Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Tìm hiểu kết quả thực hiện đề án hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội tại các bản đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn ở xã tân long, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 25)

* Phương pháp thống kê

Dùng một số chỉ tiêu để nhận dạng thực trạng triển khai của chính sách

ảnh hưởng đến đời sống của đồng bào dân tộc từ đó giúp phân biệt được sự khác nhau tại thời điểm triển khai các chính sách và khi chưa triển khai các chính sách tại xã Tân Long,

* Phương pháp so sánh

Sử dụng phương pháp so sánh trước và sau khi thực hiện chính sách Dựa trên các tiêu chí đã tính toán cho từng nhóm hộ, từng nhóm yếu tố ảnh hưởng đến đời sống hộ đồng bào dân tộc từ đó so sánh các chỉ tiêu tương

14

ứng, bên cạnh đó phát hiện những đặc trưng cơ bản trong quá trình triển khai thực hiện chính sách, làm cơ sở đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát huy hiệu quả của đề án hỗ trợ phát triển sản xuất cho đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn.

Các số liệu sau khi thu thập đưa vào phân tích, tổng hợp và xử lý trên

15

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã Tân Long

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Tân Long nằm ở phía đông bắc huyện Đồng Hỷ, cách trung tâm huyện khoảng 18km về phía bắc, tổng diện tích tự nhiên là 4.114.7 ha, bao gồm 9 xóm, danh giới hành chính cụ thể như sau:

- Phía Đông giáp với xã La Hiên, huyện Võ Nhai; - Phía Tây giáp với xã Minh Lập, huyện Đồng Hỷ;

- Phía Nam giáp với xã Hóa Trung, Quang Sơn huyện Đồng Hỷ; - Phía Bắc giáp với xã Văn Lăng, Hòa Bình huyện Đồng Hỷ;

4.1.1.2. Địa hình

Xã Tân Long là một xã vùng cao của huyện Đồng hỷ, địa hình tương đối phúc tạp, núi đá vôi chiếm ¾ diện tích tự nhiên của xã, địa hình của xã mang đặc trưng của địa hình miền núi, cao về phía bắc, thấp dần về phía nam và chia làm 2 miền rõ rệt: miền trong bao gồm 5 xóm: Mỏ Ba, Lân Quan, Đồng Mẫu, Đồng Luông, Làng Giếng địa hình phức tạp và đi lại khó khăn, miền ngoài bao gồm 4 xóm: Ba Đình, Làng Mới, Đồng Mây, Hồng Phong.

4.1.1.3. Về đất đai

Diện tích đất tự nhiên của xã là 4.114,7 ha trong đó diện tích đất đồi núi chiếm 70% tổng diện tích đất tự nhiên

Đất nông nghiệp: 3.250,51ha chiếm 79% Đất phi nông nghiệp: 179,37ha chiếm 3,35% Đất chưa sử dụng: 684,82ha chiếm 16,64%

16

Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã Tân Long năm 2017

(Nguồn: Số liệu thống kê của địa chính xã Tân Long năm 2017)

Qua bảng 4.1 ta thấy: Tân Long là một xã có diện tích đất nông, lâm nghiệp chiếm 79% diện tích đất tự nhiên trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp 980,36ha chiếm 23,82%, diện tích đất lâm nghiệp 2.265,40ha chiếm 55,05%, diện tích đất nuôi trồng thủy sản 4,75ha chiếm 0,12% từ đó ta có thể thấy người dân xã Tân Long phát triển kinh tế chủ yếu qua khai thác rừng và trồng cây công nghiệp, đây là thu nhập chính của người dân trong xã đặc biệt là các xóm vùng cao như xóm Mỏ Ba và xóm Lân Quan

Hạng mục (loại đất) Diện tích (ha) Cơ Cấu (%)

