Khái niệm về khả năng cạnh tranh của ngân hàng

Một phần của tài liệu Đề tài " Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hang thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Viêt Nam " pdf (Trang 25 - 26)

1.3.1.Khái niệm về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh ngân hang

1.2.1.2Khái niệm về khả năng cạnh tranh của ngân hàng

Mục tiêu của kinh doanh là tối đa hoá lợi nhuận và an toàn trong kinh doanh nên cạnh tranh chính là một trong các chìa khoá của mỗi doanh nghiệp để đạt được tham vọng thương trường. Kinh tế thị trường càng phát triển cạnh tranh càng quyết liệt và sâu rộng. Cạnh tranh chính là yếu tố nội tại của quá trình kinh doanh và tiếp xúc với cạnh tranh là điều không tránh khỏi. Do vậy, điều cần thiết cho mỗi doanh nghiệp là phải có một năng lực cạnh tranh.

Có nhiều quan điểm khác nhau về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Có quan điểm gắn sức cạnh tranh với ưu thế của sản phẩm mà doanh nghiệp đưa ra thị trườn, có quan điểm gắn sức cạnh tranh của doanh nghiệp với hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, theo tác giả Lê Đăng Doanh – Viện nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương thì khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp có thể hiểu là khả năng duy trì hay gia tăng lợi nhuận, thị phần trên thị trường của các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiêp.

Theo một định nghĩa khác, khả năng cạnh tranh là khả năng của doanh nghiệp nhằm đáp ứng và chống lại các đối thủ trong cung cấp sản phẩm, dịch vụ một cách lâu dài và có lợi nhuận.

Ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt với những đặc điểm, chức năng khác nhiều so với các tổ chức kinh tế nói chung vì vậy năng lực cạnh tranh của ngân hàng có thể được định nghĩa như sau:Khả năng cạnh tranh của một NHTM là khả năng tạo ra và sử dụng có hiệu quả các lợi thế so sánh để giành thắng lợi trong quá trình cạnh tranh với NHTM khác.

Từ khái niệm trên có thể rút ra đôi điều về khả năng cạnh tranh của NHTM, đó là :

- Sức cạnh tranh là một yếu tố năng động, luôn được đặt trong sự phát triển liên tục của nền kinh tế thị trường nên không thể đánh giá trên một chỉ tiêu duy nhất mà phải đánh giá thông qua một hệ thống chỉ tiêu tổng hợp.

- Các lợi thế so sánh (hiện có và được tạo ra) chỉ là những yếu tố tiềm năng, điều quan trọng là các lợi thế này phải được sử dụng một cách hợp lý, có hiệu quả đồng thời phải luôn đầu tư nhằm duy trì và tăng cường thêm năng lực một cách bền vững. Có như vậy sức cạnh tranh mới được công nhận.

- Cạnh tranh là một hoạt động có chủ đích, do vậy năng lực cạnh tranh thường gắn liền với kết quả hoạt động cạnh tranh, tức mức độ đạt được các mục tiêu cạnh tranh đã đề ra và mục tiêu cuối cùng của các loại hoạt động cạnh tranh không phải là sự thất bại trong kinh doanh của các NHTM khác mà là sự di chuyển khách

Một phần của tài liệu Đề tài " Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hang thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Viêt Nam " pdf (Trang 25 - 26)