Một số hạn chế khi thực hiện đề án

Một phần của tài liệu Tìm hiểu kết quả thực hiện đề án hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội tại các bản đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn ở xã tân long, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 64 - 68)

Những kết quả mà đề án hỗ trợ phát triển kinh tế tại các bản đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn đem lại góp phần không nhỏ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội tại địa phương nói riêng cũng như trên cả nước nói chung, đồng thời với những kết quả quan trọng đã đạt được, quá trình thực hiện các chính sách cũng bộc lộ nhiều hạn chế như sau:

Tỉ lệ hộ nghèo giảm những không ổn định, nguy cơ tái nghèo cao, nhiều hộ còn ỷ lại chông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước thiếu chủ động để vươn lên thoát nghèo

Trình độ hiểu biết của đồng bào dân tộc còn hạn chế, nên công tác hướng dẫn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn gặp nhiều khó khăn, nhu cầu hỗ trợ phát triển sản xuất lớn mà vốn hỗ trợ lại hạn hẹp

Trên địa bàn xã, thôn bản ĐBKK có quá nhiều công trình cần phải đầu tư, nhu cầu vốn lớn trong khi đó nguồn vốn hàng năm có hạn chủ yếu dựa vào vốn từ NSTW là chính gây khó khăn trong việc quyết định phân bổ vốn đầu tư và việc đầu tư không được đồng bộ.

Công tác quyết toán công trình còn lúng túng, không đạt tiến độ, nhiều công trình, dự án chuyển tiếp thi công cầm chừng để chờ điều chỉnh giá và hợp đồng thi công do giá cả thị trường tăng cao.

Việc xác định đơn giá định mức cho công tác xây lắp chưa phù hợp, sát đúng thực tế nên chưa khuyến khích và tạo động lực, thu hút được các đơn vị có năng lực thi công. Các đơn vị nhận thầu chủ yếu tại xã, năng lực hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng tiến độ thi công xây dựng công trình

Công tác giám sát chưa chặt chẽ, chậm phát hiện những mặt yếu kém ở cơ sở. Việc tổ chức hoạt động giám sát, kiểm tra đánh giá tình hình tại các xã còn nặng về hình thức, ít có kiến nghị đề xuất ngoài việc đề nghị tăng vốn, kéo dài thời gian thực hiện chương trình

53

Trong thời gian qua, một số dự án phát triển nông thôn (thủy lợi, cống, đường xá, điện, nước…) do cấp trên trực tiếp đứng ra đầu tư trên địa bàn xã, một số dự án phát huy được hiệu quả. Bên cạnh còn nhiều dự án chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân, việc quản lý các dự án còn nhiều thất thoát, kém hiệu quả. Chính quyền xã còn đứng ngoài, không giám sát, kiểm soát và thẩm định được quy trình đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn mình phụ trách, nhiều công trình vừa hoàn thành đã bị xuống cấp trầm trọng, việc tổ chức quản lý, khai thác các công trình xây dựng trên địa bàn xã chưa hiệu quả

54

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

Các chính sách đã thu hút được đông đảo sự quan tâm của quần chúng nhân dân, các cơ quan ban ngành cũng như các tổ chức chính trị xã hội trong và ngoài nước. Sau 4 năm thực hiện từ năm (2013-2017) các chính sách đã có những tác động lớn đến kinh tế, xã hội của địa phương, từng bước thay đổi bộ mặt nông thôn của xã Tân Long, mức sống của người dân chưa được cao nhưng chính sách đã ảnh hưởng tích cực đến cuộc sống của người dân nơi đây.

