Tác động đối với tình hình sản xuất

Một phần của tài liệu Tìm hiểu kết quả thực hiện đề án hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội tại các bản đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn ở xã tân long, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 57 - 64)

4.4.2.1. Cải thiện cơ sở hạ tầng

Qua bảng: ta thấy sau khi có các chính sách đã xây dựng thêm các công trình thủy lợi, giao thông, nhà văn hóa, đặc biệt đã xây dựng được các lớp học cho trẻ em vùng đặc biệt khó khăn có điệu kiện đến trường.

Bảng 4.21: Tình hình cơ sở hạ tầng trƣớc và sau khi có các chính sách tại xã Tân Long Chỉ tiêu ĐVT Trƣớc khi có chính sách (năm 2013) Sau khi có chính sách (năm 2017) Tăng(+) Giảm(-)

1. Công trình thủy lợi

+ Kênh mương kênh 13 18 +5

+ Đập xây Đập - 1 +1

2. Công trình đường giao thông

+ Đường liên xóm Km 1,5 38 +36,5

+ Cầu tràn Cầu - - -

+ Đường bê tông m - 84,2 +84,2

3. Xây dựng nhà văn hóa

+ Nhà văn hóa thôn bản nhà 7 9 +2

4. Xây dựng trường học

+ Trường mầm non Trường 1 4 +3

46

4.4.2.2. Tạo việc làm nâng cao thu nhập cho người dân vùng thực hiện các chính sách

Trước khi chưa thực hiện các chính sách, công việc của cư dân trong vùng chủ yếu là việc nông nghiệp, thời gian nhàn hạ nhiều, việc làm theo mùa và tình trạng bán thất nghiệp xảy ra thường xuyên đối với người nông dân trong khi đó cuộc sống vẫn nghèo đói và tình trạng dư thừa lao động tạo ra sự mất ổn định trong xã hội

Các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng kết hợp cùng với một số chương trình hỗ trợ khác của các tổ chức xã hội và chính phủ thực hiện tại địa phương, đã tạo ra không ít việc làm cho hộ nông dân trong khu vực

Bảng 4.22 Thu nhập của nông hộ trƣớc và sau khi có các chính sách

Thu nhập hàng tháng Trƣớc khi có các chính sách (năm 2013) Sau khi có các chính sách (năm 2017) So sánh Tăng(+) giảm(-) Số lƣợng (hộ) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (hộ) Tỷ lệ (%) Số Lƣợng (Hộ) Tỷ lệ (%) Dưới 1 triệu đồng 54 90 - - - 54 - 90 Từ 1 triệu – ít hơn 2 triệu 6 10 37 61,67 + 31 51,67 Từ 2 triệu – ít hơn 3 triệu - - 15 25 + 15 25 Trên 3 triệu - - 8 13,33 + 8 13,33 Tổng số 60 100 60 100 60 100

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Qua bảng trên ta thấy trước khi thực hiện các chính sách tổng số hộ có thu nhập dưới 1 triệu đồng/tháng là 54 hộ chiếm 54%, từ 1 triệu đến ít hơn 2

47

triệu là 6 hộ chiếm 6%. Sau khi triển khai các chính sách thu nhập bình quân đầu người từ 1 triệu đến ít hơn 2 triệu là 31 hộ chiếm 31%, từ 2 triệu đến ít hơn 3 triệu là 15 hộ chiếm 15% , số hộ có thu nhập từ 3 triệu đồng tăng lên 8 hộ chiếm 8% vào năm 2017.

4.4.2.2. Giảm tỉ lệ hộ nghèo

Đề án 2037 kết hợp với các chính sách 135, chính sách 102 đã góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo trong toàn xã, từ năm 2014 đến năm 2015 tỉ lệ hộ nghèo giảm rõ rệt từ 396 hộ nghèo đạt tỉ lệ 16,41% còn 331 hộ đạt tỉ lệ 23,26%. Tuy nhiên do áp dụng chính sách giảm nghèo đa chiều nên tỉ lệ hộ nghèo năm 2016 tăng lên 794 hộ và đạt 9,57%, năm 2017 giảm còn 718 hộ nghèo trên tổng 1486 hộ

Bảng 4.23: Tỉ lệ giao giảm hộ nghèo tại xã Tân Long từ năm 2014-2017

Năm Tổng số hộ nghèo (hộ) Chỉ tiêu kế hoạch giảm (Hộ) Thống kê thực giảm (Hộ) Tỉ lệ giảm so với kế hoạch (%) 2014 396 65 65 16,41 2015 331 77 77 23,26 2016 794 76 76 9,57 2017 718 - - -

48

4.4.2.3. Nâng cao giáo dục cho trẻ

Trong những năm gần đây do thực hiện chương trình quốc gia về đổi mới sự nghiệp giáo dục, xã Tân Long huyện Đồng Hỷ đã đạt được kết quả đáng kể như: Tỷ lệ huy động trẻ em trong độ tuổi đến trường ngày một cao, năm 2014 đạt 97%.

- Phổ cập giáo dục Trung học cơ sở đạt 100%

- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học lên trung học phổ thông, bổ túc hoặc học nghề là 85%

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo 360/3.164 người chiếm 11,4%.