Tổng diện tích 4.114,7 100

I - Đất nông, lâm nghiệp 3.250,51 78,9

- Đất sản xuất nông nghiệp 980,36 23.82

- Đất lâm nghiệp 2.265,40 55,05

- Đất nuôi trồng thủy sản 4,75 0,12

II - Đất phi nông nghiệp 179,37 4,36

- Đất ở 39,24 0,95

- Đất cơ sở sản xuất kinh doanh 80,34 1,95

- Đất có mục đích công cộng 49,88 1,21

- Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp 0,25 0,006

- Đất nghĩa trang nghĩa địa 0,35 0,008

- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 9,31 0,23

III- Đất chƣa sử dụng 684,82 16,65

- Đất bằng chưa sử dụng 3,14 0,08

- Đất đồi núi chưa sử dụng 68,85 1,67

17

4.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội xã Tân Long

4.1.2.1. Dân số và lao động

Theo số liệu thống kê của UBND xã Tân Long tháng 3/2017: Dân số toàn xã có 1514 hộ và 6580 nhân khẩu

Số người trong độ tuổi trong lao động: là 4.423 người, trong đó lao động nữ chiếm 2.245 người tương ứng với 50,57%

Về cơ cấu lao động: Lao động trong lĩnh vực nông ngiệp 2.550 người chiếm 57,65%, lao dộng công nghiệp và dịch vụ thương mại chiếm 5% tổng số lao động.

Hộ sản xuất nông nghiệp: 1.335 hộ chiếm 95% lao động sản xuất, kinh doanh toàn xã.

Bảng 4.2: Cơ cấu dân số lao động và thành phần dân tộc năm 2017

STT Thành phần dân tộc Số hộ (Hộ) Số nhân khẩu (Ngƣời) Cơ Cấu (%) 1 Nùng 706 3109 47,25 2 Kinh 394 1388 21,1 3 Mông 196 992 15,08 4 Dao 109 542 8,24 5 Tày 27 178 2,70 6 Các dân tộc khác 371 371 5,63 Tổng 1514 6580 100

(Nguồn: UBND xã Tân Long năm 2017)

Mật độ dân số được phân bố đều giữa các đơn vị hành chính, là một xã miền núi vùng cao trình độ chuyên canh còn hạn chế, nhưng Tân Long có lực lượng lao động nông nghiệp thuần túy dồi dào. Người dân ở đây vẫn chủ yếu sử

18

dụng dụng cụ lao động thô sơ, chủ yếu dựa vào sức người, sức vật là chính, cho nên hiệu quả lao động chưa cao.

47,25% 21,10% 15,08% 8,24% 2,70% 5,63% 100% 706 394 196 109 27 371 1514 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000

Nùng Kinh Mông Dao Tày Các dân

tộc khác

Tổng

số hộ tỉ lệ (%) Số nhân khẩu

Hình 4.1: Đồ thị cơ cấu dân số lao động và các thành phần dân tộc năm 2017

(Nguồn: UBND xã Tân Long năm 2017)

Qua đồ thị cơ cấu dân số lao động và các thành phần dân tộc ta thấy: Toàn xã chủ yếu là các dân tộc sinh sống, dân tộc Nùng chiếm tỉ lệ cao nhất trong thành phần dân tộc của toàn xã tỉ lệ đạt 47,25% , tiếp đến là dân tộc Kinh số lượng 1388 người chiếm 21,1% so với toàn xã. Dân tộc Mông số lượng khá cao: 992 người đạt 15.08% dân tộc Dao có 542 người, đạt 8,24 % còn lại các dân tộc khác với số lượng người rất nhỏ

4.1.3. Cơ sở hạ tầng xã Tân Long

4.1.3.1. Giao thông

Tổng chiều dài các tuyến đường giao thông (tỉnh lộ, đường liên xã, đường liên xóm, đường thôn xóm, đường ngõ xóm, đường nội đồng) là 110,0km.

19

Đường tỉnh 273 qua địa bàn xã dài 3,0 km hiện trạng là đường nhựa mặt đường 3,5m cứng hóa đạt 100% hiện trạng đã xuống cấp cần sửa chữa nâng cấp

Đường liên xã: gồm một tuyến với chiều dài 38,0km trong đó đường bê tông 5km chiếm 13%, đường cấp phối 21,7km chiếm 54%, đường đất 12,3km chiếm 32%.

