* Yếu tố Đặc tính sản phẩm: Kết quả nghiên cứu cho thấy, Đặc tính sản phẩm ảnh hưởng cùng chiều tới quyết định mua tấm thạch cao của doanh nghiệp tư nhân thương mại Huy An từ các khách hàng tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Hùng và cộng sự (2013).
* Yếu tố Giá cả sản phẩm: Kết quả nghiên cứu cho thấy, Giá cả sản phẩm có ảnh hưởng cùng chiều mạnh nhất đến quyết định mua tấm thạch cao của doanh nghiệp tư nhân thương mại Huy An từ các khách hàng tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh với β = 0.292. Kết quả này là hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả như Jean C.Darian (1998), Mehmet Haluk Koksal (2007)…
* Yếu tố Hoạt động giao hàng: Kết quả nghiên cứu cho thấy, Hoạt động giao hàng có ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định mua tấm thạch cao của doanh nghiệp tư nhân thương mại Huy An từ các khách hàng tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh với β = 0.251. Kết quả này là hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Jennie và cộng sự (2005).
* Yếu tố Thương hiệu: Kết quả nghiên cứu cho thấy, Hoạt động giao hàng có ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định mua tấm thạch cao của doanh nghiệp tư nhân thương mại Huy An từ các khách hàng tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh với β = 0.238. Kết quả này là hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả như Zameema và Hassa (2016) và Phạm Thị Sang (2015)…
tư nhân thương mại Huy An từ các khách hàng tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh với β = 0.115. Kết quả này là hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Kim Phước (2007).
* Yếu tố Hệ thống cửa hàng: Kết quả nghiên cứu cho thấy, Hệ thống cửa hàng hàng có ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định mua tấm thạch cao của doanh nghiệp tư nhân thương mại Huy An từ các khách hàng tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh với β = 0.250. Kết quả này là hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Kim Phước (2007).
TÓM TẮT CHƯƠNG 4
Chương 4 tập trung trình bày kết quả nghiên cứu và bàn luận kết quả nghiên cứu đã thực hiện. Một số nội dung chính được trình bày trong chương này như các về kết quả thống kê mẫu khảo sát. Nội dung chương này cũng trình bày các kết quả nghiên cứu định lượng về xác định và đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua tấm thạch cao của doanh nghiêp tư nhân thương mai Huy An từ các khách hàng tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh với các kỹ thuật như kiểm định độ tin cậy thang đo, phân tích nhân tố khám phá EFA và kiểm định mô hình hồi quy bội và bàn luận các kết quả nghiên cứu để làm căn cứ đề xuất các hàm ý quản trị ở chương 5.
Nghiên cứu đã hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản về Quyết định mua và các yếu tố tác động đến Quyết định mua. Dựa trên cơ sở lý thuyết cùng các các nghiên cứu trong nước, ngoài nước và ý kiến của các chuyên gia tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu nhằm đánh giá các yếu tố tác động đến Quyết định mua. Mục tiêu trọng tâm của nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của các yếu tố để từ đó đưa ra những hàm ý quản trị nhằm gia tăng Quyết định mua.
Kết quả khảo sát cho thấy, Quyết định mua chịu tác động của 6 yếu tố. Cả 6
yếu tố này đều tác động dương đến Quyết định mua, bao gồm: (1) Đặc tính sản phẩm,
(2) Giá cả sản phẩm, (3) Hệ thống giao hàng, (4) Thương hiệu, (5) Dịch vụ khách hàng, (6) Hệ thống cửa hàng. Mô hình hồi quy chuẩn hóa được rút ra dạng:
QD = 0.224*DT + 0.292*GC + 0.251*GH + 0.238*TH + 0.115 *DVKH + 0.250*CH
Trong đó, mô hình hồi quy có hệ số R2 hiệu chỉnh = 56.2% với mức ý nghĩa
nhỏ hơn 0.05, chứng tỏ độ phù hợp của mô hình với bộ dữ liệu khá cao, giải thích được 66.2% cho bộ dữ liệu khảo sát. Các giả thuyết đều được chấp nhận.
Ngoài ra, trong kết quả phân tích sự khác biệt theo các đặc điểm của các nhóm đối tượng khảo sát cho thấy không có sự khác biệt về Quyết định mua với giới tính, trình độ và nghề nghiệp khác nhau.
