁNH
3.1. Định hướng phát triển hoạt động đàm phán và ký kết hợp đồng nhập khẩu tại Công ty TNHH TM & XNK Quốc Khánh
3.1.1. Định hướng chung
Với vai trò là nhà nhập khẩu, Công ty luôn đề ra mục tiêu và phương hướng phát triển trong tương lai:
Thứ nhất, mở rộng thị trường nhập khẩu hướng đến các chuỗi nhà hàng và khách sạn trên toàn quốc;
Thứ hai, duy trì mối quan hệ với các đối tác nước ngoài là các nhà nhập khẩu;
Thứ ba, quan trọng hơn hết là tiết kiệm các loại chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực canh tranh của Công ty.
3.1.2. Định hướng cụ thể về đàm phán và ký kết hợp đồng nhập khẩu
Đào tạo đội ngũ nhân viên nhập khẩu, khuyến khích nhân viên tham gia vào các khóa tu nghiệp, khai thác triệt để năng lực làm việc của nhân viên. Tiếp đó là hoàn thiện, nâng cao quy trình nhập khẩu hàng hóa từ việc đàm phán và ký kết hợp đồng đến công tác tổ chức đàm phán ký kết HĐNK.
Để tiếp tục phát huy những vai trò và để khắc phục những hạn chế như trên, pháp luật về đàm phán ký kết HĐNK cần được hoàn thiện hơn nữa, một số kiến nghị để hoàn thiện quy định pháp luật về đàm phán ký kết HĐNK:
Các quy định về đàm phán ký kết HĐNK cần được quy định một cách cụ thể và tập trung để có thể áp dụng một cách thuận lợi, đạt hiệu quả cao.
Cần bổ sung những quy định mới để điều chỉnh quan hệ đàm phán ký HĐNK, đặc biệt là đối với đàm phán ký kết HĐNK có yếu tố nước ngoài.
3.2. Giải pháp đẩy mạnh đàm phán ký kết hợp đồng nhập khẩu tại Công ty TNHH TM & XNK Quốc Khánh trong thời gian tới
3.2.1. Tuân thủ các quy định của pháp luật về nguyên tắc và hình thức đàm phán và ký kết hợp đồng nhập khẩu
3.2.2.1. Tuân thủ nguyên tắc đàm phán và ký kết hợp đồng nhập khẩu
Từ kinh nghiệm thực tiễn trong đàm phán và ký kết nhiều HĐNK của Công ty TNHH TM & XNK Quốc Khánh. Thông thường, rủi ro lớn nhất phát sinh trong quá trình ký kết hợp đồng là việc các bên vi phạm các quy định liên quan đến hợp đồng dẫn đến tình trạng hợp đồng vô hiệu và không có giá trị thực hiện.
Do đó, Công ty TNHH TM & XNK Quốc Khánh cần tuân thủ các quy định của pháp luật về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng theo quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 như: Điều kiện về chủ thể, mục đích, nội dung hợp đồng và hình thức của hợp đồng. Một dạng rủi ro khác phát sinh trong quá trình này là rủi ro về nội dung, điều khoản của hợp đồng.
Những nội dung cơ bản của một hợp đồng quy định cụ thể tại Điều 398 Bộ luật Dân sự 2015, do đó cần soạn thảo đầy đủ, chặt chẽ các nội dung để khi tranh chấp xảy ra sẽ dễ dàng chứng minh được để xác định trách nhiệm và bồi thường thiệt hại cho các bên.
Ngoài ra, các bên trong hợp đồng cần chú trọng đến các điều khoản về bất khả kháng, về phạt vi phạm, phương thức giải quyết tranh chấp để đảm bảo tối đa quyền lợi của mình khi có vi phạm nghĩa vụ và các tranh chấp xảy ra.
Rủi ro tiếp theo là rủi ro về khả năng thanh toán hay về vi phạm nghĩa vụ hợp đồng của đối tác khiến nhiều Công ty lo lắng, liên quan trực tiếp tới tình trạng nợ khó đòi hay gặp phải. Vì thế, hợp đồng cần phải có các điều khoản phạt vi phạm và giải quyết tranh chấp để áp dụng khi cần thiết.
Hoạt động kinh doanh luôn đi kèm với những rủi ro nhất định, vì vậy Công ty TNHH TM & XNK Quốc Khánh cũng như các Công ty khác trong và ngoài nước cần chú trọng nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, kiến thức pháp luật của nguồn nhân lực để phát triển thị trường của Công ty mình.
3.2.1.2. Tuân thủ hình thức đàm phán và ký kết hợp đồng nhập khẩu
Hình thức là một yếu tố pháp lý quan trọng của HĐNK của Công ty TNHH TM & XNK Quốc Khánh, có quan hệ biện chứng với bản chất, giá trị hiệu lực của hợp đồng và là phương tiện để diễn đạt ý chí của các bên, cũng như chứng minh sự tồn tại của hợp đồng.