Đường nội xóm và trục chính nội đồng: Tổng chiều dài 68 km đều là đường đất, nền đường rộng 1,5-3,5 km.

Từ năm 2011-2015 xã Tân Long đã xây dựng được 10km đường trục xóm và ngõ xóm ở các xóm Đồng Mây, Đồng Luông, Làng Mới, Ba Đình, Đồng Mẫu, Làng Giếng với tổng số tiền trên 1 tỷ đồng.

4.1.3.2. Thủy lợi

Thủy lợi cũng là một vấn đề rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của địa phương vì nó quyết định rất lớn trong sản xuất nông nghiệp của người dân

Đập dâng: Có 11 đập dâng chứa nước trong đó 07 đập hiện sử dụng tốt: Voi Đằm, Khe Giặt, Đồng Quảng, Đồng Mây, Đồng Luông, Hồng Phong I + II; 04 đập đã bị xuống cấp nặng: Đập Nà Hoài, Cây Tranh, Đồng Đình, Đồng Giang.

Kênh mương: Toàn xã hiện có 18 tuyến kênh mương với tổng chiều dài là 18,42 km đã được cứng hóa 14,42 km đạt 78%; còn 4 km tương ứng 22% chưa được cứng hóa. Các tuyến kênh được quản lý, bảo dưỡng thường xuyên

Nhìn chung hệ thống các công trình thủy lợi trên địa bản chưa đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất, nhiều diện tích chưa có nguồn nước tưới chủ động mà phụ thuộc vào nước trời ảnh hưởng tới việc phát triển sản xuất.

4.1.3.3. Hạ tầng điện

* Trạm biến áp: Hiện tại xã có 9 trạm biến áp, tổng công suất 950 KVA loại 3 pha trong đó:

20

- Trạm biến áp Ba Đình: 250 KVA đạt yêu cầu - Trạm biến áp Làng Mới: 250 KVA đạt yêu cầu - Trạm biến áp Trung Tâm: 250 KVA đạt yêu cầu - Trạm biến áp Đồng Mẫu: 250 KVA đạt yêu cầu - Trạm biến áp Đồng Luông: 75 KVA chưa đạt yêu cầu - Trạm biến áp Đồng Mây: 75 KVA chưa đạt yêu cầu - Trạm biến áp Làng Giếng: 75 KVA chưa đạt yêu cầu + Trạm biến áp của doanh nghiệp tư nhân gồm trạm: - Trạm biến áp XN Kẽm chì Mỏ Ba: 250 KVA đạt yêu cầu

* Lưới điện:

+ Đường dây trung thế: Tổng chiều dài các tuyến 22km + Đường dây hạ thế: Tổng chiều dài các tuyến 38km

Hiện trạng hệ thống điện về cơ bản đảm bảo an toàn, phục vụ đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân và cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn xã.

4.1.3.4. Văn hóa

Xã đã có nhà văn hóa trung tâm với diện tích sử dụng 150m2,

Xã có 01 hội trường đa năng và sân thể thao phục vụ sinh hoạt văn hóa, thể thao của toàn xã với diện tích 350m2,

Xã có điểm vui chơi, giải trí và thể thao cho trẻ em và người lao động theo quy định với diện tích 4000m2

.

Tỷ lệ xóm có nhà văn hóa hoặc nơi sinh hoạt văn hóa, thể thao phục vụ cộng đồng hiện nay đạt 9/9 xóm đạt tiêu chuẩn của bộ xây dựng.