5.2. Hàm ý quản trị
5.2.1. Hàm ý quản trị về “Đặc tính sản phẩm”
Sản phẩm tấm thạch cao của công ty doanh nghiêp tư nhân thương mai Huy An đã được sử dụng rộng rãi trong và ngoài nước. Do đó, cần làm cho khách hàng biết được sản phẩm của công ty đã đạt được tiêu chuẩn chất lượng uy tín trên thế giới để khách hàng yên tâm. Giải thích rõ cho khách hàng thấy được những đặc tính ưu việt của sản phẩm như độ bền cao, dễ dàng sửa chữa. Đặc biệt, sản phẩm với nhiều mẫu mã đa dạng, tính thẩm mỹ cao, phù hợp với mọi yêu cầu của khách hàng.
Bảng 5.1: Giá trị trung bình của các biến quan sát trong nhân tố “Đặc tính sản phẩm”
STT Thang đo Giá trị trung bình
1 Độ bền cao, mang đến sự an toàn 3.38
2 Mẫu mã đa dạng, tính thẩm mỹ cao 3.45
3 Dễ dàng sửa chữa 3.36
4 Dễ dàng trong việc trang trí 3.34
(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2020)
Ta thấy, giá trị trung bình của thang đo “Đặc tính sản phẩm” dao động từ 3.34 đến 3.45. Giá trị này cũng tương đối tốt nhưng chưa đạt được mức cao nhất. Vì vậy, công ty cần đầu tư hơn nữa để cải tiến chất lượng sản phẩm, mẫu mã sản phẩm. Điều tra thêm thị hiếu của khách hàng để làm tài liệu tham khảo cho việc đa dạng mẫu mã. Bên cạnh đó, công ty có thể cử nhân viên đi tập huấn, học tập tại nước ngoài… nhằm học tập công nghệ mới, nâng cao chất lượng sản phẩm.
5.2.2. Hàm ý quản trị về “Giá cả sản phẩm”
Cần phải cho khách hàng thấy được lợi ích đạt được so với chi phí mà khách hàng bỏ ra, để họ có thể chấp nhận mức giá của sản phẩm. Đồng thời, nên đưa ra cho khách hàng thấy được chi phí họ bỏ ra là không hề cao so với những gì mà sản phẩm đem lại, thậm chí với mức giá đó còn giúp khách hàng tiết kiệm hơn so với các sản phẩm khác.
Bảng 5.2: Giá trị trung bình của các biến quan sát trong nhân tố “Giá cả sản phẩm”
STT Thang đo Giá trị trung bình
1 Giá cả phù hợp 3.27
2 Chiết khấu hợp lý 2.97
3 Thời gian thanh toán linh động 2.97
4 Chính sách giá ổn định 3.21
5 Hệ thống báo giá đầy đủ, chính xác, nhiều chương
trình khuyến mãi. 3.10
nhà phân phối, của hàng… cần xây dựng hợp đồng về giá: Ví dụ hỗ trợ vật phẩm, giá nhập hàng… để họ cam kết giá tung ra thị trường. Ngoài ra, việc hoàn thiện kênh phân phối cũng là một cách nhằm giảm thiểu các chi phí trung gian để từ đó giảm giá thành của sản phẩm Surimi, giúp nhiều đối tượng có thể tiếp cận được sản phẩm này.
5.2.3. Hàm ý quản trị về “Hoạt động giao hàng”
Hoạt động giao hàng đã được kiểm chứng là 01 trong 06 nhân tố ảnh hưởng đến Quyết định mua tấm thạch cao của doanh nghiêp tư nhân thương mai Huy An từ các khách hàng tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh với thứ tự ảnh hưởng thứ 02 trong phạm vi nghiên cứu của đề tài. Giá trị trung bình của các biến quan sát trong nhân tố Hoạt động giao hàng dao động từ 3.15 đến 3.27, mức này tương đối cao.
Bảng 5.3: Giá trị trung bình của các biến quan sát trong nhân tố “Hoạt động giao hàng”
STT Thang đo Giá trị trung bình
1 Giao hàng nhanh chóng, đúng hẹn 3.15
2 Giao hàng đúng chủng loại và số lượng 3.33
3 Hỗ trợ phương tiện vận chuyển và bốc xếp 3.15
4 Thuận lợi trong giao nhận 3.27
(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2020)
Sau khi khách hàng đặt mua sản phẩm, thì việc giao hàng cần được theo sát cẩn thận. Cần phải đảm bảo việc giao hàng phải đúng chủng loại và số lượng khách hàng đã đặt, không được để xảy ra bất kỳ sai sót nào trong khâu này nhằm tránh thiệt hại về kinh tế, thời gian vận chuyển qua lại và quan trọng là ảnh hưởng đến niềm tin của khách hàng.