4.4.2.4. Nâng cao chất lượng cuộc sống

Đề án tác động mạnh mẽ đến cuộc sống của người dân trong xã, làm cuộc sống được cải thiện hơn, và người dân được tiếp xúc với các tiến bộ khoa học kỹ thuật, chất lượng cuộc sống được cải thiện qua bảng:

Bảng 4.24: So sánh một số điều kiện sống của ngƣời dân xã Tân Long

trƣớc và sau khi thực hiện các chính sách

Chỉ tiêu

Trƣớc khi thực hiện chính sách

(năm 2013)

Sau khi thực hiện chính sách (năm 2017) Tăng(+) Giảm(-) (Cái) Số lƣợng (cái) Số lƣợng (cái) Xe máy 34 56 +22 Tivi 15 49 +34 Tủ lạnh 2 20 +18

Máy tuốt lúa 0 5 +5

Máy cày 1 32 +31

49

4.4.2.6. Nâng cao tay nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số

Thanh niên dân tộc thiểu số chiếm phần lớn trong cơ cấu toàn xã, tỉ lệ thất nghiệp của thanh niên dân tộc thiểu số tương đối cao, trong khi cơ hội việc làm ở trong và ngoài địa phương đều đòi hỏi trình độ tay nghề. Vì vậy, vấn đề dạy nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên dân tộc là điều quan trọng và cần thiết tuy nhiên vấn đề việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số ở xã chưa được chú trọng, rất ít người có điều kiện đi học nghề, còn lại chỉ ở nhà phụ giúp gia đình hoặc ra thành phố làm thuê.

4.4.2.7. Nâng cao đời sống văn hóa cho người dân

Kể từ khi thực hiện chương trình 135 xây dựng nhà văn hóa thôn, bản đã góp phần phát huy hiệu quả tích cực, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa hàng ngày cao của nhân dân, hệ thống nhà văn hóa thôn bản đi vào hoạt động cơ bản đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của khu dân cư vùng ĐBKK, thôn bản có địa điểm hội họp, địa điểm sinh hoạt của các đoàn thể nhân dân

Giờ đây bà con trong thôn, bản, trên địa bàn huyện không còn tình trạng mượn nhà dân để họp hoặc tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ,tập huấn khoa học kỹ thuật đã có nhà văn hóa thôn, bản để học tập, sinh hoạt.

4.4.2.8. Nâng cao ý thức cộng đồng cải thiện môi trường và hạn chế rủi ro trong sản xuất nông nghiệp

Qua nghiên cứu và tìm hiểu dự án cho thấy, hầu hết các công trình người dân đều góp vốn và sức lao động, đặc biệt khi công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng nguời dân đã có ý thức bảo vệ và duy tu, người dân đã được tuyên truyền và giáo dục thực sự coi mình là chủ các công trình nên họ có ý thức tham gia quản lý các công trình đó.

Các chính sách được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp ít rủi ro hơn so với khi chưa thực hiện chương trình,

50

nâng cao khả năng tưới tiêu cho đồng ruộng từ đó làm giảm khả năng rủi ro trong sản xuất nông nghiệp

4.4.2.9. Góp phần giữ vững chính trị, an ninh, quốc phòng, tăng cường đoàn kết dân tộc nâng cao niềm tin của đồng bào dân tộc với đảng và nhà nước

Qua hơn 3 năm thực hiện, đề án đã hỗ trợ phát triển sản xuất, xây dựng được các nhà văn hóa thôn bản, lớp học cho trẻ, đường bê tông nông thôn, góp phần không nhỏ trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tại các địa phương tinh thần đoàn kết, tình làng nghĩa xóm được tăng cường, phong trào tương trọ giúp đỡ lẫn nhau trong các hộ dân tộc nghèo được phát huy, tinh thần dân chủ ở cơ sở được đẩy mạnh, điển hình thể hiện ở công tác bình xét các hộ thuộc đối tượng hỗ trợ, chính quyền địa phương kết hợp với các đoàn thể cơ sở nhân dân tiến hành bình chọn công khai rõ ràng với tất cả các cán bộ.

4.4.2.10. Nhận thức tư tưởng và những mong muốn của người dân khi thực hiện chính sách

Các chính sách đã thu hút được đông đảo bà con trên địa bàn xã quan tâm và thực hiện, qua phỏng vấn ta thấy 100% số hộ được hỏi đều biết về đề án 2037 qua tuyên truyền của các cấp thẩm quyền, 86,67% số hộ được hỏi về tư tưởng của họ khi thực hiện các chính sách là tin vào đảng, 100% số hộ nhận định rằng các chính sách đem lại lợi ích thiết thực cho họ,80% số hộ mong muốn có nhiều chính sách hỗ trợ cho người nghèo hơn nữa, 100% số hộ mong muốn các chính sách được tiếp tục đầu tư về phát triển sản xuất giúp người dân có cơ hội vươn lên thoát nghèo.

51

Bảng 4.25: Nhận thức, tƣ tƣởng của ngƣời dân xã Tân Long sau khi thực hiện các chính sách

STT Câu hỏi Ý kiến của ngƣời dân SL ( hộ) Tỷ lệ (%)

1

Ông (bà) có biết về đề án hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội cho đồng bào dân tộc ĐBKK (2037) không?

Có 55 91,67

Không 5 8,33

Biết từ thông tin nào?

Qua tuyên truyền từ các

cấp có thẩm quyền? 60 100

Sách, báo, bạn bè….? 8 13,33

Nguồn thông tin khác? - -

2 Tư tưởng trong quá

trình thực hiện đề án?

Tin vào đảng, nhà nước? 52 86,67

Đề án đem lại lợi ích thiết

thực cho nhân dân 60 100

Ý kiến khác - -

3 Ông (bà) có những

mong muốn gì?

Có nhiều chính sách hỗ trợ

cho người nghèo hơn nữa 48 80

Muốn các chính sách tiếp tục được đầu tư về PTSX nhiều hơn nữa?

60 100

52

Một phần của tài liệu Tìm hiểu kết quả thực hiện đề án hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội tại các bản đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn ở xã tân long, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 57 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)