21

Bảng 4.3 : Đánh giá diện tích xây dựng cơ sở vật chất văn hóa trên địa bàn xã năm 2017

TT Tên xóm Loại nhà Chất lƣợng DT nhà (m²) Đánh giá

1 Ba đình Nhà xây cấp bốn, lợp pro xi măng, Tốt 100 Đạt 2 Làng mới Nhà xây cấp bốn, lợp pro xi măng, Tốt 110 Đạt 3 Đồng mẫu Nhà xây cấp bốn, lợp pro xi măng, Tốt 100 Đạt 4 Đồng luông Nhà xây cấp bốn, lợp pro xi măng, Tốt 110 Đạt 5 Đồng mây Nhà xây cấp bốn, lợp pro xi măng, Tốt 120 Đạt 6 Làng giếng Nhà xây cấp bốn, lợp pro xi măng, Tốt 100 Đạt 7 Mỏ ba Nhà xây cấp bốn, lợp pro xi măng, Tốt 100 Đạt 8 Hồng

phong Nhà xây cấp bốn, lợp pro xi măng, Tốt 110 Đạt 9 Sa lung Nhà xây cấp bốn, lợp pro xi măng, Tốt 120 Đạt

(Nguồn: UBND xã Tân Long, năm 2017)

Qua bảng trên ta có thể thấy: 9/9 xóm đều có nhà văn hóa đạt tiêu chuẩn của bộ xây dựng, xã Tân Long đã quan tâm đúng mức để nâng cao dân trí cho nhân dân các dân tộc

4.1.3.5. Cơ cấu kinh tế

Trong những năm gần đây nền kinh tế đang được chuyển dần từ kinh tế thuần nông tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hoá gắn với thị trường, xã có 9 xóm với điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội chủ yếu là thâm canh lúa nước, chăn nuôi và sản xuất ngô hàng hóa, Đó là thế mạnh của địa phương. Hiện nay nhờ chuyển dịch cơ cấu cây trồng hợp lý, đưa giống mới, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đẩy mạnh thâm canh nên tuy gặp nhiều khó khăn về thời tiết, sâu bệnh hại, nhưng sản lượng lương thực của xã năm 2017 đạt 3.985,05 tấn/năm.

22

4.1.3.6. Hệ thống giáo dục

Tỷ lệ huy động trẻ em trong độ tuổi đến trường ngày một cao, năm 2014 đạt 96%, năm 2017 đạt 100%

- Phổ cập giáo dục Trung học cơ sở bắt đầu từ năm 2009 đến năm 2014 đã hoàn thành công tác phổ cập THCS.

- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học lên trung học phổ thông, bổ túc hoặc học nghề là 85%.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo 360/3.164 người chiếm 11,4%.

4.1.3.7. Y tế

- Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế đạt 100% - Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi: 8,3%

Công tác khám, chữa bệnh của trạm y tế xã Tân Long được thực hiện qua bảng 4.4 như sau:

Bảng 4.4: Kết quả thực hiện công tác khám, chữa bệnh xã Tân Long năm (2016-2017)

Số lƣợt khám, chữa bệnh, cấp

phát thuốc ĐVT Năm 2016 Năm 2017

Số lượt khám bệnh chung Lượt người 2340 2170

Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ trẻ em dưới 1 tuổi % 100 100

Tẩy giun trẻ em từ 2 – 5 tuổi Lượt người 224 278

Cấp VTM A từ 06 – 36 tháng Lượt người 154 197

Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng về chiều cao % 5,09 5,02

Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng về cân nặng % 3,3 2,8

23

4.1.4. Tình hình phát triển sản xuất xã Tân Long

4.1.4.1. Về trồng trọt

+ Cây lúa: Là cây trồng chính trên địa bàn xã được gieo trồng hàng năm với diện tích 477ha/2 vụ, năng suất bình quân đạt 45 tạ/ha, sản lượng đạt 2.146,5 tấn; trong đó lúa lai 60ha chiếm 12,57%, lúa chất lượng cao 250ha chiếm 52,4%

+ Cây ngô: Diện tich ngô được trồng chủ yếu trên đất soi bãi và đất một vụ (vụ xuân) tập trung trên các cánh đồng Làng Mới, Đồng Luông, Đồng Mây, Mỏ Ba, Lân Quan, ngoài ra trồng rải rác các xứ đồng của các xóm trên địa bàn xã với diện tích 320ha với cơ cấu giống 100% là ngô lai, năng suất trung bình 43 tạ/ha, sản lượng đạt 1.376 tấn