Xuất phát từ những hỗ trợ của chính sách mang lại, cơ cấu phát triển giữa trồng trọt và chăn nuôi đã có những chuyển biến tích cực, triển khai hỗ trợ những công cụ máy móc và thiết bị phục vụ sản xuất, hướng dẫn kỹ thuật cho hộ nghèo và nhóm hộ, dần cải thiện tình trạng lao động thủ công nặng nhọc, tạo sự chuyển biến trong cơ cấu kinh tế sản xuất tại địa phương

Chính sách đã góp phần không nhỏ trong phát triển KTXH địa phương, tạo ra cơ sở hạ tầng thiết yếu nhanh chóng cải thiện hệ thống trường lớp, góp phần tích cực cải thiện điều kiện dạy và học, hệ thống thủy lợi được đầu tư sửa chữa và nâng cấp, thôn bản có nhà văn hóa phục vụ sinh hoạt văn hóa cộng đồng có đường giao thông từ thôn bản đến trung tâm xã thuận tiện tạo điều kiện cho nhân dân đi lại giao lưu phát triển kinh tế văn hóa đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ nông sản, phát triển hàng hóa ở nông thôn.

5.2. Kiến nghị

*Đối với xã Tân Long

Cải thiện chất lượng giao thông, môi trường cho người dân, đặc biệt những nơi khai thác mỏ đá phải có hệ thống xe nước rải đường cho người dân

55

Có các lớp tập huấn dạy nghề cho các thanh niên không có điều kiện theo lớp hoặc thanh niên dân tộc thiểu số ít người sống ở vùng khó khăn

Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu kinh tế cây trồng vật nuôi tại địa phương, thành lập các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp tạo việc làm tăng thu nhập cho người dân tại địa phương, tận dụng tốt các nguồn lao động địa phương

Tăng cường công tác khuyến nông tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho người dân, duy trì phát triển đàn gia súc, thực hiện tốt công tác thú ý phòng ngừa ngăn chặn kịp thời các dịch bệnh tránh bùng phát ra diện rộng

Cần đẩy mạnh hơn nưa công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ thực hiện, đảm bảo cho đề án thực hiện về sau có hiệu quả

Sử dụng phân bổ nguồn vốn hợp lý, tránh gây lãng phí và thất thoát tài sản của nhà nước

*Đối với các hộ nông dân

Phải có những ý kiến đề xuất kịp thời những vấn đề cần thiết đối với chính quyền các cấp, phải có nghĩa vụ và trách nhiệm sản xuất theo đúng quy trình kỹ thuật thâm canh khoa học đã được cán bộ kỹ thuật khuyến nông hướng dẫn.

Tích cực học hỏi, nắm bắt áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Phải sử dụng có hiệu quả, hợp lý các nguồn lực sẵn có của gia đình như lao động, vốn, đất đai…

Các hộ cần có sự liên hệ giúp đỡ lẫn nhau để nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, cùng nhau hợp tác về mọi mặt để phát triển sản xuất

5.3. Một số định hƣớng

* Mục tiêu phát triển về mọi mặt cho người dân xã Tân Long đến năm 2020: - Nâng cao thu nhập bền vững cho các hộ nghèo, giúp hộ nghèo nhanh chóng thoát nghèo.

56

- Nâng cao kiến thức sản xuất và thị trường cho hộ nghèo, giúp họ sản xuất ngày càng có hiệu quả để thoát ngèo bền vững

- Xây dựng các mô hình phát triển kinh tế bền vững, nhân rộng phát triển - Phấn đấu năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân mỗi năm từ 10-20% theo tinh thần nghị quyết đại hội Đảng bộ xã lần thứ XX.

5.3.1. Về sản xuất

Tổ chức tu sửa kênh mương hồ đập đảm bảo tưới tiêu, tập trung chăm sóc đạt sản lượng chè tươi trên 1850 tấn, trồng rừng mới và trồng sau khai thác trên 100ha , khuyến cáo, hỗ trợ xây dựng các mô hình trang trại VAC. Thực hiện tốt công tác phòng dịch cho đàn gia súc gia cầm đảm bảo số lượng đàn gia súc gia cầm tăng hơn so với năm 2016, tiếp thu và triển khai có hiệu quả 100% các chương trình dự án của nhà nước về hỗ trợ phát triển sản xuất cho nhân dân.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu kết quả thực hiện đề án hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội tại các bản đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn ở xã tân long, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)