Việc giao hàng cần được thực hiện nhanh chóng, giao đúng người, đúng địa điểm, không được để khách hàng chờ đợi lâu, ảnh hưởng đến tiến độ thi công của khách hàng.
Ngoài ra cần chú trọng giao hàng đến các nhà phân phối, đại lý, cửa hàng bán sỉ và lẻ…, chú trọng giao hàng trực tiếp đến các điểm có bán sản phẩm để mua hàng, hạn chế hư hỏng sản phẩm.
5.2.4. Hàm ý quản trị về “Thương hiệu”
Kết quả nghiên cứu cho thấy “Thương hiệu” là yếu tố có mức độ ảnh hưởng thứ 02 đến Quyết định mua tấm thạch cao của doanh nghiêp tư nhân thương mai Huy An từ các khách hàng tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh trong 06 nhóm yếu tố tác động trong phạm vi nghiên cứu của đề tài. Giá trị trung bình của các biến quan sát trong nhân tố như sau:
Bảng 5.4: Giá trị trung bình của các biến quan sát trong nhân tố “Thương hiệu”
STT Thang đo Giá trị trung bình
1 Thương hiệu cao cấp trong ngành nội thất 3.17
2 Thương hiệu phổ biến, nhiều công trình sử dụng 3.36
3 Thương hiệu uy tín, được chuyên gia đánh giá cao 3.24
4 Thương hiệu đạt tiêu chuẩn quốc tế 3.07
5 Thương hiệu lâu năm trong ngành 3.09
(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2020)
Người tiêu dùng quan tâm đến thương hiệu sản phẩm vì đây là yếu tố tạo ra giá trị khách hàng cốt lõi. Nhà sản xuất và phân phối nên kết hợp xây dựng thương hiệu và lòng trung thành thương hiệu cho sản phẩm tấm thạch cao của doanh nghiêp tư nhân thương mai Huy An từ các khách hàng tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh nhằm làm tăng lòng tin của khách hàng đối với sản phẩm của mình. Bên cạnh đó, công ty nên gắn chất lượng với thương hiệu để có thể nâng cao vị trí của sản phẩm trong mắt người tiêu dùng hiện nay. Do vậy, cần chú trọng đầu tư cho việc xây dựng thương hiệu. Ngoài ra, cần lưu ý tới một số thông tin trên bao bì sản phẩm, đóng gói… Doanh nghiệp sở hữu một thương hiệu sản phẩm mà luôn được người tiêu dùng ghi nhớ và đánh giá cao sẽ là một lợi thế cạnh tranh vượt trội. Vì vậy, doanh nghiệp cần cũng cố và bảo vệ thương hiệu sản phẩm, tập trung xây dựng, giữ gìn danh tiếng, uy tín, dùng tem chống hàng giả…
vi nghiên cứu của đề tài. Giá trị trung bình của các biến quan sát trong nhân tố dao động từ 2.98 – 3.27, giá trị này chưa thực sự cao, cụ thể:
Bảng 5.5: Giá trị trung bình của các biến quan sát trong nhân tố “Hệ thống cửa hàng”
STT Thang đo Giá trị trung bình
1 Cửa hàng tin cậy, luôn có sẵn sản phẩm 2.98
2 Có nhiều cửa hàng và đại lý ở vị trí thuận lợi 3.19
3 Nhân viên cửa hàng thân thiện 3.27
4 Nhân viên cửa hàng có kiến thức am hiểu về sản
phẩm để giới thiệu đến khách hàng 3.09
5 Cửa hàng có sẵn đội ngũ thi công khi có yêu cầu 3.57
(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2020)
Do đặc thù sản phẩm cồng kềnh nên tại các cửa hàng thường không có sẵn sản phẩm mà chỉ lưu mẫu trưng bày, vấn đề này nhiều khi ảnh hưởng đến tâm lý lo sợ của khách hàng. Vì vậy, công ty cần tìm những địa điểm rộng để có thể vừa làm cửa hàng trưng bày sản phẩm, vừa có sẵn sản phẩm để khách hàng tin tưởng.
Tại những điểm có bán sản phẩm của công ty, nên làm nổi bật hình ảnh để khách hàng có thể dễ dàng nhận biết được cửa hàng có bán sản phầm của công ty và có những thông báo cụ thể rõ ràng về chương trình khuyến mại để khách hàng dễ dàng nhận biết và tham gia chương trình.