+ Cây công nghiệp (cây chè): Hiện trên địa bàn xã có 148ha chè, năng suất bình quân đạt 95tạ/ha, sản lượng đạt 1.406 tấn; trong đó diện tích chè giống mới 15ha chiếm 10,13%,

Bảng 4.5: Thực trạng sản xuất một số cây trồng chính của xã Tân Long từ năm 2015 đến năm 2017

Chỉ tiêu ĐVT

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So Sánh Giá Trị (Tỷ đồng) Giá Trị (Tỷ đồng) Giá Trị (Tỷ Đồng) 2016/2015 (%) 2017/2016 (%) Tổng trung bình (%) Tổng sản lượng lương thực Trong đó: + Thóc + Ngô Tấn Tấn Tấn 20.093 10.859 9.234 18.623 9.851 8.772 19.761 11.127 8.634 92,68 90,72 94,99 106,1 112,9 98,43 99,39 101,81 96,71

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của UBND xã Tân Long, năm 2015-2017)

Qua bảng 4.1 ta thấy tỷ trọng tổng sản phẩm lương thực của xã Tân Long từ năm 2015 đến năm 2017 tăng 5,5% cụ thể năm 2015 đạt 3.778 tấn

24

đến năm 2017 đạt 3.985 tấn tăng 207 tấn. Giá trị lương thực qua các năm lại giảm dần do giá cả thị trường bấp bênh năm 2015 giá thóc lúa đạt 4850 nghìn đồng/kg, năm 2016 chỉ còn 4400 nghìn đồng/kg, năm 2017 tăng lên 4600 nghìn đồng trên kg, giá ngô luôn ổn định giao động trên dưới 6000 đồng một kg.

4.1.4.2. Về chăn nuôi

Tổng đàn gia súc, gia cầm có chiều hướng giảm, do giá cả thị trường không ổn định.

- Tổng đàn Trâu hiện có: 770/800 con = 96% KH năm - Đàn Bò hiện có: 200/250 con = 80% KH năm - Đàn Dê hiện có : 610/610 con = 100% KH năm - Đàn Lợn hiện có: 2.750/6000 con = 45,8% KH năm - Đàn gia cầm hiện: 32.100/50.000 con = 64,2% KH năm

Bảng 4.6: Tình hình chăn nuôi của xã Tân Long từ năm 2015 đến

năm 2017 Chỉ Tiêu 2015 2016 2017 So Sánh Số Lƣợng (con) Số Lƣợng (con) Số Lƣợng (con) 2016/2015 (%) 2017/2016 (%) Tổng trung bình (%) Đàn Trâu 910 1000 770 109,9 77 93,45 Đàn Bò 270 300 200 111,1 66,67 88,89 Đàn gia cầm 52.000 50.000 32.100 96,15 64,2 80,18 Đàn lợn 6.000 6.000 2.750 100 45,83 72,91 Đàn Dê 500 700 610 140 87,14 113,6

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của UBND xã Tân Long, năm 2015-2017)

Qua bảng 4.6 ta thấy: tình hình chăn nuôi của xã Tân Long từ năm 2015 đến năm 2017 giảm mạnh, đặc biệt là đàn lợn giảm từ 6.000 con chỉ còn 2.750 con và giảm 54,17%, đàn gia cầm từ 52.000 con còn 32.100 con và giảm 38,27%, đàn bò từ 270 con còn 200 con và giảm 25,93%, đàn trâu từ 910 con còn 770 con giảm 15,38% nguyên nhân khiến tình hình chăn nuôi

25

của xã Tân Long sụt giảm mạnh như vậy là do người dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất không dùng sức kéo của trâu bò nên chăn nuôi trâu bò thu hẹp, thêm vào đó các khu chăn thả cũng dần ít đi do người dân san đất

Một phần của tài liệu Tìm hiểu kết quả thực hiện đề án hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội tại các bản đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn ở xã tân long, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)