HĐNK là hợp đồng không giống như hợp đồng trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia (hợp đồng nội địa), nguồn luật điều chỉnh của nó rất phong phú và đa dạng, bao gồm điều ước quốc tế, pháp luật quốc gia và tập quán thương mại quốc tế. Cho nên, muốn hợp đồng được công nhận giá trị pháp lý về mặt hình thức thì hình thức của hợp đồng phải tuân thủ pháp luật áp dụng cho hợp đồng đó. Trong trường hợp đó, HĐNK của Công ty TNHH TM & XNK Quốc Khánh không được lập đúng hình thức theo quy định của pháp luật áp dụng thì có thể bị cơ quan tài phán (tòa án, trọng tài) tuyên bố vô hiệu. Nhận thức đúng về hình thức, mức độ ảnh hưởng của hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đối với quan hệ pháp luật HĐNK có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng trong việc xây dựng các quy định pháp luật Việt Nam về hình thức, các hậu quả pháp lý thích ứng đối với các HĐNK vi phạm hình thức, tạo cơ sở lý luận để giải thích và áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp từ HĐNK cũng như giúp Công ty TNHH TM & XNK Quốc Khánh tham gia đàm phán ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế lựa chọn hình thức hợp đồng phù hợp với pháp luật áp dụng.
Về tên hàng: Vì tên hàng trong HĐNK thường được thể hiện qua ngôn ngữ thông dụng (chủ yếu bằng tiếng Anh) nên Công ty TNHH TM & XNK Quốc Khánh và đối tác nước ngoài cần ghi rõ cả tên thương mại, tên khoa học và tên thông dụng của nó để tránh sự hiểu lầm.
Về phẩm chất hàng: Có rất nhiều cách xác định phẩm chất hàng và mỗi cách xác định đó, khi không tuân thủ, có thể sẽ phải gánh chịu những hậu quả pháp lý khác nhau.
3.2.1.3. Tuân thủ quy trình đàm phán và ký kết hợp đồng nhập khẩu
Tuân thủ quy trình đàm phán HĐNK là một bước hết sức quan trọng đối với Công ty TNHH TM & XNK Quốc Khánh trước khi đi vào ký kết hợp đồng.
Thường xuyên theo dõi sát tiến độ thực hiện HĐNK đã ký kết để kịp thời phát hiện những biểu hiện, hành động không đúng với nội dung hợp đồng còn đôn đốc, nhắc nhở, kể cả răn đe. cần tìm hiểu kỹ các điều khoản trong hợp đồng đã ký để có thể tư vấn, tham mưu cho lãnh đạo của Công ty có thể ký các phụ lục hợp đồng bổ sung đối với những vấn đề phát sinh trong thực tế khi triển khai thực hiện hợp đồng. đảm bao hợp đồng được thực hiện một cách đầy đủ và đúng quy định của pháp luật.
3.2.2. Tăng cường đào tạo đội ngũ chuyên trách của Công ty về đàm phán và ký kết hợp đồng nhập khẩu.
Để đạt được kết quả đàm phán như mong muốn, đội ngũ chuyên trách của Công ty TNHH TM & XNK Quốc Khánh cần nắm được các giai đoạn trong quá trình đàm phán. Các bên đàm phán có thể là những cá nhân đảm nhận chức vụ quan trọng, đại diện cho Công ty chẳng hạn như giám đốc tài chính, giám đốc kinh doanh, trưởng phòng,...Quá trình đàm phán sẽ gồm 6 giai đoạn: chuẩn bị, tranh luận, làm rõ mục tiêu, đàm phán để đạt đến thỏa thuận có lợi cho 2 bên, thỏa thuận, thực thi hành động.
Trước khi tiến hành cuộc đàm phán, đội ngũ chuyên trách của Công ty nên ấn định về thời gian, địa điểm cũng như những người sẽ tham gia đàm phán. Mục đích của việc chuẩn bị là để 2 bên đều sẵn sàng, có không gian phù hợp, bảo mật để trao đổi và đi đến thỏa thuận một cách chuyên nghiệp, hiệu quả.
Trong giai đoạn này, thành viên của mỗi bên sẽ đưa ra quan điểm của mình với vấn đề cần được đàm phán. Kỹ năng cần thiết trong giai đoạn này là thuyết trình,
đặt câu hỏi, lắng nghe và làm rõ, phát hiện những điểm yếu, nội dung và quan điểm chưa thuyết phục của đối phương để giành được lợi thế về phía Công ty.
Sau giai đoạn tranh luận, các mục tiêu, lợi ích và quan điểm của cả đội ngũ chuyên trách của Công ty và bên đối tác cần phải được làm rõ. Hãy liệt kê các yếu tố theo xếp hạng ưu tiên. Làm rõ các yếu tố này, 2 bên có thể xác định được một số điểm chung. Làm rõ mục tiêu là giai đoạn cần thiết trong quá trình đàm phán vì nếu không có nó, những hiểu lầm có thể xảy ra dẫn đến khó đạt được thỏa thuận có lợi cho Công ty cũng như là cho bên đối tác.
Một kết quả đôi bên cùng có lợi thường là kết quả tốt nhất của buổi đàm phán. Tuy không phải lúc nào cũng làm được điều này nhưng đây được xem như là mục tiêu cuối cùng của buổi đàm phán. Kết quả "đôi bên cùng có lợi" là kết quả mà cả đội ngũ chuyên trách của Công ty và bên đối tác đều cảm thấy đối tác đã đạt được điều họ mong muốn và quan điểm của đối tác đã được xem xét thông qua quá trình đàm phán.
Thỏa thuận có thể đạt được khi cả đội ngũ chuyên trách của Công ty và bên đối tác hiểu được quan điểm cũng như lợi ích của nhau. Điều cần thiết là mọi người