Đối với khách hàng đến trực tiếp các điểm bán chính thức của công ty, phải luôn có đội ngũ nhân viên hỗ trợ về mặt kỹ thuật, tư vấn cho khách hàng sử dụng sản phẩm nào phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Phải luôn cập nhật tin tức về kỹ thuật, thông số sản phẩm cho nhân viên, đào tạo nhân viên mới để có thể nắm rõ các thông số sản phẩm và tư vấn cho khách hàng. Bên cạnh đó, luôn đào tạo, trau dồi kiến thức, kỹ năng giao tiếp và bán hàng cho nhân viên. Nên đưa ra chính sách hỗ trợ thích hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên công ty tham gia vào các diễn đàn về tấm trần thạch cao…
5.2.6. Hàm ý quản trị về “Dịch vụ khách hàng”
Nghiên cứu đã xác định được mức độ quan trọng của nhân tố “Dịch vụ khách hàng” đối với việc Quyết định mua hàng. Giá trị trung bình của các biến quan sát trong nhân tố như sau:
Bảng 5.6: Giá trị trung bình của các các biến quan sát trong nhân tố “Dịch vụ khách hàng”
STT Thang đo Giá trị trung bình
1 Hệ thống brochure, tư vấn về sản phẩm tốt. 3.54
2 Thủ tục đặt hàng nhanh gọn, 3.35
3 Giải quyết thỏa đáng, kịp thời các khiếu nại 3.04
4 Hỗ trợ các kỹ năng lắp đặt sản phẩm 3.47
5 Chế độ bảo hành tốt (đơn giản, nhanh, lâu dài) 3.38
(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2020)
Doanh nghiệp cần quan tâm, giám sát, kiểm tra, đào tạo và có chính sách thích hợp với đội ngũ nhân viên thực hiện công tác lắp đặt, cài đặt dịch vụ nhằm mục tiêu đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng. Bổ sung những chính sách khuyến khích, động viên nhân viên để tao động lực gắn kết nhân viên với doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cần đào tạo đội ngũ hỗ trợ, giải quyết các vấn đề sau khi khách hàng lắp đặt, giải quyết các khiếu nại thắc mắc nhanh chóng nhằm tăng niềm tin, sự hài lòng của khách hàng.
Cần cải tiến các thủ tục nhằm hỗ trợ khách hàng một cách nhanh chóng trong khâu đặt hàng, thanh toán…
Hệ thống brochure cần được rà soát, thiết kế chính xác, đẹp mắt, đầy đủ thông tin, dễ đọc, dễ hiểu.
5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo
Thứ nhất: Trong quá trình thực hiện và hoàn thành bài nghiên cứu, không tránh khỏi những sai sót có thể xảy ra. Do hạn chế về nguồn lực và thời gian nên việc khảo sát chọn mẫu được thực hiện với phương pháp chọn mẫu thuận tiện (phương pháp chọn mẫu thuận tiện sẽ có khả năng ước lượng và khả năng suy diễn kém hơn các phương pháp chọn mẫu có xác suất). Hướng nghiên cứu tiếp theo có thể sẽ thực
hơn.
Thứ hai: Do khả năng còn hạn chế nên tác giả chỉ đưa ra được 6 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua tấm thạch cao của doanh nghiêp tư nhân thương mai Huy An từ các khách hàng tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh. Các nghiên cứu sau có thể đưa thêm các nhân tố khác.
TÓM TẮT CHƯƠNG 5
Ở chương này, trước hết tác giả trình bày về các kết luận nghiên cứu liên quan đến các nhân tố và mức độ tác động của các nhân tố quyết định mua tấm thạch cao của doanh nghiêp tư nhân thương mai Huy An từ các khách hàng tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh. Tiếp đó, từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất các hàm ý quản trị liên quan đến từng nhân tố tác động nhằm nâng cao quyết định mua tấm thạch cao của doanh nghiêp tư nhân thương mai Huy An từ các khách hàng tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh. Cuối cùng, luận văn trình bày những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài.
Slywotzky, Adrian J. & David J. Morrison. (2008). Vùng lợi nhuận, NXB Thống Kê. Lê Thanh Dũng. (2008). Hành vi người tiêu dùng – Nghiên cứu trường hợp ngànhhàng thuốc bổ (Vitamin, thực phẩm bổ sung và khoáng chất) – thuộc thuốc không kê toa (OTC), Luận văn Thạc sĩQuản trịkinh doanh,Đại học MởThành phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn Khánh Duy. (2006). Nghiên cứu sựhài lòng của học viên vềchất lượng
đàotạo Thạc sĩ ở trường Đại học Kinh Tế TP. HCM, Luận văn Thạc sĩQuản trịkinh